Hôm nay,  

Vài khó khăn về COVID-19

25/02/202010:55:00(Xem: 4455)

COVID-19 là cực vi trùng (CVT) gây ra trận dịch viêm phổi ở Vũ Hán và đang làm chấn động thế giới. COVID-19 thuộc loại CVT có tên là coronavirus và trong cùng loại coronavirus có hai CVT khác gây ra bệnh phổi SARS-CoV (severe acute respiratory syndrome coronavirus) và MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus). Để không gây ra tai tiếng cho nơi xuất phát bệnh, cơ quan WHO đã đặt tên CVT này là COVID-19. 

Tình hình dịch bệnh

Cho đến 6 giờ chiều ngày 24 tháng 2 năm 2020, có 79,572 người nhiễm bệnh và 2,630 người thiệt mạng. Cà hai con số trên đều không chính xác tuyệt đối vì các cơ quan y tế không đếm được những người không đến bệnh viện hoặc đã chết mà không ai biết. Tuy nhiên, giới khoa học đang nghĩ sự tử vong là 2%, 2 người trong số 100 bệnh nhân sẽ thiệt mạng về bệnh này.

Nếu chỉ nhìn về con số tử vong và so sánh với bệnh phổi SARS-CoV (severe acute respiratory syndrome coronavirus) và MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus) mà tử vong từ 10 đến 37%, hay là bệnh cúm gà (avian flu) mà tử vong là 60%, thì COVID-19 không đến nỗi trầm trọng quá đáng. 

Ý nghĩa của số tử vong

Thực sự thì chính con số tử vong 2% mà COVI-19 là vấn đề nan giải cho cả thế giới. SARS-CoV (severe acute respiratory syndrome coronavirus) và MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus) chỉ giết chết 2,000 nhân mạng.  Ngoài ra, từ năm 2003 đến giờ, chỉ có 455 người thiệt mạng vì bệnh cúm gà. Trong khi đó, chỉ trong vòng hai tháng mà con số tử vong vì COVID-19 đã cao hơn cả tổng số của cả ba bệnh này. 

Để hiểu rõ về sự nghịch lý này, chúng ta phải đi sâu vào bệnh lý. Người bị bệnh cúm gà chẳng hạn có rất nhiều triệu chứng và sẽ được cô lập, không làm lan tràn bệnh cho cộng đồng. Hơn nữa, trong 10 người thì 6 sẽ thiệt mạng, chỉ còn 4 người làm công cụ cho sự truyền nhiễm. Năm 1997, khi cậu bé 3 tuỗi ở Hong Kong là người đầu tiên chết về bệnh cúm gà, các bệnh nhân khác được theo dõi chặt chẽ và đến cuối năm đó chỉ có tổng cộng 18 bệnh nhân và trong đó sáu người chết.

Ngược lại, có những bệnh nhân có COVID-19 trong người mà không có triệu chứng gì cả nên không bị cô lập. Có người thử là đã có COVID-19 trong người mà không những không có triệu chứng mà cả CT scan cũng không thấy điều gì nghi ngại trong phổi. Chính vì thế mà Bác sĩ Marc Lipsitch, Giáo sư ở Harvard đã tuyên bố là bệnh COVID-19 có thể không thể kiềm chế được. Ở Đại học Johns Hopkins, tin tức về bệnh này được cập nhật hóa từng giờ và mỗi bệnh nhân được biểu hiệu bằng một chấm đỏ. Các chấm đỏ ngày càng to và lan rộng như vết dầu loang.  Nếu độc giả muốn tham khảo, đây là website cho bản đồ COVID-19 ở Johns Hopkins: https://gisanddata.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html#/bda7594740fd40299423467b48e9ecf6

Thuốc chữa COVID-19

Hiện giờ chưa có thuốc chữa bệnh COVID-19.  Bác sĩ bên Trung Quốc đã dùng thuốc cho những bệnh khác để chữa COVID-19 đơn giản là vì không có thuốc gì khác. Họ cũng đã loan tin là họ truyền huyết thanh có kháng thể của các bệnh nhân đã khỏi bệnh vào  bệnh nhân đang bị bệnh. Việc dùng kháng thể là một ý kiến hợp lý. Tuy nhiên nếu ở Mỹ thì chuyện này khá phức tạp vì trước hết, người cho máu phải đủ điều kiện là không có bệnh truyền nhiễm khác như hepatitis, CMV, hay HIV.

