Hôm nay,  

Vài khó khăn về COVID-19

25/02/202010:55:00(Xem: 6119)

COVID-19 là cực vi trùng (CVT) gây ra trận dịch viêm phổi ở Vũ Hán và đang làm chấn động thế giới. COVID-19 thuộc loại CVT có tên là coronavirus và trong cùng loại coronavirus có hai CVT khác gây ra bệnh phổi SARS-CoV (severe acute respiratory syndrome coronavirus) và MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus). Để không gây ra tai tiếng cho nơi xuất phát bệnh, cơ quan WHO đã đặt tên CVT này là COVID-19. 

Tình hình dịch bệnh

Cho đến 6 giờ chiều ngày 24 tháng 2 năm 2020, có 79,572 người nhiễm bệnh và 2,630 người thiệt mạng. Cà hai con số trên đều không chính xác tuyệt đối vì các cơ quan y tế không đếm được những người không đến bệnh viện hoặc đã chết mà không ai biết. Tuy nhiên, giới khoa học đang nghĩ sự tử vong là 2%, 2 người trong số 100 bệnh nhân sẽ thiệt mạng về bệnh này.

Nếu chỉ nhìn về con số tử vong và so sánh với bệnh phổi SARS-CoV (severe acute respiratory syndrome coronavirus) và MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus) mà tử vong từ 10 đến 37%, hay là bệnh cúm gà (avian flu) mà tử vong là 60%, thì COVID-19 không đến nỗi trầm trọng quá đáng. 

Ý nghĩa của số tử vong

Thực sự thì chính con số tử vong 2% mà COVI-19 là vấn đề nan giải cho cả thế giới. SARS-CoV (severe acute respiratory syndrome coronavirus) và MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus) chỉ giết chết 2,000 nhân mạng.  Ngoài ra, từ năm 2003 đến giờ, chỉ có 455 người thiệt mạng vì bệnh cúm gà. Trong khi đó, chỉ trong vòng hai tháng mà con số tử vong vì COVID-19 đã cao hơn cả tổng số của cả ba bệnh này. 

Để hiểu rõ về sự nghịch lý này, chúng ta phải đi sâu vào bệnh lý. Người bị bệnh cúm gà chẳng hạn có rất nhiều triệu chứng và sẽ được cô lập, không làm lan tràn bệnh cho cộng đồng. Hơn nữa, trong 10 người thì 6 sẽ thiệt mạng, chỉ còn 4 người làm công cụ cho sự truyền nhiễm. Năm 1997, khi cậu bé 3 tuỗi ở Hong Kong là người đầu tiên chết về bệnh cúm gà, các bệnh nhân khác được theo dõi chặt chẽ và đến cuối năm đó chỉ có tổng cộng 18 bệnh nhân và trong đó sáu người chết.

Ngược lại, có những bệnh nhân có COVID-19 trong người mà không có triệu chứng gì cả nên không bị cô lập. Có người thử là đã có COVID-19 trong người mà không những không có triệu chứng mà cả CT scan cũng không thấy điều gì nghi ngại trong phổi. Chính vì thế mà Bác sĩ Marc Lipsitch, Giáo sư ở Harvard đã tuyên bố là bệnh COVID-19 có thể không thể kiềm chế được. Ở Đại học Johns Hopkins, tin tức về bệnh này được cập nhật hóa từng giờ và mỗi bệnh nhân được biểu hiệu bằng một chấm đỏ. Các chấm đỏ ngày càng to và lan rộng như vết dầu loang.  Nếu độc giả muốn tham khảo, đây là website cho bản đồ COVID-19 ở Johns Hopkins: https://gisanddata.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html#/bda7594740fd40299423467b48e9ecf6

Thuốc chữa COVID-19

Hiện giờ chưa có thuốc chữa bệnh COVID-19.  Bác sĩ bên Trung Quốc đã dùng thuốc cho những bệnh khác để chữa COVID-19 đơn giản là vì không có thuốc gì khác. Họ cũng đã loan tin là họ truyền huyết thanh có kháng thể của các bệnh nhân đã khỏi bệnh vào  bệnh nhân đang bị bệnh. Việc dùng kháng thể là một ý kiến hợp lý. Tuy nhiên nếu ở Mỹ thì chuyện này khá phức tạp vì trước hết, người cho máu phải đủ điều kiện là không có bệnh truyền nhiễm khác như hepatitis, CMV, hay HIV.

