Hôm nay,  

Bữa Cơm Gợi Nhớ Trong ‘hành Trình Tìm Tự Do’

04/05/200900:00:00(Xem: 3947)

Bữa Cơm Gợi Nhớ trong ‘Hành Trình Tìm Tự Do’

Nghị viên Bob Hull trao nghị quyết cho GS Nguyễn Ngọc Bích (thứ 2 từ phải) và TS Nguyễn Đình Thắng (phải).


Tuyết Mai


Virginia - Sự hiện diện của Cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS ở Hoa Kỳ không bình thường như những cộng đồng di dân khác như Đại Hàn, Nhật Bản,Thái Lan, Trung Hoa, Phi luật Tân…  mà Hành Trình Tìm Tự Do của Người Việt tỵ nạn là một thiên hùng sử đẫm máu lệ, đầy  bi tráng, thừa chết thiếu sống. Sau ba mươi  bốn năm hy sinh gian khổ, liều mạng sống chết, thế hệ thứ hai đã vươn lên, vinh hiển ở xứ người.  Để giữ lại một phần lịch sử người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, để thế hệ con cháu biết được , hiểu ra nguồn gốc sự có mặt của người Việt tại HK, để hãnh diện với dòng máu kiêu hùng bất khuất, thà chết chứ không khuất phục,  một số cá nhân và hội đoàn VN đã phối hợp với Thư Viện Quốc Gia HK, Asian Division Friends Society,  tổ chức tuần lễ ôn lại: “ Hành trình Tìm Tự Do: Câu chuyện Thuyền Nhân”  từ 1đến 4 Tháng 5, 2009 tại Hoa Thịnh Đốn.
Đây là cơ hội để người Việt tỵ nạn có dịp nhìn lại bước đường lịch sử chúng ta đã đi qua, và ghi lại cuộc hành trình đầy gian khổ , hiểm nguy này vào lịch sử HK và thế giới một cách chính thức, trân trọng tại Thư Viện Quốc Hội HK. 
Khởi đầu  ngày 1 Tháng 5, 2009 là “ Bữa Cơm Gợi Nhớ”  được tổ chức tại Nhà Hàng Thần Tài ở Falls Church,VA . Ngày hôm sau,  2 Tháng 5, có Hội thảo tại Thư Viện Quốc Hội HK, Thomas Jefferson Building, phòng LJ 119 với diễn giả chính là Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội HK Jim Webb và nhiều diễn giả VN . Sáng ngày 4 Tháng 5 có buổi hội thảo dành cho sinh viên, học sinh và giới trẻ, do Voice of Vietnamese Americans cùng  Hội Sinh Viên George Mason Univ.  tổ chức tại Đại Học GMU ở VA. Chiều ngày 4 Tháng 5, có Lễ Thắp Nến và cầu siêu cho người Việt tỵ nạn bỏ mình trên đường tìm tự do, được tổ chức tại Capitol Reflection Pool, trước Tòa nhà Quốc Hội HK.
Bữa Cơm Gợi Nhớ tại Nhà Hàng Thần Tài có gần năm trăm đồng hương tham dự,  trong đó có rất nhiều quan khách  ngoại quốc và  sinh viên, thanh niên, thế hệ trẻ . Đây là buổi họp mặt của những người còn mang nặng ký ức của những ngày vượt biên, vượt biển , đầy  gian khổ trên đường đi tìm tự do. Từ bốn phương trời họ tụ họp về đây để chia sẻ với nhau những kinh nghiệm đi qua chín từng địa ngục, đầy đau thương.
Chương trình được điều hợp bởi Cô Katie Thục Nhi Đặng và Sam Q. Lê (thế hệ thứ hai).   Mở đầu Cô Ngọc Giao đại diện cho  Ban Tổ Chức có lời chào mừng quan khách và cảm ơn những ân nhân đã nhiệt tình đóng góp vào dự án này. Bằng một giọng thật truyền cảm, Cô Ngọc Giao ước mong đây là bước đầu và chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục góp thêm nhiều sử liệu cho trang bi sử bi tráng này thành một di sản quý giá cho con cháu mai sau.
Cô Giao nói tiếp, sự hội ngộ của chúng ta hôm nay quả là một sự kỳ diệu, sự kỳ diệu này không đến tù một phép nhiệm màu nào, mà đến từ ước vọng Tự Do mãnh liệt của người Việt. Kỳ diệu vì nó đến từ sự chịu đựng, hy sinh, cố gắng vượt trên mọi thử thách, gian khổ, trong khả năng của mọi con người rất bình thường và yếu đuối của chúng ta. Đó là sự kỳ diệu của lòng can đảm, của đức hy sinh, của tình yêu, của lòng tin và của hy vọng. Chúng ta đã vượt bao thử thách để thế hệ con em có tương lai hơn. Chúng ta có rất nhiều câu chuyện đáng kể và đáng nghe, đáng ghi vào sử sách.


