Hôm nay,  

Bỏ Phí Thức Ăn: Đe Dọa An Ninh Toàn Cầu; 870 Triệu Người TrênThế Giới Thiếu Thực Phẩm An Toàn

02/12/201300:00:00(Xem: 2051)
Mọi người biết rằng chúng ta ăn quá nhiều – chúng ta cũng bị cảnh báo dồn dập về việc béo phì mỗi ngày. Nhưng tất cả những năng lượng dư thừa đó không chỉ đei dọa cân lượng của chúng ta, mà chúng còn đe dọa an ninh toàn cầu nữa.

Mọi thức ăn nuôi con người trong thế giới đã phát triển – hay ngay cả đồ hư, bỏ đi – là thực phẩm đã không dùng để nuôi sống người nghèo và đói khát tại thế giới đang phát triển. Đức Giáo Hoàng Francis ví việc phung phí thực phẩm với “việc ăn cắp thức ăn trên bàn của người nghèo và đói.”

Trong năm 2011, có 1.3 tỉ tấn thực phẩm, hay khoảng 1/3 thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu, bị mất hay phung phí hàng năm, theo Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc cho biết. Trong các nước đã phát triển, một người trung bì phung phí khoảng 100 kí lô thức ăn mỗi năm.

Giáo sư Benton, giữ tước hiệu Quán Quân An Toàn Thực Phẩm Toàn Cầu của Anh Quốc, thảo luận về tình trạng dư thừa thực phẩm trong một cuộc phỏng vấn với Michael Enrighton của chương trình The Sunday Edition của đài phát thanh CBC vào tuần trước. Trong đó ông nói rằng việc phung phí thực phẩm chỉ là một vấn đề. Ăn quá nhiều lại là một vấn đề khác.

Nghiên cứu cho thấy rằng dựa trên sự lên cân trung bình trong thời kỳ lớn tuổi, người ta đưa vào cơ thể từ 20 tới 30% năng lượng dư thừa. Như thế ăn uống có sức khỏe cần phải cân bằng thức ăn không chỉ giúp ngăn ngừa béo phì, mà còn tiết kiệm tới 1/3 năng lượng nhu cầu của hệ thống thực phẩm toàn cầu.

Giáo sư Benton nói rằng, “Nếu mọi người trên thế giới chọn sống như người Bắc Mỹ trung bình, thì đòi hỏi lượng thực phẩm sản xuất gấp 4 lần trên thế giới hiện nay.”

Bạn có thể không để ý đến hóa đơn thực phẩm, nhưng áp lực thực phẩm toàn cầu thì thấy rõ.

Từ năm 2006 tới năm 2008, giá thực phẩm trung bình trên thế giới tăng vọt như hỏa tiễn, gồm những thí dụ như sau:

Gạo tăng 217%.

Lúa mì tăng 136%.

Bắp tăng 125%.

Đậu nàng tăng 107%.

Thiếu hụt thực phẩm đã gây ra bất ổn xã hội và chính trị rộng lớn, tạo cơ hội cho những cuộc cách mạng lật đổ nhiều chính quyền tại Haiti và Madagascar trong năm 2008 và 2009, sau khi giá thực phẩm toàn cầu gia tăng. Và bạo động tại Tunisia khơi mào cho Muà Xuân Ả Rập chỉ là một vòng chống đối khác với việc gia tăng giá cả bánh mì và chi phí đời sống.

Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới phỏng đoán 870 triệu người trên thế giới không tìm được đủ thực phẩm để nuôi sống khỏe mạnh.

Và với dân số toàn cầu được dự kiến sẽ gia tăng 50%, hay them 3 tỉ người nữa, vào năm 2050, Giáo sư Benton cảnh báo rằng tình hình sẽ chỉ thêm tồi tệ mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.