Hôm nay,  

Mỹ Chế Tạo Ruồi Robot: Theo Dõi Khủng Bố, Biểu Tình

14/10/200700:00:00(Xem: 4987)

Tin Fox News và Washington Post tiết lộ, người dân Mỹ đang xôn xao về sự xuất hiện của một vật bay nhỏ bằng con ruồi xuất hiện trong các hoạt động chính trị tại New York và Washington D.C.

Vanessa Alarcon nói "đã nhìn thấy chúng trong khi đang làm việc trong một cuộc họp bàn về chống chiến tranh" tại Lafayette Square tháng rồi. Trong một đám đông, Barnard Crane nói cũng đã thấy cái vật nhỏ như con ruồi, giống một chiếc trực thăng nhỏ xíu và biết chắc rằng chúng không phải là côn trùng. Một luật sư Washington nói: "Tôi chưa bao giờ thấy một vật như thế trong đời." Một số người nghi ngờ đó là một vật dụng kỹ thuật, có thể đã được Bộ Nội An tung ra.

Chưa có tổ chức nào thừa nhận việc triển khai một loại máy bay dọ thám nhỏ xíu bằng một con ruồi. Tuy nhiên, một số viên chức chính phủ Hoa Kỳ và tư nhân đang thu thập kiến thức để làm sáng tỏ sự kiện đó. Một vài nhóm nghiên cứu được sự tài trợ của liên bang cũng đang nuôi các loại côn trùng sống có gắn bộ nhớ của máy vi tính, nhằm mục đích nghiên cứu cơ thể và kiểm soát hoạt động của cơ bắp.

Cho tới nay có nhiều nhận định về loại ôn trùng người máy: hướng dẫn phi đạn nhắm mục tiêu, hoặc đi xuyên qua các vết nứt của các tòa nhà sụp đổ để tìm kiếm những người sống sót.

Người ta từng được biết trước đây CIA đã bí mật phát minh một loại ruồi bay không lâu, vào thập niên 1970. Bằng kỹ thuật tiến bộ gần đây, nhiều người cho rằng có thể có vài tổ chức đã âm thầm chế tạo ra những vật dụng như thế.

Người máy bay đã được sử dụng trong quân đội từ Chiến Tranh Thế Giới lần thứ hai, nhưng trong thập niên qua biết bao lời đồn đãi lan rộng. Hồ sơ của Bộ Quốc Phòng mô tả có gần 100 kiểu mẫu khác nhau hiện đang được sử dụng, trong đó có một số vật nhỏ xíu như chim và một số có kích thước bằng những chiếc máy bay loại nhỏ. Người ta nói những người máy biết bay đó đã bay trên 160,000 giờ trong năm rồi -tăng hơn bốn lần kể từ năm 2003. Phúc trình mới rồi của Hội Đồng Thường Trực Trường Cao Đẳng và Chỉ Huy Lục quân Hoa Kỳ (U.S. Army Command and General Staff College) cảnh cáo rằng nếu quy định về giao thông không được sớm điều chỉnh thì đường phố sẽ tràn ngập các loại xe không người lái, có thể dẫn tới rối loạn hoạt động hàng không quân sự và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy.

Tháng rồi, các nhà nghiên cứu của Đại Học Cornell công bố một văn bản giải thích khả năng bay của con ruồi, nhờ một cơ vận động ở trán và đôi cánh ở đàng sau để không bị mất năng lượng trong khi bay lượn. Sự khám phá đó rất quan trọng cho ngành người máy.

Phát ngôn viên CIA nói rằng ông không thể nói về những việc của CIA đã làm từ 30 năm nay. Văn phòng giám đốc Cơ quan tình báo Quốc Gia, Bộ Nội An và cơ quan Dịch Vụ Bí Mật cũng đã từ chối thảo luận về vấn đề đó. Ngay cả FBI cũng lên tiếng bác bỏ sự việc, nói rằng chúng tôi không có những vật dụng như thế. Tuy nhiên, trong khi đó thì các nhà nghiên cứu được sự tài trợ của Tổ Chức Dự Án Nghiên Cứu Phát Minh Quốc Phòng (the Defense Advanded Research Projects Agency - DARPA) hiện đang cài các con chip điện toán vào con nhộng - để cho nó nở thành những con bướm mập khỏe. Nữ phát ngôn nhân của DARPA từ chối trả lời phỏng vấn của các nhà báo về vấn đề trên.

