Hôm nay,  

Điểm báo quốc tế bàn về việc Trung Quốc viện trợ cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine

16/03/202217:00:00(Xem: 4466)

Chiến tranh Ukraine

z 1 5 war ukraine dhf jsfd


Báo giới quốc tế đồng loạt đưa tin là  Moscow đang bị sa lầy tại Ukraine và yêu cầu Bắc Kinh hỗ trợ quân sự. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đính chính ngay nguồn tin này. Cộng đồng quốc tế sẽ chịu hậu qủa gì nếu Bắc Kinh thực sự viện trợ toàn diện cho Moscow. 


Đây là một đề tài được báo giới bình luận sôi nổi trong những ngày gần đây. Phần tuyển dịch các điểm chính sau đây cho thấy các khó khăn của Trung Quốc và các đối sách của phương Tây trong thời gian sắp tới.  


*


ILTA-SANOMAT, một nhật báo của Phần Lan, đã tỏ ra lo ngại là nguy cơ khi một trục của bọn ác quỷ đang thành hình và việc Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga sẽ báo trước một trường hợp tồi tệ nhất: 
"Nếu Putin yêu cầu viện trợ vũ khí và Trung Quốc đáp ứng, đó sẽ là một bước tiến lớn theo hướng rất nguy hiểm có thể kết thúc với điều tồi tệ nhất: một cuộc thế chiến sẽ bùng nổ. 


Viện trợ quân sự sẽ đem cho Trung Quốc và Nga gần lại với nhau và thành một liên minh được trang bằng bị vũ khí hạt nhân và mọi việc sẽ không thể đoán trước, và bị các nơi khác trên thế giới bỏ rơi. 
Trong khao khát mở rộng quyền lực, phương Tây do Mỹ dẫn đầu sẽ có được một sức mạnh đối kháng, sẽ không ngần ngại thực thi các chính sách bằng vũ lực - theo phong cách của cuộc chiến Ukraine. Đó sẽ là một trục thực sự của bọn ác quỷ."


VÁLASZ ONLINE, một trang báo mạng của Hung, nhận xét là sự bất đối xứng sẽ gia tăng khi Trung Quốc không muốn cứu Nga: 
"Các phân tích của phương Tây đồng ý rằng trong khi Trung Quốc cứu Nga có thể làm cho nền kinh tế Nga trì hoãn sự sụp đổ, nhưng không thể ngăn chặn được tình hình, vì phản ứng của phương Tây đối với cuộc chiến Ukraine là quyết liệt hơn dự kiến và đang trở nên cam go hơn trong từng ngày một. 

Bài học quan trọng nhất là mục tiêu của Trung Quốc không phải là cứu Nga, mà là cải thiện vị thế của chính mình. ... 

Bất kỳ viện trợ nào mà Trung Quốc cung cấp cho Nga đều làm gia tăng sự bất cân xứng kinh tế hiện có giữa hai nước và sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc".


KURIER, một nhật báo của Áo, cho là Bắc Kinh đang có vị thế thuận lợi. Trung Quốc đang quan sát cuộc chiến từ trong một vị trí mạnh mẽ: 
"Trục ma quỷ giữa Bắc Kinh và Moscow, thường được viện dẫn trong những tuần gần đây, có lẽ không được tạo ra chặt chẽ như nhiều người nghĩ. Trong thực tế, Trung Quốc ngồi trên hàng ghế đầu rất thoải mái và chờ đợi. 


Giới quan sát cho là khi phương Tây cắn răng trước một kẻ xâm lược có vũ khí hạt nhân - và rút ra kết luận về kế hoạch của riêng mình đối với Đài Loan trong khi Trung Quốc đã giải quyết vấn đề Corona tốt hơn nhiều so với các nơi khác của thế giới, nếu không phải nói là Trung Quốc đã trục lợi về dịch bệnh Corona. 


Nếu châu Âu và Mỹ phải vật lộn với sự hủy diệt kinh tế và thịnh vượng của Vladimir Putin, Trung Quốc sẽ ở trong con đường nhanh chóng để qua mặt và trở thành là số một trên thế giới".

DAGENS NYHETER, một nhật báo của Thụy Điển, xác định là Tập Cận Bình có thể ngăn chặn tình trạng đổ máu khi sử dụng lợi ích kinh tế như một đòn bẩy: "Thực tế là Trung Quốc vẫn cần thế giới tự do hơn là ngược lại. Mỹ và châu Âu là những nền kinh tế lớn nhất thế giới và có thể giao thương với nhau. 


