Hôm nay,  

Vài khó khăn về COVID-19

25/02/202010:55:00(Xem: 4424)

COVID-19 là cực vi trùng (CVT) gây ra trận dịch viêm phổi ở Vũ Hán và đang làm chấn động thế giới. COVID-19 thuộc loại CVT có tên là coronavirus và trong cùng loại coronavirus có hai CVT khác gây ra bệnh phổi SARS-CoV (severe acute respiratory syndrome coronavirus) và MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus). Để không gây ra tai tiếng cho nơi xuất phát bệnh, cơ quan WHO đã đặt tên CVT này là COVID-19. 

Tình hình dịch bệnh

Cho đến 6 giờ chiều ngày 24 tháng 2 năm 2020, có 79,572 người nhiễm bệnh và 2,630 người thiệt mạng. Cà hai con số trên đều không chính xác tuyệt đối vì các cơ quan y tế không đếm được những người không đến bệnh viện hoặc đã chết mà không ai biết. Tuy nhiên, giới khoa học đang nghĩ sự tử vong là 2%, 2 người trong số 100 bệnh nhân sẽ thiệt mạng về bệnh này.

Nếu chỉ nhìn về con số tử vong và so sánh với bệnh phổi SARS-CoV (severe acute respiratory syndrome coronavirus) và MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus) mà tử vong từ 10 đến 37%, hay là bệnh cúm gà (avian flu) mà tử vong là 60%, thì COVID-19 không đến nỗi trầm trọng quá đáng. 

Ý nghĩa của số tử vong

Thực sự thì chính con số tử vong 2% mà COVI-19 là vấn đề nan giải cho cả thế giới. SARS-CoV (severe acute respiratory syndrome coronavirus) và MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus) chỉ giết chết 2,000 nhân mạng.  Ngoài ra, từ năm 2003 đến giờ, chỉ có 455 người thiệt mạng vì bệnh cúm gà. Trong khi đó, chỉ trong vòng hai tháng mà con số tử vong vì COVID-19 đã cao hơn cả tổng số của cả ba bệnh này. 

Để hiểu rõ về sự nghịch lý này, chúng ta phải đi sâu vào bệnh lý. Người bị bệnh cúm gà chẳng hạn có rất nhiều triệu chứng và sẽ được cô lập, không làm lan tràn bệnh cho cộng đồng. Hơn nữa, trong 10 người thì 6 sẽ thiệt mạng, chỉ còn 4 người làm công cụ cho sự truyền nhiễm. Năm 1997, khi cậu bé 3 tuỗi ở Hong Kong là người đầu tiên chết về bệnh cúm gà, các bệnh nhân khác được theo dõi chặt chẽ và đến cuối năm đó chỉ có tổng cộng 18 bệnh nhân và trong đó sáu người chết.

Ngược lại, có những bệnh nhân có COVID-19 trong người mà không có triệu chứng gì cả nên không bị cô lập. Có người thử là đã có COVID-19 trong người mà không những không có triệu chứng mà cả CT scan cũng không thấy điều gì nghi ngại trong phổi. Chính vì thế mà Bác sĩ Marc Lipsitch, Giáo sư ở Harvard đã tuyên bố là bệnh COVID-19 có thể không thể kiềm chế được. Ở Đại học Johns Hopkins, tin tức về bệnh này được cập nhật hóa từng giờ và mỗi bệnh nhân được biểu hiệu bằng một chấm đỏ. Các chấm đỏ ngày càng to và lan rộng như vết dầu loang.  Nếu độc giả muốn tham khảo, đây là website cho bản đồ COVID-19 ở Johns Hopkins: https://gisanddata.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html#/bda7594740fd40299423467b48e9ecf6

Thuốc chữa COVID-19

Hiện giờ chưa có thuốc chữa bệnh COVID-19.  Bác sĩ bên Trung Quốc đã dùng thuốc cho những bệnh khác để chữa COVID-19 đơn giản là vì không có thuốc gì khác. Họ cũng đã loan tin là họ truyền huyết thanh có kháng thể của các bệnh nhân đã khỏi bệnh vào  bệnh nhân đang bị bệnh. Việc dùng kháng thể là một ý kiến hợp lý. Tuy nhiên nếu ở Mỹ thì chuyện này khá phức tạp vì trước hết, người cho máu phải đủ điều kiện là không có bệnh truyền nhiễm khác như hepatitis, CMV, hay HIV.

Thuốc ngừa  COVID-19

Còn về chuyện chích ngừa cho COVID-19 thì sao? Gần đây, có công ty tên là Inovio tuyên bố là trong vòng 3,4 tiếng đồng hồ họ đã tìm ra thuốc chich ngừa cho COVID-19. Thực sự thì đường còn dài lắm và họ mới chỉ mài dao thôi và chưa đến lúc mổ bò. Thuốc chích ngừa, cũng giống như tất cả mọi thứ thuốc khác, phải được nghiên cứu xem có an toàn và hiệu quả trước khi đem ra cho quần chúng. Tuy nhiên, đây cũng là một khám phá có nhiều triển vọng. 

Chỉ tiếc là các sự nghiên cứu về chính ngừa cho SARS-CoV đã bị ngừng trong nhiều năm trước khi bệnh này không còn gây khủng hoảng cho thế giới. Nếu không, chúng ta đã có thêm nhiều kiến thức về các CVT này để sử dụng ngày nay.

Niềm hy vọng

Tuy nhiên, vào thời điểm này, chúng ta may mắn có một cơ quan mới tên là Coalition for Epidemic Preparedness Innovation để hỗ trợ cho việc nghiên cứu thuốc chích ngừa COVID-19. Đây là cơ quan mới lập năm 2016 bắt đầu với chính quyền Na Uy, Ấn Độ, cơ quan từ thiện Wellcome Trust của Anh, và của ông bà Bill Gates. Cơ quan này đã có ngân quỹ 760 triệu đô la từ Úc, Gia nã đại, Hoa kỳ, Nhật, và Ạnh. Họ đã cấp ngân khoản cho Inovio và Đại học Queensland và có hợp đồng với CureVac AG của Đức và GlaxoSmithKline, với hy vọng trong 12 đến 18 tháng tới sẽ có thuốc chích ngừa cho COVID-19 .

Từ nay đến đó, cách phòng ngừa đơn giản và an toàn vẫn là việc rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
Lập một kế hoạch điều trị trầm cảm có thể là một thách thức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và đang trải qua các liệu pháp thử nghiệm như kích thích các nhân sâu trong não (Deep Brain Stimulation – DBS). Đối với hầu hết các tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể trực tiếp đo lường bộ phận đang được điều trị, chẳng hạn như đo huyết áp đối với các bệnh về tim mạch. Những thay đổi có thể đo lường đóng vai trò là dấu ấn sinh học khách quan (objective biomarker) của quá trình phục hồi, cung cấp các thông tin đáng giá về cách chăm sóc bệnh nhân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.