Hôm nay,  

Rán học đi con!

07/06/201910:09:00(Xem: 3731)

Ôi nhớ xưa, thời đi học, bữa nào hổng có ai đưa đò là tui trốn học để lạng quạng đường quê; để: “Ngô mướt dài bãi quê. Gió chiều chiều dịu mát. Đàn trâu chậm ngoài đê. Vẫn đi về lối cũ!”

Sau nầy, lớn lên vào Đại học, có lần cắc cớ, tui hỏi Thầy tui rằng: “Thưa Thầy! Hồi xưa Thầy có từng trốn học hay không?” Thầy thành thật: “Có chớ! Nhưng hổng có nhiều! Tui có thằng bạn thân trốn học, rủ trốn theo, hai đứa cho vui; nhưng sợ Má tui buồn, nên tui hổng chịu! Giờ thấy tiếc thời thơ dại!”

“Tiếc gì ạ?” “Tiếc nhiều lắm: Tiếc không biết bắn chim bằng giàn ná! Tiếc không biết ôm bập dừa tập lội. Còn bạn tui cái gì cũng biết hết! Thiệt là đáng khâm phục!”

“Vậy giờ bạn của Thầy làm nghề gì ạ?” “Ờ! Nó chăn trâu!”

***

Rồi qua đây thấy mấy thằng bạn Úc cũng có cái tư tưởng lớn giống như Thầy tui vậy! “Cần cái gì học cái nấy! Không cần không học! Đời ngắn lắm mà!”

Có để ý chữ ‘studying’ (học vấn) là do hai chữ ‘study’ (học) và ‘dying’ (chết) ghép lại hay không? Bỏ thời giờ đi học cái mình không cần thì mình đã giết chết một phần của đời mình đó! Uổng lắm!

Mới đây thôi, em Rosabella Dahu, 7 tuổi, đang theo học tại Sheldon Elementary School ở Houston, đã rời trường về nhà sau khi tự thay quyền cha mẹ mình mà viết giấy xin nhà trường cho mình về sớm. Cô bé học trò mới lớp 2 này vì không ăn ‘pizza’ buổi trưa nên bị đói bụng. Khi chuông tan trường vừa reo, Rosabella bỏ ngang giờ học thêm đúng ra phải tới 6 giờ chiều lận. Làm sao về sớm bây giờ? Rosabella bèn viết một tấm giấy, giả danh cha mẹ mình:“Hôm nay tôi muốn bé Rosabella về nhà theo chuyến xe buýt số 131.” (Chuyến xe buýt đưa các học sinh không phải ở lại để học thêm như Rosabella mỗi ngày).

Lúc đầu quý thầy, cô cũng nghi! Vì bức thư xin phép nầy sai chính tả tùm lum, tà la. Nhưng rốt cuộc, quý thầy coi đây là thư do cha mẹ em viết (vì mới lớp 2 làm sao nó nghĩ ra được cái diệu kế nầy chớ?) nên cho em về. Nhưng Tía em, Charlie Dahu, thì trách là Thầy cô không chịu xem xét chữ viết trên tờ giấy đó mà cứ cho phép con mình về sớm.

Bị Tía em cật vấn, thì thầy cô biện minh là: “Thời buổi này, phụ huynh học sinh viết một lá thư trật bấy bá như vầy cũng không phải là ít! Thôi cho tụi tui chịu lỗi đi nhe!” Nhưng ông Charlie Dahu hổng hài lòng, lặng lẽ cho con mình chuyển trường đi nơi khác.

***

Bà con mình xưa ai đi học đều biết từ trốn học và cúp cua (coupe cours)! Trốn học khác cúp cua nha. Trốn học là trốn nguyên buổi học. Cúp cua là trốn một hay hai giờ thôi.

Một nữ độc giả của tui hồi xưa từng làm cô giáo kể rằng: “Con gái tới tuổi dậy thì là ngứa ngáy toàn thân, bắt ngồi hoài trong lớp thì làm sao chịu cho nổi. Thế nên có em mới học lớp Đệ Tứ thôi (tức lớp Chín bây giờ) ôm bụng mếu máo xin cô giáo cho về! Thông cảm phận nữ nhi với nhau, cô giáo gật đầu. Ai dè hết giờ dạy, tui về thì thấy em ngồi sau ‘bọt ba ga’ ôm eo ếch thằng bạn trai cùng lớp, miệng cười toe toét. Vui hết biết!

Thế nên lần sau em cũng ôm bụng mếu máo xin về, tui gọi xe cứu thương chở em thẳng vô phòng cấp cứu luôn. Bởi dù nghi em làm người 'nhái', lặn để đi chơi với bồ nhưng lỡ lần nầy em đau thiệt thì sao? Ai dè từ đó em không còn đau bụng bất tử nữa!”

