Hôm nay,  

Con phà Bến Tre

16/05/201910:22:00(Xem: 4211)

                 Con phà Bến Tre


Tháng Tám qua phà sang Rạch Miễu

Một vùng mây nước nhớ bâng khuâng

Người xưa trở lại giòng sông cũ

Tìm cuối chân trời…những dấu chân


Cầu khởi công rồi , trơ cột sắt

Triều dâng con nước chảy bình yên

Mai kia ví nếu đường thông tuyến

Tủi phận con phà bị lãng quên


Ở đâu còn thấy bóng xà lan ?

Kéo một đoàn ghe khẳm cát vàng

Man mác chiều xanh sông nước đó

Bèo mây hờ hững gió mưa tan


Còn đâu thấp thoáng buồm no gió ?

Xuôi ngược trường giang những mảnh đời

Trọn kiếp thương hồ trăm bến đỗ

Mấy tầng mây nước mấy chia phôi


Từ độ sơn hà nghiêng ngửa đó

Gót giày mòn nhẳn bước quan san

Qua trăm sông lạ cây cầu lạ

Cát bụi nào phai nghĩa đá vàng


Vẫn nhớ giòng xưa bến nước xưa

Chao ôi ! Tình nặng mấy cho vừa

Ai qua bến ấy chiều ly biệt

Biết mấy người đi mấy kẻ đưa ?


Có những giòng sông chục chiếc cầu

Dập dìu xa lộ lướt qua mau

Đôi ba chiếc yacht buồn khua nước

Uể oải lưng trời cánh hải âu


Cho hay dù có đi ngàn dặm

Vẫn nhớ vô vàn bến nước trong

Vẫn nhớ con phà cao tuổi thọ

Miệt mài đưa rước khách sang sông


Tháng Tám qua phà sang Rạch Miễu

Triều dâng lai láng nước sông Tiền

Gió sông mát mặt người xa xứ

Còn nhớ…hay là mãi lãng quên ?


Mai kia chắc hẳn đường thông tuyến

Qua một giòng sông phút chốc vèo

Phà cũ trăm năm ai nhớ nữa

Gió trăng từ đó cũng buồn theo


Em mặc áo vàng đi chợ Tết

Dập dềnh con nước thủy triều lên

Qua sông để lại người trên bến

Một chút bình yên , chút nỗi niềm


Chúa nhật ra bờ sông giặt áo

Gió đùa tóc rối xõa bờ vai

Thương em thương cả cây cầu gỗ

Thương cả bờ xa vệt nắng dài


Chiều xưa đâu một chiều xưa nữa ?

Trái mận mời nhau góc cuối vườn

Ặn trái trên cây vừa mới chín

Còn nghe thoang thoảng một mùi hương


Ở đâu bàng bạc hương hoa mận ?

Đuôi tóc thơm từ ngọn gió xa

Trở lại mùa sau ăn trái chín

Nào hay ..mây chắn nẻo quan hà


Mùa mận , năm ba mùa mận nữa

Người đi góc núi chẳng tin về

Phà sang…đếm được bao nhiêu chuyến

Mấy cuộc sum vầy mấy cách ly ?


Mười năm gió cuốn hoa vông rụng

Biền biệt người đi chẳng trở về

Một sớm bên trời nghe thức dậy

Tình quê chan chứa nẻo biên thùy


Mười năm trở lại thăm vườn cũ

Mới biết người xưa đã lấy chồng

Mây nước quê hương thì vẫn thế

Mà người trong mộng đã sang sông


Một sớm anh về thăm Phước Thạnh

Vẫn hàng dừa nước cụm bần xanh

Hỏi thăm ..ai biết người năm cũ

Nền cũ hoang tàn lối cỏ quanh


Tháng Tám sông Tiền lai láng nước

Gió đùa nhô nhấp lục bình trôi

Mới hay mặt nước bao nhiêu sóng

Là bấy nhiêu tình kẻ ngược xuôi….


