Hôm nay,  

Vàng Hời

25/10/201900:00:00(Xem: 2883)

 Mới bốn giờ sáng mọi người đã lục tục nhóm chợ rồi, ánh đèn dầu, đèn măng sông, đèn bạch lạp… lung linh như sao sa. Kẻ gánh người gồng, xe đẩy, cộ kéo… nườm nượp chuyển hàng vaò chợ, các gian hàng trong mươi dãy lều cũng đã bày biện xong. Các bà, các cô tranh thủ làm tô bún, dĩa bánh bèo bữa sáng để chuẩn bị cho phiên chợ cuối tháng.

 Mặt trời lên chừng tám con sào thì chợ đã đông nghịt, dân các tổng: long, An, Thành, Thạnh, Thế , Mỹ, Tài… đổ về mua bán, trao đổi sản vật. Tổng Long Nhơn nổi tiếng trù phú và giàu có nhất vùng bởi vì vừa có chợ laị nằm bên bến sông. Người ta bảo:” Nhất cận thị nhị cận giang” quả thật không sai chút nào! Những tưởng phiên chợ sẽ rộn ràng lắm vì thường những phiên cuối tháng đều thế cả nhưng hôm nay có vẻ lạ lùng. Người ta tụm năm tụm ba xì xầm gì đấy, vẻ mặt mọi người có vẻ thần bí. Người ta kháo nhau:

 - Bà Hộ Mễ chết rồi!

 Bà Tư hàng xén kể lể:

 - Tối qua thằng Lân, con trai chở bả  đi thâu tiền hụi, bả ngồi thế nào mà ngã ngửa ra chấn thương sọ não, chưa kịp chở đi nhà thương thì chết mất!

 Cái tin bà Hộ Mễ chết làm xôn xao cả chợ và các tổng quanh vùng. Bà Hộ Mễ nổi tiếng giàu có, không biết tên cúng cơm là gì nhưng vì bà buôn gạo, thóc, ngũ cốc. Chồng bà có hàm bá hộ nên người ta gọi là bà Hộ Mễ. Người ta đồn năm ngoái bà đưọc vàng Hời nên đã giàu laị giàu thêm. Có người thấy bà có buồng cau vàng nhưng có kẻ khác laị khẳng định đó là buồng dừa. Nhiều người nói bóng gió về việc được vàng Hời thì bà cũng ỡm ờ:

 - Trời đất, ai đồn chi thất đức vậy? vàng Hời mà được thì cũng dễ chết lắm đa! 

Thế rồi khi bà té xe chết, người ta nhớ lời bà nên càng tin chắc bà đã được vàng Hời. Ông Bảy Nề kể cho mấy bạn nhậu của ổng rằng:

 - Vàng Hời vốn đã bị ếm, người Hời có lời nguyền ai mà lấy được sẽ chết bất đắc kỳ tử. Lúc tui còn nhỏ có theo nội lên chùa, nội tui dạy: hễ ai được vàng Hời thì phải lên tháp chạy quanh bảy vòng, vừa chạy vừa hát:

 Của thiên trả địa

 Trời đất phân chia

 Vàng Hời đất Việt

 Chớ tiếc làm chi

 Của thế người đi

 Đó cho đây lấy

 Linh tại tháp này

 Lòng ngay lời thật

 Thần Phật chứng tri

 Từ bi gia hộ

Thì sẽ giải được mọi buà ngải và lời ếm trên vàng, sau đó về phải cúng đình, phát chẩn… sẽ không bị chết, còn nếu không thì sẽ chết bất đắc kỳ tử. Bà Hộ Mễ được vàng Hời mà không làm theo nên phải chết oan mạng.

 Ông Bảy Nề còn nói chứng:

 - Xóm chùa có ông sáu Sự được con ngỗng vàng bằng nắm tay, cô Bốn Hóa được tưọng Shiva vàng bằng trái cóc, thằng Đực được mặt chuyền hai lượng… nhưng có ai chết đâu, vì họ biết làm theo cách mà tui mới nói. Vàng Hời vốn không phải của mình, mình được thì mình phải biết làm phước thì mới an được chứ! Còn tham quá cứ muốn ăn hết thì bị vật là phải rồi.

 Từ chợ Bà Bâu qua xóm chùa phải băng qua gò Yến, người ta đồn gò Yến ma nhiều lắm, những lúc chạng vạng hay gà gáy ma Hời khóc than tỉ tê nghe rợn cả người. Gò Yến có nhiều mả Hời nhất của mấy tổng quanh đây, những cái mả đắp bằng vôi, ô dước tròn lum lum như những con rùa khổng lồ. Những cái mả không biết có tự bao đời rồi, chẳng ai dám động đến. Ban ngày người ta còn dám băng qua nhưng khi chiều về mấy bà đi chợ về đành lội ngược ra con lộ rồi đi vòng về xóm chùa chứ không dám đi qua gò Yến. Ông Bảy Nề kể:

 - Khi nội tui còn sống, ổng hay kể tích gò yến cho tụi tui nghe. Gò yến xưa là đất của người Hời, chỗ này là hành cung vua Hời thường tổ chức yến tiệc. Sau này nhập về nước mình, người mình đào được nhiều đồ cổ: chén bát, lu hũ, ghè… nên mới gọi là gò Yến.

 Gò Yến nổi tiếng nhiều ma nên bao đời nay chẳng ai dám động đến, ấy vậy mà khi nghe bà Hộ Mễ được vàng Hời bọn trộm mộ từ đâu không biết kéo đến, đêm đêm đào những cái lỗ vừa một người chui lọt xuyên qua những cái mả Hời ấy. Chúng phá quách lôi ra đủ thứ đồ tuỳ táng quăng vung vãi khắp nơi. Chúng chỉ chăm chăm lấy vàng còn bao nhiêu đồ đạc bỏ hết. Cứ mỗi buổi sáng bọn chăn bò ra gò Yến nhặt bao nhiêu là chén bát, lu ghè…đem về đựng nước mưa, đựng thức ăn gà vịt.

