Hôm nay,  

Vàng Hời

25/10/201900:00:00(Xem: 2882)

 Mới bốn giờ sáng mọi người đã lục tục nhóm chợ rồi, ánh đèn dầu, đèn măng sông, đèn bạch lạp… lung linh như sao sa. Kẻ gánh người gồng, xe đẩy, cộ kéo… nườm nượp chuyển hàng vaò chợ, các gian hàng trong mươi dãy lều cũng đã bày biện xong. Các bà, các cô tranh thủ làm tô bún, dĩa bánh bèo bữa sáng để chuẩn bị cho phiên chợ cuối tháng.

 Mặt trời lên chừng tám con sào thì chợ đã đông nghịt, dân các tổng: long, An, Thành, Thạnh, Thế , Mỹ, Tài… đổ về mua bán, trao đổi sản vật. Tổng Long Nhơn nổi tiếng trù phú và giàu có nhất vùng bởi vì vừa có chợ laị nằm bên bến sông. Người ta bảo:” Nhất cận thị nhị cận giang” quả thật không sai chút nào! Những tưởng phiên chợ sẽ rộn ràng lắm vì thường những phiên cuối tháng đều thế cả nhưng hôm nay có vẻ lạ lùng. Người ta tụm năm tụm ba xì xầm gì đấy, vẻ mặt mọi người có vẻ thần bí. Người ta kháo nhau:

 - Bà Hộ Mễ chết rồi!

 Bà Tư hàng xén kể lể:

 - Tối qua thằng Lân, con trai chở bả  đi thâu tiền hụi, bả ngồi thế nào mà ngã ngửa ra chấn thương sọ não, chưa kịp chở đi nhà thương thì chết mất!

 Cái tin bà Hộ Mễ chết làm xôn xao cả chợ và các tổng quanh vùng. Bà Hộ Mễ nổi tiếng giàu có, không biết tên cúng cơm là gì nhưng vì bà buôn gạo, thóc, ngũ cốc. Chồng bà có hàm bá hộ nên người ta gọi là bà Hộ Mễ. Người ta đồn năm ngoái bà đưọc vàng Hời nên đã giàu laị giàu thêm. Có người thấy bà có buồng cau vàng nhưng có kẻ khác laị khẳng định đó là buồng dừa. Nhiều người nói bóng gió về việc được vàng Hời thì bà cũng ỡm ờ:

 - Trời đất, ai đồn chi thất đức vậy? vàng Hời mà được thì cũng dễ chết lắm đa! 

Thế rồi khi bà té xe chết, người ta nhớ lời bà nên càng tin chắc bà đã được vàng Hời. Ông Bảy Nề kể cho mấy bạn nhậu của ổng rằng:

 - Vàng Hời vốn đã bị ếm, người Hời có lời nguyền ai mà lấy được sẽ chết bất đắc kỳ tử. Lúc tui còn nhỏ có theo nội lên chùa, nội tui dạy: hễ ai được vàng Hời thì phải lên tháp chạy quanh bảy vòng, vừa chạy vừa hát:

 Của thiên trả địa

 Trời đất phân chia

 Vàng Hời đất Việt

 Chớ tiếc làm chi

 Của thế người đi

 Đó cho đây lấy

 Linh tại tháp này

 Lòng ngay lời thật

 Thần Phật chứng tri

 Từ bi gia hộ

Thì sẽ giải được mọi buà ngải và lời ếm trên vàng, sau đó về phải cúng đình, phát chẩn… sẽ không bị chết, còn nếu không thì sẽ chết bất đắc kỳ tử. Bà Hộ Mễ được vàng Hời mà không làm theo nên phải chết oan mạng.

 Ông Bảy Nề còn nói chứng:

 - Xóm chùa có ông sáu Sự được con ngỗng vàng bằng nắm tay, cô Bốn Hóa được tưọng Shiva vàng bằng trái cóc, thằng Đực được mặt chuyền hai lượng… nhưng có ai chết đâu, vì họ biết làm theo cách mà tui mới nói. Vàng Hời vốn không phải của mình, mình được thì mình phải biết làm phước thì mới an được chứ! Còn tham quá cứ muốn ăn hết thì bị vật là phải rồi.

 Từ chợ Bà Bâu qua xóm chùa phải băng qua gò Yến, người ta đồn gò Yến ma nhiều lắm, những lúc chạng vạng hay gà gáy ma Hời khóc than tỉ tê nghe rợn cả người. Gò Yến có nhiều mả Hời nhất của mấy tổng quanh đây, những cái mả đắp bằng vôi, ô dước tròn lum lum như những con rùa khổng lồ. Những cái mả không biết có tự bao đời rồi, chẳng ai dám động đến. Ban ngày người ta còn dám băng qua nhưng khi chiều về mấy bà đi chợ về đành lội ngược ra con lộ rồi đi vòng về xóm chùa chứ không dám đi qua gò Yến. Ông Bảy Nề kể:

 - Khi nội tui còn sống, ổng hay kể tích gò yến cho tụi tui nghe. Gò yến xưa là đất của người Hời, chỗ này là hành cung vua Hời thường tổ chức yến tiệc. Sau này nhập về nước mình, người mình đào được nhiều đồ cổ: chén bát, lu hũ, ghè… nên mới gọi là gò Yến.

 Gò Yến nổi tiếng nhiều ma nên bao đời nay chẳng ai dám động đến, ấy vậy mà khi nghe bà Hộ Mễ được vàng Hời bọn trộm mộ từ đâu không biết kéo đến, đêm đêm đào những cái lỗ vừa một người chui lọt xuyên qua những cái mả Hời ấy. Chúng phá quách lôi ra đủ thứ đồ tuỳ táng quăng vung vãi khắp nơi. Chúng chỉ chăm chăm lấy vàng còn bao nhiêu đồ đạc bỏ hết. Cứ mỗi buổi sáng bọn chăn bò ra gò Yến nhặt bao nhiêu là chén bát, lu ghè…đem về đựng nước mưa, đựng thức ăn gà vịt.