Hồ Thanh Nhã


Tháng 8 năm 2,000 , mẹ tôi mất ở Bến Tre . Tôi trở về Việt Nam , có dịp đi qua con phà Rạch Miễu , về thăm lại quê hương xứ dừa . Lúc đó cây cầu Rạch Miễu nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã khởi công , nhưng chưa xong . Con sông nầy , chuyến phà nầy , tôi đã đi qua lại nhiều lần từ khi còn bé . Những cảm xúc vui buồn lẫn lộn của tôi về cây cầu sắp được hoàn thành sẽ thay thế con phà trăm tuổi thọ nầy đã khiến tôi có ý định làm một bài thơ về chuyến thăm lại cố hương nầy . Đây là những cảm xúc có thật , trong một giai đoạn xây cất có thật của quê hương Bến Tre . Và hôm nay thì cây cầu Rạch Miễu nối liền hai tỉnh Tiền giang và Bến Tre đã thông tuyến , một biến chuyển kinh tế tốt đẹp cho quê hương . Và con phà Bến Tre từ nay cũng đi vào dĩ vãng , chắc ít người còn nhắc tới . Họa chăng chỉ có tác giả .

Mình đã ôn cố rồi , thì bây giờ mình phải biết tri tân . Đó là hình ảnh cây cầu Rạch Miễu hôm nay . Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre .Đây là cây  cầu dây văng lớn do kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công theo công nghệ mới .Cầu khánh thành ngày 10 tháng 9 năm 2,007 , cách thành phố Bến Tre 10 cây số . Trước đó có 2 cây cầu dây văng là cầu Mỹ Thuận do Úc thiết kế và thi công và cầu Cần Thơ do Nhật thi công .

Chiều dài cầu Rạch Miễu là 8,331 mét , kể cả đường nối hai đầu cầu .Giữa cầu là cù Lao Thới Sơn . Hai đoạn đường nối hai đầu có tổng chiều dài là 5,463 mét và hai cầu chính có chiều dài là 2,868 mét , bắc qua hai nhánh sông Tiền và cồn Thới Sơn ..

Chiều cao thông thuyền là 37,5 mét , cho phép tàu 10 ngàn tấn có thể đi qua . Chiều rộng của cầu là 15 mét cho 2 làn xe ô tô và 2 làn xe máy . Có phần đường cho người đi bộ hai bên . Trọng tải cầu là 60 tấn .

Năm 2,011 , tôi lại về Việt Nam vì cha tôi mãn phần . Lần nầy tôi không đi phà nữa mà đi qua cầu Rạch Miễu . Mời quí vị xem bài thơ  : Qua cầu Rạch Miễu sau đây :


Qua cầu Rạch Miễu


Em nhắn anh về chơi xứ dừa

Cũng buồn cũng nhớ mảnh vườn xưa

Cũng nghe mỏi mệt đời phiêu bạt

Giờ muốn dừng chân bước hải hồ


Cây cầu Rạch Miễu qua sông cái

Nước thủy triều lên bát ngát bờ

Nhớ quá con phà đang lướt sóng

Chở ngàn lượt khách mỗi chiều mưa


Con phà qua hết đời xuôi ngược

Lặng lẻ đi vào nỗi lảng quên

Ai nhớ trăm năm hình bóng cũ

Phà sang trăm chuyến đón người quen


Là đây Rạch Miễu đường thông tuyến

Nối nhịp sông Tiền sóng  nhấp nhô

Mây nước mênh mông lòng lặng lặng

Làn xe đôi hướng khép đôi bờ


Nhớ xưa bến bắc chiều ly biệt

Người tiễn người đi trĩu nặng tình

Thoắt cũng hai mươi mùa trái chín

Lấy gì mà trả nợ ba sinh


Em về chợ Huyện đôi vai nặng

Gánh hết u trầm nỗi nhớ thương

Phà tách bến rồi khua nước đục

Cầu phao trơ trọi lớp sương buông


Xe qua nửa nhịp chia đôi tỉnh

Cồn Phụng từ lâu vắng bóng người

Cả tiếng chuông chùa theo gió sớm

Cũng vào quên lãng áng mây trôi


Cây bần gie nhánh che con nước

Xanh ngắt cồn xưa cuộc đổi đời

Người  khách quay về qua bến cũ

Trống không tâm sự ánh sương rơi


Nửa đời phiêu bạt non sông lạ

Nhìn lại quê hương lúa trổ đồng

Bát ngát sông Tiền qua mấy chốc

Mưa còn lất phất nửa con sông


Giọt mưa lấm tấm qua làn kính

Quạt nước chưa tròn nỗi nhớ xa

Cũng nghĩ cũng suy mà đứt quảng

Cũng vòng quay gạt giọt mưa sa


Ngã ba Tháp cũ không còn nữa

Thành một công viên đón gió chiều

Băng đá còn in đôi bóng cũ

Người xưa nghe nặng nỗi buồn theo …


Hồ Thanh Nhã

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.