Ngược lại, các vật bay tí hon bằng động cơ vẫn phát triển một cách nhanh chóng. Các  nhà nghiên cứu tại Viện Kỹ Thuật California đã phát minh một loại chim bay tự do và nhỏ bằng lòng bàn tay. Nhóm nghiên cứu của Trường Đại Học Vanderbilt cũng đã làm được một vật dụng tương tự như thế.

Trong Tháng Tám, cuộc hội nghị về côn trùng và người máy bay tổ chức tại Switzerland, các nhà nghiên cứu Nhật đã giới thiệu một vật bay được kiểm soát bằng tần sóng với cánh cỡ 4 inch giống như những con bướm. Quan sát nó bay, người sáng chế ra nó nói rằng nó giống như những linh hồn sống.

Mặt khác, CIA cũng tiết lộ rằng họ đang chế tạo vật bay nhờ động cơ sử dụng nhiên liệu thay vì pin. Kỹ thuật này do Viện Kỹ thuật Georgia phát minh và giống như một chiếc máy bay đồ chơi hơn là một côn trùng. Tuy vậy, người ta vẫn cho đó là sự đầu tư đầy đe dọa vì một con chim có thể nuốt lấy nó hoặc nó có thể bị một mạng nhện chặn lại. Nhưng Fearing của trường Đại Học Berkeley nói rằng không có vấn đề gì hết, vì nếu chúng ta đặt một Pentium trong vật đó thì nó sẽ phát hiện được con chim ở khoảng 30 dặm xa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lịch sử cho thấy: khi một nhà độc tài dựng nên hệ thống đàn áp, thì hệ thống đó không chỉ nhắm vào kẻ “bị xem là đe doạ” — mà có thể quay sang đàn áp bất kỳ ai. Trump và chính quyền ông đang gấp rút xây dựng hệ thống đó, qua năm bước rõ ràng: Tuyên bố tình trạng khẩn cấp, dựa vào các thuật ngữ như “nổi loạn”, “nổi dậy” hay “xâm nhập.” Lấy cớ đó để triển khai lực lượng vũ trang liên bang vào nội địa. Cho phép các lực lượng này thực hiện bắt giữ hàng loạt, không trát, không thủ tục pháp lý. Mở rộng hệ thống trại giam, khu tạm giữ trên toàn quốc. Khi căng thẳng đủ lớn — ban bố thiết quân luật.
Rạng sáng chủ nhật, một người đàn ông, 36 tuổi, theo đoàn người đói khác đến địa điểm phân phát lương thực nơi họ được chính quyền thông báo sẽ mở cửa sớm với hy vọng có chút thực phẩm đem về nhà cho vợ con đang thoi thóp chờ chết vì đói. Một viên đạn xuyên trán. Người đàn ông chết tươi ngay tại chỗ. Bên cạnh anh, một người thanh niên 30 tuổi, cũng đang hướng về khu vực cứu đói, một viên đạn xuyên qua cằm, anh ta sống sót chỉ vừa kịp để nhận ra rằng một chiếc xe tăng đang quay nòng bắn vào họ. Đoàn người chạy tán loạn. Những phát súng tiếp tục bắn xối xả vào đám đông. Cảnh trên không phải xảy ra trong trò chơi video Squid Game hay trong phim. Mà chính là những gì đã và đang diễn ra tuần qua, hay mới hôm qua, hôm nay. Các nhân chứng Palestine cho biết, vào sáng Chủ nhật hôm nay, lực lượng Israel đã nổ súng khi người dân đến nhận hàng cứu trợ tại một điểm phân phát ở Rafah do Tổ chức Gaza Humanitarian Foundation (GHF) — một tổ chức được Israel và Hoa Kỳ hậu thuẫn — điều hành.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Câu chuyện sau đây của người mẹ ba con, được chia sẻ trong chương trình podcast The Daily Blast của The New Republic, đã nêu lên những mâu thuẫn giữa chính sách nhập cư và tình người, cũng như những góc khuất trong cuộc sống của di dân tại Mỹ.
Trường Đại học Harvard đang đệ đơn kiện chính quyền Trump sau khi họ đưa ra một quyết định chưa từng có trong lịch sử giáo dục Đại học Hoa Kỳ: ngăn cấm sinh viên quốc tế quay trở lại học tập tại trường. Cao trào mới nhất trong cuộc chiến pháp lý này là việc chính phủ của Trump tuyên bố sẽ cắt toàn bộ ngân sách liên bang dành cho Harvard, với tổng số tiền lên đến 100 triệu MK (khoảng 73.8 triệu bảng Anh). Mặc dù một tòa án liên bang đã tạm thời chặn đứng lệnh cấm sinh viên nước ngoài, nhiều người vẫn không giấu được lo ngại về việc danh tiếng và uy tín bấy lâu của nước Mỹ có thể bị tổn hại nặng nề bởi cuộc tranh chấp này.