Hôm nay chúng ta trân trọng nói lên điều này. Cuộc Hành Trình Tìm Tự Do là một cuộc hành trình đầy can đảm, đầy lòng tự tin  và nhiều hy vọng.
Sau đó Long Nguyễn, Chủ Tịch Liên Hội Sinh Viên “Mid- Atlantic Union of Vietnamese Student Associations”  gồm tám đại học ở Miền Đông Bắc Hoa Kỳ,  giới thiệu mục đích của chương trình Hành Trình Tìm Tự Do bằng tiếng Anh với quan khách ngoại quốc. .
Diễn giả chính trong Bữa Cơm Gợi Nhớ này là Dân Biểu Quốc Hội HK, G. Connolly. Ông nói, thế hệ thứ nhất là những thuyền nhân VN tỵ nạn CS, thế hệ thứ hai có nhiều người ra trường đổ đầu. Ông chúc mừng chương trình Hành Trình  Tìm Tự Do và hãnh diện đại diện cho dân cư trong vài quận hạt của Virgina  ở Quốc Hội HK.
Trong dịp này Ông Peter R. Young, Giám Đốc Asian Division ở Thư Viện Quốc Hội HK và Bà Reme’ A. Grefalda, Librarian Asian Pacific American Collection, được mời lên phát biểu và được Ban Tổ  Chức tặng quà lưu niệm để cảm tạ sự đề  xướng và hỗ trợ của họ cho chương trình này. 
Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐVN vùng Washignton, D.C., MD&VA phát biểu, từ Tháng 5, 1975 đến nay có hằng triệu người đã  tìm cách vượt thoát chế độ CS bằng thuyền qua biển cả. Cuộc hành trình đầy gian khổ, hiểm nguy, những người sống sót được coi là ngừơi tỵ nạn CS và  đang sống rải rác trên các nước tự do trên thế giới. Qua kinh nghiệm đó, chúng ta thấy tự do là cái gì rất quý giá , và nhìn về quê hương chúng ta không thể nào quên được hơn  tám mươi triệu đồng bào trong nước đang sống lầm than dưới chế độ CS, không có tự do. Vì vậy  chúng ta phải tiếp tục cuộc chiến đấu chống CS để  một ngày nào đó, tám mươi triệu đồng bào của chúng ta thực sự có tự do. Dân chủ được tái hồi trên quê hương của chúng ta .
Ông Đỗ Hồng Anh cũng cho biết Tháng 5 là Tháng Á Châu, Thái Bình Dương. Tháng 5, năm nay được đặc biệt đánh dấu bằng Nghị Quyết 342 được đệ trình bởi Dân Biểu Cao Quang Ánh và 67 dân  biểu Liên Bang khác đồng bảo trợ . Ngày 2 Tháng 5, 2009  được chấp thuận là “Ngày  Tỵ Nạn VN”   và Tháng 5 năm nay  cũng được đánh dấu bởi Nghị Quyết 69, do Nghị Viên Bob Hull và  Nghị Viên Adam Ebbin thuộc Hạ Viện Virginia đệ trình và đã được chấp  thuận, quy định Ngày 2 Tháng 5, 2009  là  “Ngày Thuyền Nhân Việt Nam”.
Sau đó Ông Đỗ Hồng Anh đã trao quà lưu niệm cho Ông Bob Hull và Ông Bob Hull trao Nghị Quyết “Ngày Thuyền Nhân” cho Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. 
Trong bữa cơm này có chiếu  một đoạn phim ngắn với hình ảnh những người  tỵ nạn ở trại tỵ nạn,  do Bác sĩ Văn Sơn Trưòng thực hiện . Andy Trần, Bà Kim Hà, tác giả của sáu  quyển sách về vượt biên, viết bằng Anh Ngữ và Việt ngữ,  được mời lên kể lại kinh nghiệm vượt biên bằng đường bộ của gia đình Bà qua Cambodia.
Tại đây quyển  “Journey to Freedom” (A Boat People Reptrospectiv e Symposium) trong đó có nhiều chuyện kể lại kinh nghiệm vượt biên, vượt biển viết bằng Anh  ngữ và Việt ngữ  được tặng cho quan khách.