 Ông Bảy Nề còn bảo:

 - Nội tui kể: những người Hời giàu có họ thường chôn sống trinh nữ theo để giữ vàng của họ. Những trinh nữ ấy bị cho uống rượu say, miệng ngậm linh sâm ngàn năm. Họ sẽ thành thần giữ vàng cho chủ. Ai mà động đến những ngôi mộ đó hay lấy trộm vàng sẽ bị vật chết! Vàng Hời bị ếm linh lắm, nhặt được mà không biết cách giải thì cũng bị trướng bụng như trống chầu mà chết, hoặc chết bất đắc kỳ tử. Gò Yến, Gò Đu, miễu Cây Da Sà… chỗ nào cũng có mả Hời chôn trinh nữ cả. Những đêm trăng ma Hời hát ca nghe ai oán lắm, đuốc xanh lập loè chẳng ai dám ra vườn đái.

 Đám ma bà Hộ Mễ lớn ơi là lớn, chiêng trống inh ỏi cả chợ Bà Bâu, cờ phướn rợp trời, vòng hoa, liễn… thì thôi phải biết, nhiều lắm! nhà bà Hộ Mễ xưa nay không đi chùa bao giờ ấy vậy mà hôm nay thỉnh hoà thượng Giác Huyền đến tụng kinh cúng đám cho bà. Sau khi an táng xong người nhà bà mới hỏi:

 - Bạch thầy! liệu bà, mẹ của tụi con sẽ siêu thoát ?

 Thầy thật thà:

 - Bần tăng vốn không có thần thông nên không biết bà ấy sẽ đọa hay siêu thoát. Bần tăng chỉ biết hết lòng chú nguyện cho bà thôi! phần người nhà các vị cũng nên sắm sửa trai giới cúng thất trong bảy tuần, làm phước, bố thí, phóng sanh… để hồi hướng công đức cho bà ấy! cái quan trọng là các thí chủ phải thật tâm làm chứ không phải qua quít cho xong hay làm màu để khoe mẽ với xóm giềng. Bần tăng tui đọc kinh thấy dạy: trong bảy phần công đức thì người chết hưởng một còn laị của các vị đứng ra làm. Vì vậy khi các vị làm phước cũng chính là phần nhiều làm cho bản thân qúy vị vậy!

 Sau tuần thất thứ bảy có người đa sự lên chùa gặp hoà thượng  Giác Huyền hỏi:

 - Có phải bà Hộ Mễ được vàng Hời nên bị ếm mà chết?

 Hoà thượng Giác Huyền cười:

-           Bà ấy được vàng hay không thì bần tăng không biết, chuyện bùa ngải hay trù ếm bần tăng cũng không biết, nhưnng có một điều là dân các tổng cũng nghe đồn nhiều người được vàng Hời nhưng không ai chết sao chỉ có mỗi bà Hộ Mễ chết? theo thói thường hễ khi được vàng hay của mà không do mình làm ra thì cũng nên làm phước, chẩn tế… để giải bớt oán kết của người chủ của món đồ ấy, thứ nữa để cái đức về sau.

 Người nhà bà Hộ Mễ sau đám ma nghe lời thầy làm phước, chẩn tế nhiều lắm. Bọn cái bang quanh chợ Bà Bâu suốt mấy tuần liền được hưởng phước lây.  Dân xóm chùa và các tổng cứ bàn tán mãi không thôi. Bà Tám bánh bèo xóm gốc me nói chắc nịch:

 - Tui dám chắc bà Hộ Mễ được buồng cau vàng là thật! bữa đó vợ chồng bả cùng ông nhà tui lên gò Yến dẫy mả, làm đâu chừng mươi phút thì ông nhà tui thấy hai vợ chồng bả cứ dấm duí trong buị cây ổ trầu, vẻ mặt khác thường. Ông nhà tui hỏi thì bả kêu đau bụng. Nói xong bả lom khom ôm bụng đi về, từ đó hai vợ chồng nghỉ bán ngũ cốc luôn, rồi tự dưng ăn xài xả láng, mua đất khắp nơi. Tụi thợ bạc của tiệm vàng Sáu Phụng kể cho ông nhà tui nghe là tuị nó thấy bà Hộ Mễ đem buồng cau vàng tới tiệm để cắt ra bán. Từ đó ông nhà tui mới suy nghiệm laị thì ra bữa nọ hai vợ chồng được vàng Hời nên bỏ về. Bả được vàng chẳng bao lâu thì chết bất đắc kỳ tử thì quả thiệt đúng chứ đâu còn gì nữa mà ngờ. Kể cũng tội bả, chưa được hưởng bao lâu thì chết oan mạng vậy!

 Sau  khi bà Hộ Mễ chết, bọn con nít quanh chợ Bà Bâu bỗng dưng chạy nhảy rong chơi khắp nơi mà hát đồng dao:

  Vàng Hời vàng Hời

 Của mất thường người

 Được chớ vội cười

 Hãy mau làm phước

 Lời ếm chưa trừ

 Mà đem cất giữ

 Mất mạng vong thân

 Đồng cân đấu máu

 Trinh nữ ngậm sâm

 Ngàn năm giữ của

 Vàng hời vàng Hời

 Được hãy nhớ lời

 Của thiên trả địa

 Đền tháp đá bia

 Hãy mau tạ lễ

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất lăng thành, 2019

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.