Hôm nay,  

Bảo Tàng Chống Đỡ Lời Tố Cáo Thiên Lệch Sử Canada

11/07/199900:00:00(Xem: 5706)
OTTAWA - Các sử gia trong Viện Bảo Tàng Văn Minh đang vất vả làm việc để mô tả những thời gian cay đắng nhất trong lịch sử của Canada, đặc biệt nhất là cuộc chiến đấu giữa liên bang và phe phân lập Quebec hiện đang còn tiếp diễn.
Tính tới mùa hè năm nay, viện bảo tàng đã ra đời được 10 năm, hiện nay viện đang tìm kiếm cố vấn ngoài nhóm sử gia có tên tuổi. Nhóm sử gia này hy vọng sẽ hoàn tất bản tường trình vào tháng tới.
Ngoài những điểm về sử quan, viện bảo tàng này còn quan tâm tới việc khai triển những gì trên đề tài có tính cách thời sự liên quan tới chủ thuyết phân lập của Quebec (Quebec separatism), liên quan tới sự biến thái của vùng phía Tây (Ý kiến hội nhập vào Hoa Kỳ), liên quan tới sự quản thúc những công dân Canada gốc Nhật, liên quan tới vụ tổng đình công phát ra từ Winnipeg, và chuyện Anh quốc chiến thắng Pháp quốc tại các vùng đồng bằng Abraham.
Trong thập niên đầu, Viện Bảo Tàng Văn Minh bị chỉ trích là quá chú trọng vào sự sửa sai có tính cách chính trị.
Các chỉ trích chẳng hạn như lầu trên của viện bảo tàng đã tránh sự tranh cãi có tính chất lịch sử, trưng ra tấm đề chú “Vì ý đồ Tổng Thống Charles de Gaulle của Pháp quốc, hộp không được trưng ra” (Intended for President Charles de Gaulle of France, the box was never presented)
Triển lãm không đề cập tới việc chính quyền liên bang rút bỏ tặng phẩm của Thống tướng De Gaulle và đá hắn ra khỏi nước năm 1967 vì hô khẩu hiệu “Vạn tuế Quebec tự do!” (Vive le Quebec libre) khi Thống tướng đứng trên bao lơn của thị sảnh tại Montreal với cố thủ khích động các lực lượng theo chủ thuyết phân lập.
Cuộc triển lãm cách đây hai năm về công dân Canada gốc Doukhobor đã tạo ra sự chỉ trích trong và ngoài nước về sự đánh bóng mặt trái của lịch sử Nga tại Canada.
Giám đốc coi về sử là Daniel Gallacher, ông đã chối bỏ là viện bảo tàng có ý tránh các vấn đề có thể gây ra đụng chạm.
“Đối với chúng tôi, bầu trời có giới hạn, nhưng chúng tôi phải đứng trong lãnh vực nghiên cứu cẩn trọng. Chúng tôi luôn luôn tự hỏi hoặc giả là đã hoàn tất chưa, hay là bối cảnh đã đủ chưa" Có thể nào chúng tôi làm cho có ý nghĩa nhiều hơn (powerful or profound)"”
Ông Gallacher cho biết bản tường trình của các sử gia trong ủy ban sẽ giúp trong việc hướng dẫn viện bảo tàng, nhưng nó không hẳn là họa bản sẵn sàng cho tương lai. Cuộc triển lãm về chủ thuyết phân lập có thể nằm trong các dự tính, nhưng nó đòi hỏi phải ba năm sau mới hoàn tất. Ông nói tiếp:

“Nó có thể thay đổi, nếu ngày mai có một người nào đó đã góp nhặt các dữ liệu từ cuộc trưng cầu dân ý năm 1995 gọi điện thoại cho chúng tôi: theo lịch sử có tính cách chính trị, vấn đề triển lãm còn thiếu nhiều chứng tích.” (Bảo tàng viện có vài chữ ký liên quan tới việc trưng cầu dân ý, và vài bản từ thời Thủ tướng Pierre Trudeau, nhưng còn chút khác nữa. Vào cuối thời thủ hiến Rene Levesque thuộc đảng phân lập Quebecois, nó chẳng có gì - môt số người cho thủ hiến là kẻ anh hùng, số người khác cho thủ hiến là một kẻ thù láu cá của quốc gia.)
Trong vài tháng tới, Viện Bảo Tàng Văn Minh sẽ nhắm vào ý nghĩa các biến chuyển về xã hội và chính trị - - nhắm vào các vị anh hùng theo thời gian - - và bỏ thời gian nhiều năm và tiền bạc cần thiết để trình bầy các biến chuyển này trước công chúng theo các cuộc triển lãm.
Viện bảo tàng lớn nhất và được dân chúng biết tới đã được xây cất tại phía Quebec và trên bờ của dòng sông Ottawa phân cách Ontario với Quebec. Viện bảo tàng này đã thu hút 12 triệu 7 du khách trong thập niên vừa qua. Vào năm 1995, nơi đây cũng là nơi Thủ tướng Jean Chretien mở cuộc mít-tinh vô vọng trước công chúng trước cuộc trưng cầu dân ý của tỉnh bang Quebec. Hình tượng của biến cố này vẫn còn nằm trong tâm khảm các nhân viên của viện bảo tàng.
Tổng Giám đốc Nghiên cứu là ông Stephen Inglis, ông có nói : ” Chúng tôi là viện bảo tàng quốc gia và viện chúng tôi nằm trong tỉnh bang Quebec. Chúng tôi đã tìm kiếm đủ loại tinh thần vào thời gian xưa mà vai trò như viện bảo tàng quốc gia cần phải thể hiện.”
Phong trào phân lập tại Quebec có một lịch sử dài, nó không giống như phần lớn các biến cố khác. Phong trào phân lập chưa kết thúc, nó vẫn còn trong cuộc tranh luận sôi nổi khắp nước.
Ông Inglis nói: “Phong trào này đã mang đến chúng tôi cái khó chịu kinh khủng về súc cảm cũng như về thể chất.”
Ông Gallacher cho biết, bất cứ đề tài nào, cái trở ngại chính của viên bảo tàng là có thể tìm đủ các chứng tích để tạo cuộc triển lãm hữu hiệu. Cho là dân chúng viếng triển lãm trong khoảng thời gian 11 giây, làm sao giữ được khán giả và khó mà làm hài lòng khán giả trong thời gian quá ngắn ngủi. Ông nói: “Viện bảo tàng bất cứ nơi nào phải nhận thức viện bảo tàng cần phải làm khách tới có thích thú.”
Hàng năm viện bảo tàng được chính quyền liên bang tài trợ môt ngân khoản hơn 50 triệu Gia kim và bị chỉ trích viện không làm nổi bật các anh hùng của Canada.
Ông Inglis nói: “Dân chúng đi xem viện bảo tàng và hỏi những anh hùng để đâu. Có khuynh hướng tin là chúng tôi đã chưa thể hiện nổi vai trò, đã tỉnh giảm hay lãng quên những người anh hùng và có thể là có điều chúng tôi không chú ý tới. Nhưng anh hùng là ai" Có thể nào anh hùng là những gã chơi khúc côn cầu, những lãnh tụ chính trị hay những ông chủ của công nghệ"”
Ông Inglis nói tiếp: “Miêu tả cái phức tạp của một nước như thế quả là một sự thách đố quá lớn.”(KL)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.