Theo sau là chương trình văn nghệ giúp vui do các sinh viên, học sinh vùng VA trình diễn. Ban Tổ Chức cho biết một trong những mục đích của Chương trình Hành Trình Tìm Tự Do là muốn giới thiệu cho thế hệ trẻ VN hiểu biết về sự hiện diện của cộng đồng ngừơi Việt tỵ nạn ở HK, vì vậy mọi người  rất hân hoan khi thấy có nhiều người  trẻ  tham gia.  Chương trình  được chấm dứt vào 1úc 10 giờ tối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta. Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do. Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.
Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts & Letters Association - VAALA) hân hạnh giới thiệu chương trình đặc biệt mang chủ đề “Five Decades in Diaspora: A conversation with Viet Thanh Nguyen & An-My Le” (Năm Thập Niên Hải Ngoại: Mạn đàm cùng Việt Thanh Nguyễn và An-Mỹ Lê), nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử: 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 4 tháng 5, năm 2025, từ 1:30 đến 3:30 chiều, tại Delhi Center ở Santa Ana, California.
Thành phố Garden Grove sẽ có buổi lễ tuyên dương những sinh viên đại học sống tại Garden Grove cho thành tích học tập của họ. Các sinh viên undergraduate, post-graduate, hoặc sắp ra trường mùa học 2025 đồng thời là cư dân Garden Grove có thể liên lạc với Thành phố để tham gia chương trình ‘Garden Grove College Graduates' Reception’ được tổ chức vào Thứ Ba, 10 tháng Sáu, 2025. Hạn chót để ghi danh là Thứ Ba, 27 tháng Năm, 2025 trên website ggcity.org/grads.
Năm nào 30 tháng 4 cũng là ngày quan trọng đối với mọi người Việt. Người gọi đó là ngày “thống nhất đất nước”, người thì coi là ngày “quốc hận”. Năm nay là năm thứ 50, dù đứng ở phía nào, chính kiến nào, ngày này lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Đặc biệt bởi con số “50” tròn trịa; đặc biệt vì dù được xem là ngày đất nước thống nhất, lòng người vẫn chia xa; đặc biệt cũng là bởi vết thương không lành, còn đầy tủi hờn chưa vơi của nửa còn lại – quốc hận.
Cuộc vui nào rồi cũng tan, buổi sum họp nào rồi cũng phải chia lìa, cho dù cuộc vui, cuộc họp mặt ấy hoan hỷ, thanh tịnh và tràn đầy ý nghĩa. Lễ Phật đản chung ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã khép lại, quý thầy đã quay về bổn tự, quý đồng hương Phật tử về lại nhà và tiếp tục công việc mưu sinh. Đất trời Hoa Thịnh Đốn vẫn trong xanh và cao rộng như tư thuở tạo thiên lập địa. Ấy vậy mà dường như có điều chi khác lạ? Phải chăng là đồng vọng âm thanh và hình ảnh của những ngày lễ Phật đản sinh?
Khi có hỏa hoạn, Bạn phải gọi Sở Cứu Hỏa. Khi Bạn đang ở trong tâm trạng khủng hoảng về tinh thần thì Bạn cần phải làm gì? Hãy liên hệ với OC Links để được tư vấn.
Ngày 4/1/2025, trong phòng House Press Gallery của Capitol Hill, giữa hàng trăm dân biểu chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, có một người đàn ông gốc Việt, nắm chặt tay cậu con trai nhỏ của ông, đứng trò chuyện với các dân biểu, thượng nghị sĩ khác. Vài tiếng sau đó, cùng với các dân biểu đắc cử trên khắp tiểu bang nước Mỹ, ông đưa tay tuyên thệ, chính thức trở thành dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đại diện cho Little Saigon trong 50 năm qua.
Trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát sớm và chẩn đoán kịp thời, đặc biệt tập trung vào phụ nữ lớn tuổi trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa và người dân đảo Thái Bình Dương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.