Câu chuyện của Tuấn Phan, một người đàn ông gốc Việt tại Quận Pierce, tiểu bang Washington, tưởng chừng đã đến hồi kết với việc Ông chấp nhận trục xuất về Việt Nam sau khi mãn hạn tù. Thế nhưng, một quyết định bất ngờ từ Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đã đẩy ông vào một hành trình đầy hiểm nguy đến Nam Sudan, một quốc gia Phi Châu đang chìm trong bất ổn.
Công viên đô thị không chỉ là nơi để thư giãn và giải trí, mặc dù những lợi ích đó rất quan trọng. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy công viên cũng đóng vai trò là không gian thiết yếu để kết nối giữa người với người; nơi cư dân thuộc nhiều thành phần khác nhau có thể gặp gỡ, trò chuyện, điều ngày càng hiếm hoi trong một xã hội Hoa Kỳ đang phân cực, chia rẽ. Hơn một nửa người Mỹ cho biết đã từng nói chuyện với một người không quen biết trước, thuộc một tầng lớp xã hội khác tại công viên. Dữ liệu cũng cho thấy các thành phố có hệ thống công viên rộng lớn thường có tỷ lệ tình nguyện viên cao hơn, nhiều tổ chức dân sự hơn tính trên đầu người; thành công hơn trong việc phát triển các nhà lãnh đạo cộng đồng.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học Mỹ đã quen với vị trí dẫn đầu thế giới: các trường đại học danh tiếng, nhiều giải Nobel và vô số công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn. Chính phủ Mỹ luôn mạnh tay chi cho nghiên cứu, với tổng số tiền lên đến 120 tỷ USD mỗi năm, trong đó hơn 50 tỷ USD cấp cho các viện nghiên cứu và trường đại học. Nhưng vài tháng gần đây, cộng đồng khoa học Mỹ rơi vào tình cảnh bất ổn chưa từng có. Chính quyền Trump, với lý do cắt giảm chi phí và xóa bỏ các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), đã hủy bỏ hàng loạt khoản tài trợ nghiên cứu. Ngày 15/5, chính phủ đột ngột cắt các khoản tài trợ của Đại học Harvard cho những dự án từ địa hóa học Bắc Cực đến vật lý lượng tử – sau khi đã có động thái tương tự với Đại học Columbia. Các nhà khoa học cảnh báo: điều này sẽ giáng đòn nặng lên vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu.
Tổng Thống Donald Trump khẳng định rằng dự luật thuế mới của ông, vừa được một ủy ban quan trọng của Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 5, sẽ mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp người dân Hoa Kỳ. Trong phát biểu ngày 1 tháng 5, Trump tuyên bố: “Luật này sẽ giúp một gia đình bình thường có thêm hàng ngàn Mỹ Kim mỗi năm.” Đúng là nhiều người sẽ thấy mình còn lại nhiều tiền hơn sau thuế. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu phi đảng phái lại cho rằng người giàu sẽ được lợi nhiều nhất, còn những người kiếm tiền ít nhất lại có thể mất đi một phần thu nhập, nhất là khi chính phủ cắt giảm các chương trình như Medicaid và Trợ Giúp Thực Phẩm Supplemental Nutrition Assistance Program (SNAP).
Trong số 145 sắc lệnh hành pháp mà Tổng Thống Donald Trump đã ban hành, từ quy định về sức nước mạnh hay nhẹ trong vòi sen cho đến xuất cảng hải sản, có một sắc lệnh đáng chú ý. Được ký vào ngày 23 tháng 4 với tiêu đề tưởng chừng đơn giản: “Khôi Phục Bình Đẳng Cơ Hội và Trọng Dụng Tài Năng” (Restoring Equality of Opportunity and Meritocracy), sắc lệnh này lại mang tham vọng tái định hình toàn bộ luật dân quyền Hoa Kỳ. Ngay cả những người hay nghi ngại Trump cũng không khỏi giật mình nhận ra, điều quan trong lần này không chỉ là mục tiêu mà ông nhắm đến, mà còn là những chọn lựa đầy toan tính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.