Hôm nay,  

Con phà Bến Tre

16/05/201910:22:00(Xem: 4209)

                 Con phà Bến Tre


Tháng Tám qua phà sang Rạch Miễu

Một vùng mây nước nhớ bâng khuâng

Người xưa trở lại giòng sông cũ

Tìm cuối chân trời…những dấu chân


Cầu khởi công rồi , trơ cột sắt

Triều dâng con nước chảy bình yên

Mai kia ví nếu đường thông tuyến

Tủi phận con phà bị lãng quên


Ở đâu còn thấy bóng xà lan ?

Kéo một đoàn ghe khẳm cát vàng

Man mác chiều xanh sông nước đó

Bèo mây hờ hững gió mưa tan


Còn đâu thấp thoáng buồm no gió ?

Xuôi ngược trường giang những mảnh đời

Trọn kiếp thương hồ trăm bến đỗ

Mấy tầng mây nước mấy chia phôi


Từ độ sơn hà nghiêng ngửa đó

Gót giày mòn nhẳn bước quan san

Qua trăm sông lạ cây cầu lạ

Cát bụi nào phai nghĩa đá vàng


Vẫn nhớ giòng xưa bến nước xưa

Chao ôi ! Tình nặng mấy cho vừa

Ai qua bến ấy chiều ly biệt

Biết mấy người đi mấy kẻ đưa ?


Có những giòng sông chục chiếc cầu

Dập dìu xa lộ lướt qua mau

Đôi ba chiếc yacht buồn khua nước

Uể oải lưng trời cánh hải âu


Cho hay dù có đi ngàn dặm

Vẫn nhớ vô vàn bến nước trong

Vẫn nhớ con phà cao tuổi thọ

Miệt mài đưa rước khách sang sông


Tháng Tám qua phà sang Rạch Miễu

Triều dâng lai láng nước sông Tiền

Gió sông mát mặt người xa xứ

Còn nhớ…hay là mãi lãng quên ?


Mai kia chắc hẳn đường thông tuyến

Qua một giòng sông phút chốc vèo

Phà cũ trăm năm ai nhớ nữa

Gió trăng từ đó cũng buồn theo


Em mặc áo vàng đi chợ Tết

Dập dềnh con nước thủy triều lên

Qua sông để lại người trên bến

Một chút bình yên , chút nỗi niềm


Chúa nhật ra bờ sông giặt áo

Gió đùa tóc rối xõa bờ vai

Thương em thương cả cây cầu gỗ

Thương cả bờ xa vệt nắng dài


Chiều xưa đâu một chiều xưa nữa ?

Trái mận mời nhau góc cuối vườn

Ặn trái trên cây vừa mới chín

Còn nghe thoang thoảng một mùi hương


Ở đâu bàng bạc hương hoa mận ?

Đuôi tóc thơm từ ngọn gió xa

Trở lại mùa sau ăn trái chín

Nào hay ..mây chắn nẻo quan hà


Mùa mận , năm ba mùa mận nữa

Người đi góc núi chẳng tin về

Phà sang…đếm được bao nhiêu chuyến

Mấy cuộc sum vầy mấy cách ly ?


Mười năm gió cuốn hoa vông rụng

Biền biệt người đi chẳng trở về

Một sớm bên trời nghe thức dậy

Tình quê chan chứa nẻo biên thùy


Mười năm trở lại thăm vườn cũ

Mới biết người xưa đã lấy chồng

Mây nước quê hương thì vẫn thế

Mà người trong mộng đã sang sông


Một sớm anh về thăm Phước Thạnh

Vẫn hàng dừa nước cụm bần xanh

Hỏi thăm ..ai biết người năm cũ

Nền cũ hoang tàn lối cỏ quanh


Tháng Tám sông Tiền lai láng nước

Gió đùa nhô nhấp lục bình trôi

Mới hay mặt nước bao nhiêu sóng

Là bấy nhiêu tình kẻ ngược xuôi….