Thuốc ngừa  COVID-19

Còn về chuyện chích ngừa cho COVID-19 thì sao? Gần đây, có công ty tên là Inovio tuyên bố là trong vòng 3,4 tiếng đồng hồ họ đã tìm ra thuốc chich ngừa cho COVID-19. Thực sự thì đường còn dài lắm và họ mới chỉ mài dao thôi và chưa đến lúc mổ bò. Thuốc chích ngừa, cũng giống như tất cả mọi thứ thuốc khác, phải được nghiên cứu xem có an toàn và hiệu quả trước khi đem ra cho quần chúng. Tuy nhiên, đây cũng là một khám phá có nhiều triển vọng. 

Chỉ tiếc là các sự nghiên cứu về chính ngừa cho SARS-CoV đã bị ngừng trong nhiều năm trước khi bệnh này không còn gây khủng hoảng cho thế giới. Nếu không, chúng ta đã có thêm nhiều kiến thức về các CVT này để sử dụng ngày nay.

Niềm hy vọng

Tuy nhiên, vào thời điểm này, chúng ta may mắn có một cơ quan mới tên là Coalition for Epidemic Preparedness Innovation để hỗ trợ cho việc nghiên cứu thuốc chích ngừa COVID-19. Đây là cơ quan mới lập năm 2016 bắt đầu với chính quyền Na Uy, Ấn Độ, cơ quan từ thiện Wellcome Trust của Anh, và của ông bà Bill Gates. Cơ quan này đã có ngân quỹ 760 triệu đô la từ Úc, Gia nã đại, Hoa kỳ, Nhật, và Ạnh. Họ đã cấp ngân khoản cho Inovio và Đại học Queensland và có hợp đồng với CureVac AG của Đức và GlaxoSmithKline, với hy vọng trong 12 đến 18 tháng tới sẽ có thuốc chích ngừa cho COVID-19 .

Từ nay đến đó, cách phòng ngừa đơn giản và an toàn vẫn là việc rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng những ly rượu, ly bia mà họ thường uống cùng bạn bè, hoặc để thư giãn trong “giờ nhậu của mẹ” (wine mom moment, một số bà mẹ thích nhâm nhi vài ly rượu hoặc lon bia để thư giãn sau khi bận rộn chăm sóc con cái và gia đình) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy điều này có vẻ không vui, nhưng lại là sự thật: Rượu, bia thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Cảm giác từ việc bẻ các khớp ngón tay cho kêu rôm rốp có thể rất khác nhau tùy theo từng người. Có người thấy rất ‘đã,’ thậm chí là bị ghiền, cũng có người thấy khó chịu hoặc sợ hãi. Dù việc bẻ khớp thường được nhiều người coi là một thói quen không tốt, nhưng nếu có thể hiểu được cơ chế hoạt động đằng sau việc bẻ khớp, ta sẽ hiểu tại sao lại có nhiều người ‘ghiền’ đến vậy.
Cael là một thiếu niên 15 tuổi bình thường – cho đến khi cậu được phát hiện có cột sống bị cong vẹo bất thường. “Em cảm thấy mình giống như Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà vậy đó,” Cael nói với CBC News, nhớ lại quãng thời gian hai năm chờ đợi để được phẫu thuật cột sống, đầy cảm xúc và khốc liệt, và trong thời gian đó, đường cong cột sống của cậu đã phát triển lên tới 108 độ.
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.