Hôm nay,  

Bữa Cơm Gợi Nhớ Trong ‘hành Trình Tìm Tự Do’

04/05/200900:00:00(Xem: 3959)

Bữa Cơm Gợi Nhớ trong ‘Hành Trình Tìm Tự Do’

Nghị viên Bob Hull trao nghị quyết cho GS Nguyễn Ngọc Bích (thứ 2 từ phải) và TS Nguyễn Đình Thắng (phải).


Tuyết Mai


Virginia - Sự hiện diện của Cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS ở Hoa Kỳ không bình thường như những cộng đồng di dân khác như Đại Hàn, Nhật Bản,Thái Lan, Trung Hoa, Phi luật Tân…  mà Hành Trình Tìm Tự Do của Người Việt tỵ nạn là một thiên hùng sử đẫm máu lệ, đầy  bi tráng, thừa chết thiếu sống. Sau ba mươi  bốn năm hy sinh gian khổ, liều mạng sống chết, thế hệ thứ hai đã vươn lên, vinh hiển ở xứ người.  Để giữ lại một phần lịch sử người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, để thế hệ con cháu biết được , hiểu ra nguồn gốc sự có mặt của người Việt tại HK, để hãnh diện với dòng máu kiêu hùng bất khuất, thà chết chứ không khuất phục,  một số cá nhân và hội đoàn VN đã phối hợp với Thư Viện Quốc Gia HK, Asian Division Friends Society,  tổ chức tuần lễ ôn lại: “ Hành trình Tìm Tự Do: Câu chuyện Thuyền Nhân”  từ 1đến 4 Tháng 5, 2009 tại Hoa Thịnh Đốn.
Đây là cơ hội để người Việt tỵ nạn có dịp nhìn lại bước đường lịch sử chúng ta đã đi qua, và ghi lại cuộc hành trình đầy gian khổ , hiểm nguy này vào lịch sử HK và thế giới một cách chính thức, trân trọng tại Thư Viện Quốc Hội HK. 
Khởi đầu  ngày 1 Tháng 5, 2009 là “ Bữa Cơm Gợi Nhớ”  được tổ chức tại Nhà Hàng Thần Tài ở Falls Church,VA . Ngày hôm sau,  2 Tháng 5, có Hội thảo tại Thư Viện Quốc Hội HK, Thomas Jefferson Building, phòng LJ 119 với diễn giả chính là Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội HK Jim Webb và nhiều diễn giả VN . Sáng ngày 4 Tháng 5 có buổi hội thảo dành cho sinh viên, học sinh và giới trẻ, do Voice of Vietnamese Americans cùng  Hội Sinh Viên George Mason Univ.  tổ chức tại Đại Học GMU ở VA. Chiều ngày 4 Tháng 5, có Lễ Thắp Nến và cầu siêu cho người Việt tỵ nạn bỏ mình trên đường tìm tự do, được tổ chức tại Capitol Reflection Pool, trước Tòa nhà Quốc Hội HK.
Bữa Cơm Gợi Nhớ tại Nhà Hàng Thần Tài có gần năm trăm đồng hương tham dự,  trong đó có rất nhiều quan khách  ngoại quốc và  sinh viên, thanh niên, thế hệ trẻ . Đây là buổi họp mặt của những người còn mang nặng ký ức của những ngày vượt biên, vượt biển , đầy  gian khổ trên đường đi tìm tự do. Từ bốn phương trời họ tụ họp về đây để chia sẻ với nhau những kinh nghiệm đi qua chín từng địa ngục, đầy đau thương.
Chương trình được điều hợp bởi Cô Katie Thục Nhi Đặng và Sam Q. Lê (thế hệ thứ hai).   Mở đầu Cô Ngọc Giao đại diện cho  Ban Tổ Chức có lời chào mừng quan khách và cảm ơn những ân nhân đã nhiệt tình đóng góp vào dự án này. Bằng một giọng thật truyền cảm, Cô Ngọc Giao ước mong đây là bước đầu và chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục góp thêm nhiều sử liệu cho trang bi sử bi tráng này thành một di sản quý giá cho con cháu mai sau.
Cô Giao nói tiếp, sự hội ngộ của chúng ta hôm nay quả là một sự kỳ diệu, sự kỳ diệu này không đến tù một phép nhiệm màu nào, mà đến từ ước vọng Tự Do mãnh liệt của người Việt. Kỳ diệu vì nó đến từ sự chịu đựng, hy sinh, cố gắng vượt trên mọi thử thách, gian khổ, trong khả năng của mọi con người rất bình thường và yếu đuối của chúng ta. Đó là sự kỳ diệu của lòng can đảm, của đức hy sinh, của tình yêu, của lòng tin và của hy vọng. Chúng ta đã vượt bao thử thách để thế hệ con em có tương lai hơn. Chúng ta có rất nhiều câu chuyện đáng kể và đáng nghe, đáng ghi vào sử sách.