Hồ Thanh Nhã


Tháng 8 năm 2,000 , mẹ tôi mất ở Bến Tre . Tôi trở về Việt Nam , có dịp đi qua con phà Rạch Miễu , về thăm lại quê hương xứ dừa . Lúc đó cây cầu Rạch Miễu nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã khởi công , nhưng chưa xong . Con sông nầy , chuyến phà nầy , tôi đã đi qua lại nhiều lần từ khi còn bé . Những cảm xúc vui buồn lẫn lộn của tôi về cây cầu sắp được hoàn thành sẽ thay thế con phà trăm tuổi thọ nầy đã khiến tôi có ý định làm một bài thơ về chuyến thăm lại cố hương nầy . Đây là những cảm xúc có thật , trong một giai đoạn xây cất có thật của quê hương Bến Tre . Và hôm nay thì cây cầu Rạch Miễu nối liền hai tỉnh Tiền giang và Bến Tre đã thông tuyến , một biến chuyển kinh tế tốt đẹp cho quê hương . Và con phà Bến Tre từ nay cũng đi vào dĩ vãng , chắc ít người còn nhắc tới . Họa chăng chỉ có tác giả .

Mình đã ôn cố rồi , thì bây giờ mình phải biết tri tân . Đó là hình ảnh cây cầu Rạch Miễu hôm nay . Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre .Đây là cây  cầu dây văng lớn do kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công theo công nghệ mới .Cầu khánh thành ngày 10 tháng 9 năm 2,007 , cách thành phố Bến Tre 10 cây số . Trước đó có 2 cây cầu dây văng là cầu Mỹ Thuận do Úc thiết kế và thi công và cầu Cần Thơ do Nhật thi công .

Chiều dài cầu Rạch Miễu là 8,331 mét , kể cả đường nối hai đầu cầu .Giữa cầu là cù Lao Thới Sơn . Hai đoạn đường nối hai đầu có tổng chiều dài là 5,463 mét và hai cầu chính có chiều dài là 2,868 mét , bắc qua hai nhánh sông Tiền và cồn Thới Sơn ..

Chiều cao thông thuyền là 37,5 mét , cho phép tàu 10 ngàn tấn có thể đi qua . Chiều rộng của cầu là 15 mét cho 2 làn xe ô tô và 2 làn xe máy . Có phần đường cho người đi bộ hai bên . Trọng tải cầu là 60 tấn .

Năm 2,011 , tôi lại về Việt Nam vì cha tôi mãn phần . Lần nầy tôi không đi phà nữa mà đi qua cầu Rạch Miễu . Mời quí vị xem bài thơ  : Qua cầu Rạch Miễu sau đây :


Qua cầu Rạch Miễu


Em nhắn anh về chơi xứ dừa

Cũng buồn cũng nhớ mảnh vườn xưa

Cũng nghe mỏi mệt đời phiêu bạt

Giờ muốn dừng chân bước hải hồ


Cây cầu Rạch Miễu qua sông cái

Nước thủy triều lên bát ngát bờ

Nhớ quá con phà đang lướt sóng

Chở ngàn lượt khách mỗi chiều mưa


Con phà qua hết đời xuôi ngược

Lặng lẻ đi vào nỗi lảng quên

Ai nhớ trăm năm hình bóng cũ

Phà sang trăm chuyến đón người quen


Là đây Rạch Miễu đường thông tuyến

Nối nhịp sông Tiền sóng  nhấp nhô

Mây nước mênh mông lòng lặng lặng

Làn xe đôi hướng khép đôi bờ


Nhớ xưa bến bắc chiều ly biệt

Người tiễn người đi trĩu nặng tình

Thoắt cũng hai mươi mùa trái chín

Lấy gì mà trả nợ ba sinh


Em về chợ Huyện đôi vai nặng

Gánh hết u trầm nỗi nhớ thương

Phà tách bến rồi khua nước đục

Cầu phao trơ trọi lớp sương buông


Xe qua nửa nhịp chia đôi tỉnh

Cồn Phụng từ lâu vắng bóng người

Cả tiếng chuông chùa theo gió sớm

Cũng vào quên lãng áng mây trôi


Cây bần gie nhánh che con nước

Xanh ngắt cồn xưa cuộc đổi đời

Người  khách quay về qua bến cũ

Trống không tâm sự ánh sương rơi


Nửa đời phiêu bạt non sông lạ

Nhìn lại quê hương lúa trổ đồng

Bát ngát sông Tiền qua mấy chốc

Mưa còn lất phất nửa con sông


Giọt mưa lấm tấm qua làn kính

Quạt nước chưa tròn nỗi nhớ xa

Cũng nghĩ cũng suy mà đứt quảng

Cũng vòng quay gạt giọt mưa sa


Ngã ba Tháp cũ không còn nữa

Thành một công viên đón gió chiều

Băng đá còn in đôi bóng cũ

Người xưa nghe nặng nỗi buồn theo …


Hồ Thanh Nhã

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.