Hôm nay,  

Tại sao phải học Tập Cận Bình?

05/02/202513:14:00(Xem: 1068)

vn court

Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".

Lời hứa náy chứa đựng trong nội dung cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa ông Tô Lâm và Tập Cận Bình ngày 15/01/2025. Báo chí Việt Nam im lặng trước tin này trong khi báo chí Trung Quốc đã khai thác cuộc điện đàm xẩy ra vào lúc hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoai giao (18/1/1950-18/1/2025).

Nhưng điều gọi là “tư tưởng Tập Cận Bình” là gì? Năm 2018, “tư tưởng Tập Cận Bình” về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới đã được ghi trong hiến pháp Trung Quốc. Đó là: “c định rõ và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, nhiệm vụ tổng thể là thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và chấn hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, hay còn gọi là Giấc mộng Trung Hoa dựa trên cơ sở xây dựng một xã hội khá giả, dựa trên hai bước xây dựng đến giữa thế kỷ này trở thành một cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa thịnh vượng, dân chủ văn minh tốt đẹp; rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu nước ngoài cho đây là học thuyết thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Hán.(Theo Bách khoa toàn thư mở).

Tuy nhiên “tư tưởng Tập Cận Bình” không  phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Cũng như Việt Nam,  Trung ương tiếp tục đề cao: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.”

 Vì vậy, Trung ương 10 khóa XIII đã  khẳng định: “Ban Chấp hành Trung ương xác định, trong nhiệm kỳ Đại hội XIV, cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh văn hóa, con người và khối đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; phát triển nhanh, bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao, có công nghiệp hiện đại vào năm 2030, thiết thực kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2045, hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; tạo tiền đề vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới vì một Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. (tin Đảng ngày 20/09/024)



THAM NHŨNG KHẮP NƠI

Hứa với dân thì nhìn chung, ta thấy mục tiêu xây dựng phồn thịnh và hạnh phúc của hai nước Việt-Trung giống nhau. Ngay cả tình trạng tham nhũng, quan liêu cũng không khác nhau, trong đó có 10 chứng bệnh được nhìn nhận gồm: Bệnh quan liêu; Bệnh lười biếng; Bệnh kiêu ngạo; Bệnh hiếu danh, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại: Bệnh hữu danh vô thực:Bệnh cận thị Bệnh tỵ nạnh. Bệnh xu nịnh a dua. Bệnh kéo bè kéo cánh.

Có ý kiến cho rằng người Việt và người Trung Quốc cùng chia sẻ văn hóa  nên nhiều khi hành động cũng giống nhau. Nhưng sự thật là Việt Nam đã “làm theo” Trung Quốc trong công tác chống tham nhũng, quan liêu.

TIÊU CHUẨN XIV

Sang lĩnh vực chuẩn bị nhân sự cho khóa đảng XIV, trước ngày qua đời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cương quyết “không để lọt vào Trung ương những người bất tài, không kê khai tài sản trung thực”.

Đến thời Tô Lâm, ông cũng hứa: “Khẩn trương ban hành cơ chế, qui định phù hợp để lựa chọn, bố trí đúng cán bộ tốt, thực sự có đức, có tài, có khát vọng cống hiến, thực sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị; sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động điều hành để cải cách tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị, tiên phong là các cơ quan Đảng. Rà soát sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình công tác, nguyên tắc làm việc bảo đảm các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp, kiện toàn thực sự được "nâng cấp", "nâng tầm" và "vì nhân dân phục vụ" (Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII,  ngày 24/01/2025)

Những tiêu chuẩn này cũng giống những điều kiện của khóa đảng XIII, nhưng chuyện đâu lại vào đó. Tình trạng tham nhũng vẫn hoành hành, nhất là “tham nhũng vặt” và “tham nhũng quyền lực” của tầng lớp lãnh đạo.

– Phạm Trần

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
Chúng ta thử nhắm mắt hình dung một ngày nọ, tất cả những cơ quan đầu não chiếm vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của các nhân vật có số năm kinh nghiệm là số 0. Chưa hết, Hoa Kỳ nay đứng về phía Nga và các quốc gia phi dân chủ, bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng (và hoàn toàn) không… trật! Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để kiếm thêm chút đỉnh. Khách lên sau thì ngồi ghế súp.
Gần ba năm sau khi Nga tấn công xâm lược Ukraine, Mỹ và Nga đang bắt đầu xúc tiến công cuộc đàm phán, nhưng Mỹ tuyên bố là châu Âu không được tham gia diễn biến này. Do đó, nhiều tranh chấp cố hữu giữa châu Âu và Mỹ về Ukraine mang lại một sắc thái nghiêm trọng hơn, trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, châu Âu có những phản ứng quyết liệt vì muốn trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán.
Thông qua những sắc lệnh hành pháp vượt quyền hạn, tổng thống Trump cùng tỉ phú Elon Musk đã không ngừng tấn công vào những nền tảng cơ bản nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ: nguyên tắc tam quyền phân lập, quyền bình đẳng về giới tính, xóa bỏ Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp (người sinh ra ở Mỹ sẽ đương nhiên trở thành công dân Mỹ). Để đối phó, nhiều chính quyền tiểu bang, các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận… đã đệ nhiều đơn kiện liên bang để phản đối các chính sách độc đoán của chính quyền mới. Một số chính sách của Trump đã bị tòa án liên bang tạm dừng, ít nhất là tạm thời.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.