***

Trong tự điển của đời tui không có chữ phấn đấu. Nhưng thằng bạn học của tui thì có. Hồi Tiểu học hai đứa thường trốn học, đi bắn cu li hay đuổi bướm cạnh bờ ao. Sau nó thức tỉnh, hổng lẽ đời ta mãi thế nầy nên quyết chí tu tỉnh bằng cách xin đi học thêm. Tía Má nó nói con học giỏi vậy thì học thêm chi cho tốn tiền hè?

Nó bèn mượn cái 'bảng điểm kinh hoàng của tui' về để chứng minh cho ba má nó thấy tại sao nó phải đi học thêm?. Nhờ vậy, sau nầy nó làm Tiến sĩ Hàng không, chuyên vẽ đường bay cho phi thuyền Appolo bay vào cõi hư vô!

***

Bịnh là phải chữa. Cúp cua, trốn học là bịnh của thời học sinh. Chắc chắn rồi! Nhưng tại sao? Dà! Có nhiều nguyên nhân lắm! Có đứa sợ bị cô kêu lên trả bài mà không thuộc thì mất mặt bầu cua cá cọp với đám con gái học chung một lớp.

Cúp cua rồi đi về nhà? Dễ gì. Về sớm là ăn chổi chà nên mấy em cà rà đi coi thiên hạ đá gà. Cho tới khi thi đâu rớt đó, Tía Má biết được sự thực phũ phàng… là đã quá muộn màng!

***

Tía tui đã từng năn nỉ tui rằng: “Rừng Nhu, Biển Thánh không ham! Nhỏ mà không học lớn làm cu li!” Dẫu vậy không phải đứa học trò nào từng cúp cua, trốn học hay ngay cả bỏ học cũng đều làm cu li hết ráo như tui đâu, thưa bà con.

Như ông Thomas Alva Edison chẳng hạn. Hồi nhỏ, Edison ốm yếu, gầy gò, đầu óc lơ tơ mơ nhưng hay tò mò, hỏi nhiều câu hóc búa, trật bản họng, làm thầy giáo bí rị, hổng biết đường đâu mà trả lời. Thầy quạu, xếp Edison hạng bét lớp, tức đội sổ, còn ghi vào học bạ: “Trò này dốt, lười, hư và hơi tửng tửng! Tốt nhất nên cho trò ấy đi chăn bò! Vì trò ấy có học nữa thì sau này cũng không làm nên trò trống gì…

Từ đó, Edison không đến trường nữa mà ở nhà tự học với mẹ. Và có thể vì lời phê phũ phàng đó làm Edison tự ái, nên dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, vừa đi bán báo kiếm tiền giúp Mẹ, vừa mày mò nghiên cứu những chuyện khác thiên hạ, Edison đã trở thành thiên tài.

Edison đã phát minh ra bóng đèn điện để thắp sáng toàn thế giới. Rồi nào là máy hát, máy ghi âm, máy quay phim, hệ thống điện báo, ngay cả tàu điện…Bổ đồng cứ 11 ngày là ông có một phát minh. Tổng cộng 1907 cái được cấp bằng sáng chế! Edison là người đứng đầu trong danh sách 12 vĩ nhân của nước Mỹ thế kỷ 20. Xưa đội sổ nay sổ đội ông lên! Ngoài Edison ra còn nhiều người khác cũng bỏ học giữa chừng như vậy vì cái đầu quá lớn như tỉ phú Bill Gates của Microsoft; tỉ phú Mark Zuckerberg của Facebook.

Thế nên bà con mình không thể kết luận võ đoán là mấy ông nầy cúp cua, trốn học rồi bỏ học nghĩa là họ bước chân ra khỏi cổng trường vôi trắng là lắng nhắng chơi không đâu. Chẳng qua cách học của họ khác hơn cách của thiên hạ. Học cái họ say mê; học ngay cả ở trường đời.

***

Người viết làm Tía của hai thằng cu. Con mình chắc hổng phải là thiên tài rồi nên lúc nào tui cũng phải chạy theo năn nỉ tụi nó: “Học đi con! Học đi! Để nữa vợ con hổng dám khi dể con như Má con đối với Tía.

Tía chỉ cần hai đứa học hết cái lớp 12 cũng đặng. Vậy là giỏi hơn Tía cả một trời một vực rồi; vì như tụi con đã biết: xưa Tía chỉ học hết cái lớp Đệ Tứ, tức lớp Chín ngày nay, rồi bỏ ngang việc học vì mắc bận yêu đương nhăng nhít với Má con. Tía ân hận lắm!

Nên bằng bất cứ giá nào, hai đứa bây không bao giờ cúp cua, không bao giờ trốn học, không bao giờ bỏ học ngang xương như Tía khi xưa. Rán hết sức bình sinh để rinh được cái Tú tài 2. Rồi mang cái bằng cấp đó về cho Tía treo trên giàn bếp cho Má tụi con biết rằng dòng dõi gia đình mình, (theo cái ‘gene’ di truyền của Tía cho hai đứa)… toàn là dân khoa bảng ?! Kẻo Má tụi bây lại phán rằng: “Làm biếng học, chuyên cúp cua, di truyền từ Tía tới con!”


Đoàn Xuân Thu

Melbourne

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.