Trong khi đó, Nga chiếm 2% lưu lượng thương mại với Trung Quốc, và hai phần ba lượng giao dịch đó được thanh toán bằng đồng đô la. 
Đối với Putin, sự ủng hộ của Bắc Kinh là rất quan trọng. Nếu không có sự ủng hộ này, cỗ máy chiến tranh của Nga sẽ mất đà rất nhanh. Rất ít người có cơ hội lớn lao để ngăn chặn việc giết người như Tập Cận Bình. Phương Tây phải gây áp lực". Giúp đỡ của Trung Quốc sẽ giữ Nga trong tầm kiểm soát, EL PERIODICO DE CATALUNYA, một nhật báo từ Tây Ban Nha, đã phản ánh quan điểm của Javier Solana, cựu Đại diện cấp cao về Chính sách Đối ngoại và An ninh Chung của Liên Âu: "Làm thế nào để có thể kết thúc chiến tranh? Solana tin rằng, Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến Nga, đứng ra làm trung gian hòa giải và tăng cường vai trò quốc tế của mình. Trung Quốc sẽ làm gì? Không lên án cuộc xâm lược, nhưng cũng không ủng hộ.

Khi Nixon phá tan băng tuyết với Trung Quốc vào năm 1972, có một loại mối quan hệ tam giác, mà trong đó Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kềm hãm được Liên Xô. Hiện nay, tam giác này có thể thay đổi sau 50 năm? Hoa Kỳ lo sợ điều như vậy và do đó đã gửi Jake Sullivan, một nhân vật tương tự như Kissinger của Biden, đến Rome đàm phán với Dương Khiết Trì, nhà liên lạc của Bắc Kinh, trong khoảng bảy giờ. Vai trò của Trung Quốc là đáng kể".


Dựa vào các tường thuật của báo giới về việc Nga đã yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ, nhật báo ASAHI SHIMBUN của Nhật Bản cho biết: "Moscow có thể muốn Bắc Kinh hỗ trợ tài chính nhiều hơn là quân sự. Nhưng, tất nhiên, Trung Quốc khi muốn giúp đỡ Nga, cũng tìm cách tránh nguy cơ phải chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây. 


Bắc Kinh đang ở trong một tình huống khó khăn và tìm một đường lối trung dung. Trung Quốc không muốn làm hoen ố mối quan hệ với Nga, nhưng đồng thời không muốn làm tổn hại đến thanh danh và nền kinh tế quốc tế của mình".


Tờ NEZAVISIMAYA GAZETA của Nga không tin rằng Trung Quốc sẽ ủng hộ Tổng thống Nga Putin: "Dường như Mỹ có ấn tượng là Nga đang hết vũ khí và điện Kremlin phụ thuộc nghiêm trọng vào viện trợ của Trung Quốc để làm giảm thiểu các hậu quả của các biện pháp trừng phạt. Giới lãnh đạo Nga phản ứng là chỉ có một mình Nga đang có khả năng để thực hiện chiến dịch ở Ukraine. Hãy chấp nhận như vậy. Với việc Bắc Kinh và Washington đang cố gắng cải thiện mối quan hệ, hiện nay không có việc Trung Quốc sẽ viện trợ cho Nga. Đối với Trung Quốc, thị trường Mỹ và quan hệ kinh tế với Mỹ rõ ràng có giá trị hơn là tình hữu nghị với nước láng giềng phía bắc của họ."


Tờ INDEPENDENT từ London đồng ý là: "Thiết bị quân sự của Trung Quốc cho cuộc chiến tranh xâm lược của Nga sẽ được khối NATO coi như là một hành động thù địch. Điều này sẽ biến cuộc xung đột ở Ukraine thành một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Mỹ và Trung Quốc. Và nếu Trung Quốc giúp Nga phá vỡ hoặc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, điều này cũng sẽ khiến cho Trung Quốc phải chịu trả một cái giá đắt, cả về mặt tài chính và ngoại giao. Trung Quốc không liên quan nhiều đến việc cứu Putin ra khỏi các thất bại ở Ukraine. Đối với Trung Quốc, về mặt kinh tế và thương mại, Mỹ là một đối tác có giá trị hơn nhiều so với Nga".

Tờ JIEFANG RIBAO của Trung Quốc đưa tin về các cuộc đàm phán Mỹ-Trung tại Rome: "Trong bối cảnh xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, khi Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, và Sullivan, cố vấn an ninh Mỹ, gặp nhau tại Rome, việc này được rất là hoan nghênh. Tuy nhiên, cả hai bên có mục tiêu và kỳ vọng khác nhau, việc này cũng trở nên rõ ràng. Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ và đặc biệt là thương mại giữa hai nước. Nhà Trắng muốn Bắc Kinh không ủng hộ Nga về quân sự lẫn kinh tế và gây áp lực lên Putin. Điều kỳ lạ là Mỹ muốn sử dụng thông tin sai lệch để thuyết phục Trung Quốc hợp tác. Không phải họ đã nói trên các phương tiện truyền thông Mỹ một ngày trước cuộc họp này rằng Nga đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp vũ khí? Đó không phải là cách giành được đối tác. Washington sẽ không thành công trong việc làm suy yếu quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga. Vấn đề Ukraine phải được Mỹ giải quyết." 


Tờ HAARETZ của Israel từ Tel Aviv đặt câu hỏi: "Putin sẵn sàng hủy diệt Ukraine. Nhưng liệu phương Tây có sẵn sàng ngăn chặn Putin không? "Putin đang không kiềm chế được sự tức giận của mình và bung lung sự hủy diệt một cách bừa bãi. Không ai có thể biết Putin đang mạo hiểm điều gì để đạt được mục tiêu".


