Hôm nay,  

Người Đàn Ong Mù Và Tiếng Đàn Violin Ocean Vương, Người Thi Sỹ Tỵ Nạn Việt Nam

12/11/201900:00:00(Xem: 4217)

Ocean Vương sinh năm  1988 ở Sàigòn, đến Mỹ năm 1990,  vì có vấn đề y khoa nên 11  tuổi mới đi học.

Là một thi sĩ và văn sĩ, sống ở New York City

Trong số nhiều giải thưởng nhận được, năm 2016, Ocean Vương thắng giải  Stanley Kunitz Prize dành cho Thi sĩ Trẻ.

Tập thơ nổi tiếng của anh có tên:  “ Night Sky with Exit Wounds.”

Năm 2019, Vương cho ra đời tác phẩm  “On Earth We’re Briefly Gorgeous” được trao Giải của Genius Grant của McArthur Foudation.

& & &

Đây phần của bài thơ:

Trên chuyến xe lửa vội vã.  Một người đàn ông mù

loạng chọang bước tới trước, cây gậy của ông ta đập đập nhè nhẹ

dò dẫm hết lối đi.  Ông ta dựa vào cánh cữa tàu,

Đưa cái đàn violin lên cằm, và nói tôi xin lỗi

làm phiền ông bà anh chị.  Nhưng xin làm ơn. Chỉ xin lắng nghe.

và tôi chết trong lòng vì tiếng xin lỗi đó.  Và giống như một cái gì đó đồng dạng với âm nhạc

nên được thứ tha.  Ông áp má vào gổ cây đàn như vào người mình yêu

hít một hơi sâu và, và ngay đầu cái kéo dâu chậm, tiếng đàn vút lên cao

thấm vào da của chúng tôinhư nưưc ấm, chúng tôi

những người không có gì trừ điểm đến, những người mơ về ánh sáng

nhưng rơi xuống vào miệng của những đường hầm, tìm kiếm.

Những hột mồ hôi rơi từ lông mày của ông ta, tạo thành những bông hồng màu đen xẩm trên cây đàn.  Cái đầu của ông ta rung động theo từng âm giai

thoát ra qua lỗ trống của thân cây đàn.  Người đàn bà bên cạnh tôi

để quyển sách đọc xuống, nhắm mắt mình lại, đứa bé

ngưng khóc, người cảnh sát ngồi xuống ghế, và tôi biết

chiếc xe lửa này quá nhanh cho giấc mơ, cái hàm sắt này

sẽ luôn mở rộng ra để nuốt chửng nụ cười đã bị mất.

Ký ức này thiếu ...ra sao khi thất bại trước cái chết.

Sẽ nghe những nốt nhạc này ra sao khi con tàu lướt đi

Vào sân ga, khi đèn sáng lên, và bài nhạc

còn vương vấn trong hơi thở dâng lên từ chỗ ghế trống?

Tôi biết mình quá phàm tục để ca ngợi những gì đang phai mờ đi.

Nhưng ngay bây giờ đây, tôi chỉ muốn lắng nghe khi con tàu chứa đầy

hoàn toàn với nứơc ấm, và tất cả chúng ta

lội bơi chậm chạp hướng đến người đàn ông với tiếng nhạc của Mozart

tuôn chảy ra từ bàn tay mình.  Tôi không muốn gì

ngoài việc cho ngón tay của mình vào miệng của ông ta,

để lời cầu nguyện ngân nga qua đường gân máu của mình.

***

Bây giờ, xin mời các bạn đọc lời bình phẩm, trong đó có tập thơ “Night Sky With Exit Wounds” của Ocean Vuong do MICHIKO KAKUTAMI viết – May  09, 2016 - Books of The Times.

Một trong những bài thơ gây xúc động mạnh trong tập thơ xuất xắc mới viết này, Ocean Vuong đặt kề bên hình ảnh náo loạn của Sàgòn ngày 30 tháng Tư, 1975 với lời bài nhạc của Irving Berlin trong “White Christmas” – bài ca này đã được Đài Quân Đôi Mỹ phát đi ngày đó, báo hiệu cho cuộc di tản ra khỏi VN bắt đầu:

“Ngọn cây lấp lánh và trẻ con lắng nghe, viên cảnh sát trưởng/gục mặt xuống một vũng Coca-Cola.( ý chỉ vũng máu khô quánh lại – ttt) /Một tấm hình cỡ bằng bàn tay ướt sũng/nằm bên cạnh lỗ tai trái của  mình.”

Trong khi Bing Crosby ngâm nga lời cầu chúc lành trong bài ca, “Chúc mọi Ngày Giáng Sinh của bạn toàn tuyết trắng,” thì bầu trời Saìgòn bị xé vụn bởi lửa đạn, “Một chiếc quân xa chay nhanh qua ngã tư, trẻ con/la hét bên trong xe./Một chiếc xe đạp phóng tới/ xuyên qua cữa một căn tiệm” và “ tiếng chân chạy đầy công viên như đá/ rớt từ trên trời xuống.”