 Ông Bảy Nề còn bảo:

 - Nội tui kể: những người Hời giàu có họ thường chôn sống trinh nữ theo để giữ vàng của họ. Những trinh nữ ấy bị cho uống rượu say, miệng ngậm linh sâm ngàn năm. Họ sẽ thành thần giữ vàng cho chủ. Ai mà động đến những ngôi mộ đó hay lấy trộm vàng sẽ bị vật chết! Vàng Hời bị ếm linh lắm, nhặt được mà không biết cách giải thì cũng bị trướng bụng như trống chầu mà chết, hoặc chết bất đắc kỳ tử. Gò Yến, Gò Đu, miễu Cây Da Sà… chỗ nào cũng có mả Hời chôn trinh nữ cả. Những đêm trăng ma Hời hát ca nghe ai oán lắm, đuốc xanh lập loè chẳng ai dám ra vườn đái.

 Đám ma bà Hộ Mễ lớn ơi là lớn, chiêng trống inh ỏi cả chợ Bà Bâu, cờ phướn rợp trời, vòng hoa, liễn… thì thôi phải biết, nhiều lắm! nhà bà Hộ Mễ xưa nay không đi chùa bao giờ ấy vậy mà hôm nay thỉnh hoà thượng Giác Huyền đến tụng kinh cúng đám cho bà. Sau khi an táng xong người nhà bà mới hỏi:

 - Bạch thầy! liệu bà, mẹ của tụi con sẽ siêu thoát ?

 Thầy thật thà:

 - Bần tăng vốn không có thần thông nên không biết bà ấy sẽ đọa hay siêu thoát. Bần tăng chỉ biết hết lòng chú nguyện cho bà thôi! phần người nhà các vị cũng nên sắm sửa trai giới cúng thất trong bảy tuần, làm phước, bố thí, phóng sanh… để hồi hướng công đức cho bà ấy! cái quan trọng là các thí chủ phải thật tâm làm chứ không phải qua quít cho xong hay làm màu để khoe mẽ với xóm giềng. Bần tăng tui đọc kinh thấy dạy: trong bảy phần công đức thì người chết hưởng một còn laị của các vị đứng ra làm. Vì vậy khi các vị làm phước cũng chính là phần nhiều làm cho bản thân qúy vị vậy!

 Sau tuần thất thứ bảy có người đa sự lên chùa gặp hoà thượng  Giác Huyền hỏi:

 - Có phải bà Hộ Mễ được vàng Hời nên bị ếm mà chết?

 Hoà thượng Giác Huyền cười:

-           Bà ấy được vàng hay không thì bần tăng không biết, chuyện bùa ngải hay trù ếm bần tăng cũng không biết, nhưnng có một điều là dân các tổng cũng nghe đồn nhiều người được vàng Hời nhưng không ai chết sao chỉ có mỗi bà Hộ Mễ chết? theo thói thường hễ khi được vàng hay của mà không do mình làm ra thì cũng nên làm phước, chẩn tế… để giải bớt oán kết của người chủ của món đồ ấy, thứ nữa để cái đức về sau.

 Người nhà bà Hộ Mễ sau đám ma nghe lời thầy làm phước, chẩn tế nhiều lắm. Bọn cái bang quanh chợ Bà Bâu suốt mấy tuần liền được hưởng phước lây.  Dân xóm chùa và các tổng cứ bàn tán mãi không thôi. Bà Tám bánh bèo xóm gốc me nói chắc nịch:

 - Tui dám chắc bà Hộ Mễ được buồng cau vàng là thật! bữa đó vợ chồng bả cùng ông nhà tui lên gò Yến dẫy mả, làm đâu chừng mươi phút thì ông nhà tui thấy hai vợ chồng bả cứ dấm duí trong buị cây ổ trầu, vẻ mặt khác thường. Ông nhà tui hỏi thì bả kêu đau bụng. Nói xong bả lom khom ôm bụng đi về, từ đó hai vợ chồng nghỉ bán ngũ cốc luôn, rồi tự dưng ăn xài xả láng, mua đất khắp nơi. Tụi thợ bạc của tiệm vàng Sáu Phụng kể cho ông nhà tui nghe là tuị nó thấy bà Hộ Mễ đem buồng cau vàng tới tiệm để cắt ra bán. Từ đó ông nhà tui mới suy nghiệm laị thì ra bữa nọ hai vợ chồng được vàng Hời nên bỏ về. Bả được vàng chẳng bao lâu thì chết bất đắc kỳ tử thì quả thiệt đúng chứ đâu còn gì nữa mà ngờ. Kể cũng tội bả, chưa được hưởng bao lâu thì chết oan mạng vậy!

 Sau  khi bà Hộ Mễ chết, bọn con nít quanh chợ Bà Bâu bỗng dưng chạy nhảy rong chơi khắp nơi mà hát đồng dao:

  Vàng Hời vàng Hời

 Của mất thường người

 Được chớ vội cười

 Hãy mau làm phước

 Lời ếm chưa trừ

 Mà đem cất giữ

 Mất mạng vong thân

 Đồng cân đấu máu

 Trinh nữ ngậm sâm

 Ngàn năm giữ của

 Vàng hời vàng Hời

 Được hãy nhớ lời

 Của thiên trả địa

 Đền tháp đá bia

 Hãy mau tạ lễ

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất lăng thành, 2019

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.