Tờ AFTONBLADET của Thụy Điển cho rằng việc Putin nhượng bộ là vô nghĩa: "Bạn không thể đàm phán với một chế độ mà chỉ muốn ra lệnh cho các nước khác đi theo chính sách đối ngoại. Không có đường lối trung dung và không có phạm vi cho một cuộc đàm phán. Bất cứ ai nghĩ rằng họ phải chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào để cung cấp cho Putin một giải pháp giữ thể diện sẽ mở ra một cánh cửa trực tiếp rơi vào vực thẳm".


Tờ LOS ANGELES TIMES của Mỹ cho rằng thái độ dè dặt của Tổng thống Mỹ Biden trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine là sai lầm: "Biden đã từ chối cung cấp chiến đấu cơ loại MiG-29 của Ba Lan cho Ukraine thông qua một căn cứ của Mỹ. Biden nói  muốn tránh thế chiến thứ ba. Nhưng khi làm như vậy, Biden đã vô tình làm tăng nguy cơ của một cuộc chiến tranh như vậy. Sự kềm chế của Mỹ trong việc yểm trợ không vận làm giảm xác suất rút quân của Nga ra khỏi Ukraine. Và nếu thành công, Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine. Một khoảnh khắc trong lịch sử thế giới đã đến khi sự thận trọng là nhiều rủi ro hơn là táo bạo. Chúng ta đang ở trong một thời điểm mà Mỹ cần có một tổng thống như Winston Churchill hay Volodimir Zelensky, không phải là một Neville Chamberlain, người đã sai lầm trong chính sách xoa dịu đối với Hitler.”


Tờ THE AUSTRALIAN từ Sydney cũng chỉ trích Tổng thống Mỹ: "Putin được khuyến khích bởi sự yếu đuối của Biden. Không thể phủ nhận rằng Biden đã không thể ngăn chặn Nga xâm lược Ukraine. Biden có thể là một người tốt, làm hết sức mình, nhưng đã già quá 20 tuổi đối với Nhà Trắng".


Tờ THE KOREA HERALD từ Seoul kêu gọi phương Tây cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine và hỗ trợ phòng không: "Vụ đánh bom ở bệnh viện Mariupol đã làm rõ những gì mà Nhà Trắng và các đồng minh trong khối NATO đang chậm nắm bắt. Bất chấp những tổn thất của Nga, Putin không muốn có một lối thoát ngoại giao cho cuộc chiến ở Ukraine. Vì tức giận trước những thất bại, Putin cố gắng quét sạch các thành phố của Ukraine từ trên không. Cho đến nay, phương Tây đã thất bại trong việc cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không cần thiết để chấm dứt cuộc tàn sát. Putin phải bị ngăn chặn và do đó tốt hơn là giúp Ukraine bảo vệ không phận."

 

Tờ DE TELEGRAAF của Hà Lan  từ Amsterdam nói rõ: "Không ai muốn cuộc chiến này leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện. Nhưng khối NATO phải sẵn sàng chiến đấu, nếu Putin vượt qua "lằn ranh đỏ" và tấn công lãnh thổ các nước thuộc khối NATO. Nhưng răn đe sẽ chỉ có tác dụng nếu Liên minh bảo vệ biên giới của mình tốt và mạnh mẽ hơn".


Tờ EL UNIVERSO từ Guayaquil của Ecuador đã nhớ lại nhưng chỉ là thất vọng khi cho là: "Hy vọng đã nảy sinh trong những thời điểm tồi tệ nhất của đại dịch Corona là nhân loại sẽ trở nên đoàn kết và đồng cảm hơn. Hiện nay, các cuộc tấn công của Nga tại Ukraine đang ngày càng trở nên thô bạo hơn và thậm chí còn có một mối đe dọa sử dụng vụ khí hạt nhân trước mắt."


Nhật báo SABAH từ Istanbul đề cập đến các nỗ lực hòa giải của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan: "Thổ đã trở thành trung tâm của ngoại giao quốc tế vì cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Hôm qua, Thủ tướng Đức Scholz đã đến thăm Erdogan, vào Chủ nhật, Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis và tuần trước là Tổng thống Israel Herzog. Là một nhà trung gian hòa giải trong cuộc chiến Ukraine, Thổ có thể một lần nữa đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của châu Âu. Liên Âu hoàn toàn muốn ngăn chặn Putin và nên trao cho Thổ một vai trò quyết định trong việc này".


Tờ GULF NEWS  tại Dubai tập trung vào một khía cạnh khác của cuộc chiến: "Ngay cả khi cuộc xung đột vũ trang không lan rộng ra ngoài Ukraine và kết thúc sớm hơn, tác động của nó có thể sẽ tàn phá lâu dài trên toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ đẩy hàng triệu người trên toàn cầu lâm cảnh nghèo đói vì thiếu nguồn cung ngũ cốc từ Nga và Ukraine và giá cả tăng vọt". 


-- Đỗ Kim Thêm dịch
(Tổng hợp từ các nguồn của euro topics, Die internationale Presseschau, 15/3/2022).



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.