Bài thơ “Aubade With Burning City” dưạ vào ký ức của cụ bà của Vuong , bà nhớ lại lại khi Sàigòn “sụp đổ trong khi bài ca về tuyết còn vang.”  Bà lấy một người lính Mỹ, và trong một bài thơ khác, Vương trầm ngâm về cái mỉa mai của chiến tranh: Nếu mà ông và bà của anh không bao giờ gặp nhau thì anh và má của anh sẽ không có mặt trên đời: “Như vậy thì không có bom = không có gia đình = không có tôi.”

Sinh ra ở vùng đồng ruộng ngọai ô Sàigòn năm 1988, Vương, người thắng Giải thơ Whiting Award for Poetry. Đến Mỹ lúc hai tuổi , sau hơn một năm trong trại tỵ nạn ở Phi.  Anh là người đầu tiên trong gia đình học đọc chữ. Nhưng khi nhỏ thường được nghe bà của mình kể chuyện cổ tích dân gian. Và thơ của anh lấy âm điệu nhạc tính từ lối văn kể truyền miệng đó và phối hợp một cách tuyệt khéo với tiếng Anh mà mình yêu mến.

Những bài thơ trong tập thơ mới đây của anh, tập “Night Sky With Exit Wounds” (Trời Đêm với những Vết Thương Trổ Ra)  - và hai tập trước đó (“No” và Burnings”) - chứa trong đó hồi ức chính xác trải dài thi phẩm của nữ thi sĩ Emily Dickinson, kết hợp với sự cam khích về âm thanh và tiết nhịp của từ ngữ giống như của Gerard Manley Hopkins. Vương có thể tạo nên những hình ảnh đáng cho ta kinh ngạc  như: “cây đàn piano màu đen trong đồng cỏ, tượng nhỏ cặp vợ chồng cắm trên bánh cưới cất dưới mặt kiếng, một người chăn cừu bước ra từ tranh của Caravaggio” và anh tạo những yên lặng hay tạo những “biến ngữ” có tác dụng nói lên sức  mạnh mẻ cho lời nói cũng như cho từ ngữ của mình.

Có một xúc động mạnh như sóng dập mạnh vào bờ trong những bài thơ này thoát ra từ sự thành thật và trung thực của Vương. Và từ khả năng của anh bắt được những giây phút thời gian, sự trong sáng như nhiếp ảnh, và một cảm giác hoài niệm về tất cả những hiện hữu ở cõi phàm trần.               

Vương viết với tính cách của một di dân, và của một người đồng tính. Thơ của anh bắt được cái ý nghĩa của một “kẻ đứng bên ngòai” (một “con thú bị ruồng bỏ/ khỏi chiếc thuyền chở chúng sanh”) và cái lịch sử hung tợn đầy thành kiến của Mỹ quốc, nơi mà “cây cối biết/ sức nặng của lịch sử.” Anh viết về những chuyến hải hành trên biển cuồng phong mà người đi phải chịu khi tìm đường tới Mỹ. Những chuyến hải hành đem lại trong trí hình ảnh của những cuộc hành trình tìm sống mang đầy hy vọng và đoạn đường trung gian phải chịu đựng của những nô lệ. -  và anh mô tả traị tỵ nạn như là : “ ngạt thở vì khói thuốc  & những bài thánh ca/ đựơc hát nữa chừng.”

Nhiều nhân vật trong tác phẩm của anh bị ám ảnh bởi những ký ức  (hay do nghe người khác kể lại) về cuộc chiến tranh Việt Nam mà gia đình anh phải chịu... Trong thơ của Vương, những hình thành của cuộc sống hằng ngày, ở Việt Nam cũng như ở Mỹ, bị liên tục xé rời bởi những xâm nhập thô bạo của bạo lực. Do từ trên trời xuống bởi trực thăng đổ quân ‘Hey’ hay bởi hoả tiển Tomahawk; hay từ họng súng của AK-47 hay từ khẩu Colt.45; hay từ cái tát tai của người đàn ông vào mặt người vợ...

Tiếng súng như Vương viết trong một bài thơ: “chỉ là âm thanh của người ta/ cố kéo dài sự sống hơn chút nữa/  không được.”... 

Vương tên thật là Vinh Quốc Vương. Nhưng má của anh đặt tên lại cho anh là Ocean sau khi tới Mỹ. Và trong những bài thơ này, ‘biển cả’ trở thành một ẩn dụ cho sự tái sanh và biến đổi con người. Có một vài ám chỉ đến tác phẩm “Tempest” của đại văn hào Shakepseare trong những trang viết về sự khả hữu của một “thay đổi như biển”, và khả năng mê hoặc của phù thủy Prospero.

Tập thơ này  là một chứng minh tuyệt vời cho khả năng của Vương trong việc dùng ma thuật của ngôn ngữ để triệu hồi và duy trì quá khứ, làm cho “xương cốt trở thành thơ ”. Và bằng cách đè ngòi viết lên giấy, anh đã chạm và khơi dậy  gia đình của mình “ trở lại từ miền tuyệt chủng.” 

                                                                                              

Lacey

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.