Hôm nay chúng ta trân trọng nói lên điều này. Cuộc Hành Trình Tìm Tự Do là một cuộc hành trình đầy can đảm, đầy lòng tự tin  và nhiều hy vọng.
Sau đó Long Nguyễn, Chủ Tịch Liên Hội Sinh Viên “Mid- Atlantic Union of Vietnamese Student Associations”  gồm tám đại học ở Miền Đông Bắc Hoa Kỳ,  giới thiệu mục đích của chương trình Hành Trình Tìm Tự Do bằng tiếng Anh với quan khách ngoại quốc. .
Diễn giả chính trong Bữa Cơm Gợi Nhớ này là Dân Biểu Quốc Hội HK, G. Connolly. Ông nói, thế hệ thứ nhất là những thuyền nhân VN tỵ nạn CS, thế hệ thứ hai có nhiều người ra trường đổ đầu. Ông chúc mừng chương trình Hành Trình  Tìm Tự Do và hãnh diện đại diện cho dân cư trong vài quận hạt của Virgina  ở Quốc Hội HK.
Trong dịp này Ông Peter R. Young, Giám Đốc Asian Division ở Thư Viện Quốc Hội HK và Bà Reme’ A. Grefalda, Librarian Asian Pacific American Collection, được mời lên phát biểu và được Ban Tổ  Chức tặng quà lưu niệm để cảm tạ sự đề  xướng và hỗ trợ của họ cho chương trình này. 
Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐVN vùng Washignton, D.C., MD&VA phát biểu, từ Tháng 5, 1975 đến nay có hằng triệu người đã  tìm cách vượt thoát chế độ CS bằng thuyền qua biển cả. Cuộc hành trình đầy gian khổ, hiểm nguy, những người sống sót được coi là ngừơi tỵ nạn CS và  đang sống rải rác trên các nước tự do trên thế giới. Qua kinh nghiệm đó, chúng ta thấy tự do là cái gì rất quý giá , và nhìn về quê hương chúng ta không thể nào quên được hơn  tám mươi triệu đồng bào trong nước đang sống lầm than dưới chế độ CS, không có tự do. Vì vậy  chúng ta phải tiếp tục cuộc chiến đấu chống CS để  một ngày nào đó, tám mươi triệu đồng bào của chúng ta thực sự có tự do. Dân chủ được tái hồi trên quê hương của chúng ta .
Ông Đỗ Hồng Anh cũng cho biết Tháng 5 là Tháng Á Châu, Thái Bình Dương. Tháng 5, năm nay được đặc biệt đánh dấu bằng Nghị Quyết 342 được đệ trình bởi Dân Biểu Cao Quang Ánh và 67 dân  biểu Liên Bang khác đồng bảo trợ . Ngày 2 Tháng 5, 2009  được chấp thuận là “Ngày  Tỵ Nạn VN”   và Tháng 5 năm nay  cũng được đánh dấu bởi Nghị Quyết 69, do Nghị Viên Bob Hull và  Nghị Viên Adam Ebbin thuộc Hạ Viện Virginia đệ trình và đã được chấp  thuận, quy định Ngày 2 Tháng 5, 2009  là  “Ngày Thuyền Nhân Việt Nam”.
Sau đó Ông Đỗ Hồng Anh đã trao quà lưu niệm cho Ông Bob Hull và Ông Bob Hull trao Nghị Quyết “Ngày Thuyền Nhân” cho Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. 
Trong bữa cơm này có chiếu  một đoạn phim ngắn với hình ảnh những người  tỵ nạn ở trại tỵ nạn,  do Bác sĩ Văn Sơn Trưòng thực hiện . Andy Trần, Bà Kim Hà, tác giả của sáu  quyển sách về vượt biên, viết bằng Anh Ngữ và Việt ngữ,  được mời lên kể lại kinh nghiệm vượt biên bằng đường bộ của gia đình Bà qua Cambodia.
Tại đây quyển  “Journey to Freedom” (A Boat People Reptrospectiv e Symposium) trong đó có nhiều chuyện kể lại kinh nghiệm vượt biên, vượt biển viết bằng Anh  ngữ và Việt ngữ  được tặng cho quan khách.
Theo sau là chương trình văn nghệ giúp vui do các sinh viên, học sinh vùng VA trình diễn. Ban Tổ Chức cho biết một trong những mục đích của Chương trình Hành Trình Tìm Tự Do là muốn giới thiệu cho thế hệ trẻ VN hiểu biết về sự hiện diện của cộng đồng ngừơi Việt tỵ nạn ở HK, vì vậy mọi người  rất hân hoan khi thấy có nhiều người  trẻ  tham gia.  Chương trình  được chấm dứt vào 1úc 10 giờ tối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.