Thuốc ngừa  COVID-19

Còn về chuyện chích ngừa cho COVID-19 thì sao? Gần đây, có công ty tên là Inovio tuyên bố là trong vòng 3,4 tiếng đồng hồ họ đã tìm ra thuốc chich ngừa cho COVID-19. Thực sự thì đường còn dài lắm và họ mới chỉ mài dao thôi và chưa đến lúc mổ bò. Thuốc chích ngừa, cũng giống như tất cả mọi thứ thuốc khác, phải được nghiên cứu xem có an toàn và hiệu quả trước khi đem ra cho quần chúng. Tuy nhiên, đây cũng là một khám phá có nhiều triển vọng. 

Chỉ tiếc là các sự nghiên cứu về chính ngừa cho SARS-CoV đã bị ngừng trong nhiều năm trước khi bệnh này không còn gây khủng hoảng cho thế giới. Nếu không, chúng ta đã có thêm nhiều kiến thức về các CVT này để sử dụng ngày nay.

Niềm hy vọng

Tuy nhiên, vào thời điểm này, chúng ta may mắn có một cơ quan mới tên là Coalition for Epidemic Preparedness Innovation để hỗ trợ cho việc nghiên cứu thuốc chích ngừa COVID-19. Đây là cơ quan mới lập năm 2016 bắt đầu với chính quyền Na Uy, Ấn Độ, cơ quan từ thiện Wellcome Trust của Anh, và của ông bà Bill Gates. Cơ quan này đã có ngân quỹ 760 triệu đô la từ Úc, Gia nã đại, Hoa kỳ, Nhật, và Ạnh. Họ đã cấp ngân khoản cho Inovio và Đại học Queensland và có hợp đồng với CureVac AG của Đức và GlaxoSmithKline, với hy vọng trong 12 đến 18 tháng tới sẽ có thuốc chích ngừa cho COVID-19 .

Từ nay đến đó, cách phòng ngừa đơn giản và an toàn vẫn là việc rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các bác sĩ tại NYU Langone Health trong tuần qua cho biết ca ghép thận heo (đã biến đổi gen) cho một người đàn ông (đã chết não) thành công và thận vẫn tiếp tục hoạt động sau 32 ngày, tờ Washington Post đưa tin. Đây là một bước tiến lớn tới khả năng cấy ghép dị chủng. Theo báo cáo, trong vài phút đầu tiên sau khi được cấy ghép, trái thận không bị cơ thể người nhận đào thải – điều này thường là một vấn đề lớn trong cấy ghép dị chủng (sử dụng cơ quan từ loài khác để cấy ghép). Trái thận đã bắt đầu sản xuất nước tiểu và đảm nhận các chức năng của thận người như đào thải các chất độc.
Nếu thuở nhỏ quý vị từng bị rầy la vì vụ đọc sách, truyện trong bóng tối hoặc nếu có xài mắt kính chặn ánh sáng xanh khi làm việc trên máy tính, thì có thể quý vị chưa hiểu đúng về sức khỏe của mắt. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), ở Hoa Kỳ cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 4 người có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực. Bác sĩ Joshua Ehrlich, giảng sư về nhãn khoa và khoa học thị giác tại Trường Michigan cho biết, có nhiều bịnh về mắt có thể điều trị hoặc phòng ngừa được. Và sau đây là một số niềm tin phổ biến của mọi người về thị lực và những nhận xét của các chuyên gia.
Gần đây các tin thời sự nói nhiều về vấn đề sinh sản. Những nước Á châu đang phát triển kinh tế tột bực như Nhật, Đài Loan và Đại Hàn đều gặp phải vấn đề mức sinh sản quá thấp. Phụ nữ các xứ này học càng ngày càng lâu, lập gia đình chậm hoặc từ chối lập gia đình, có con ít hoặc chọn lựa không sinh con cái để tiếp tục sự nghiệp cá nhân, nếp sống tự do không vướng bận con cái, hoặc lo ngại không đủ tiền của để giáo dục nuôi dưỡng một đứa trẻ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu vây quanh Keith Thomas, 45 tuổi, và nhìn chằm chằm vào bàn tay phải của ông. “Mở ra nào, mở ra nào, mở ra nào,” họ thúc giục, và reo hò khi những ngón tay của Thomas xòe ra và cuộn lại theo các hình ảnh trên màn hình máy tính. Vào tháng 7 năm 2020, bị tai nạn trong một chuyến đi lặn, Thomas bị liệt từ ngực trở xuống. Nhưng giờ đây, ông đã có thể cử động tay trở lại sau một thử nghiệm lâm sàng thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Feinstein Institutes for Medical Research của Northwell Health ở New York.
Mùa hè đang vẫy gọi với những chuyến du lịch sôi động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số ca nhiễm COVID-19 dần tăng trở lại. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, số người phải vào bệnh viện do COVID-19 cũng đang tăng, đặc biệt là những người cao niên. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), số người phải vào bệnh viện hàng tuần đã tăng nhẹ kể từ giữa tháng 6, từ khoảng 6,300 ca lên hơn 8,000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 7. Kể từ khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào tháng 5, CDC không còn báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các sở y tế của tiểu bang không còn phải báo cáo dữ liệu này cho CDC.
Giác mạc (cornea) là một lớp mô cứng, trong suốt bao phủ phía trước mắt. Nó giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc (retina). Nếu giác mạc bị tổn thương do bệnh tật hoặc chấn thương, nó có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Trên toàn thế giới, gần 13 triệu người bị mù do các vấn đề về giác mạc.
Các phòng khám ‘lang băm’ hô hào có bán các liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapies) mọc lên nhan nhản khắp mọi nơi. Trên thế giới, có hàng ngàn phòng khám, cơ sở tuyên bố có thể chữa được bách bệnh, từ bệnh tự kỷ cho đến bại não. Những nơi có nhiều ‘phòng khám trị liệu tế bào gốc’ nhất là ở Hoa Kỳ, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc. Rất nhiều người đang đi khắp mọi nơi để tiếp cận những phương pháp điều trị này, dẫn đến một hiện tượng được gọi là du lịch tế bào gốc (stem cell tourism).
Cứ bốn năm ngàn bé trai ra đời là có một bé bị một chứng bệnh di truyền làm chúng bại liệt, yếu dần và tử vong sớm. Ngày 22 tháng 6, 2023 Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ FDA chuẩn thuận một trị liệu dùng gen (di thể) mới nhất, với giá cao chưa từng thấy là trên 3 triệu đô la cho mỗi liều thuốc (may mắn là chỉ cần một liều duy nhất). Trước hết chúng ta bàn về bệnh này. Tên của bệnh là “loạn dưỡng cơ Duchenne” dịch từ danh từ khoa học quốc tế: tiếng Anh là Duchenne Muscular Dystrophy (DMD). Duchenne là tên của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tiên phong thế kỷ thứ 18 công bố về bịnh này (sau vài người khác) và bs đầu tiên làm sinh thiết (biopsy) các cơ bắp trong những đứa trẻ bị liệt trong bịnh này.
Một loại thuốc hứa hẹn mới sẽ là phương pháp đầu tiên trên thế giới giúp người lớn có thể mọc lại răng một cách tự nhiên, hoặc giúp trẻ em mắc chứng “anodontia” bẩm sinh có thể mọc răng như bình thường. Nghiên cứu mới do các khoa học gia tại Trường Kyoto và Trường Fukui thực hiện, dẫn đầu bởi Katsu Takahashi. Ông cho biết: “(Phương pháp) làm mọc răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ. Tôi đã nghiên cứu nó từ khi còn là sinh viên. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều đó.”
Hiện nay, có khoảng 10% người dân Hoa Kỳ mắc bệnh ù tai (tinnitus) dạng nặng. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trong tai luôn có tiếng ù ù và o o dù không có bất kỳ tác động nào từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, giờ đây, những người bị ù tai sẽ có thêm niềm hy vọng, bởi sắp có một phương pháp điều trị kết hợp sử dụng âm thanh và kích thích điện từ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.