Hôm nay,  

Khát Vọng Dân Chủ

09/03/201908:31:00(Xem: 4235)

2019-03-08 : Khát Vọng Dân Chủ:

Từ Chế Độ Dân Chủ Không Người Dân

Đến Chế  Độ Dân Chủ Với Người Dân
 

De la démocratie sans le peuple à la démocratie avec le peuple
 

« Vox Populi, Vox DeiTiếng nói của Dân Tiếng nói của Chúa » thành ngữ dân gian.                            
“La démocratie est un mauvais système, mais elle est le moins mauvais de tous les systèmes –
Dân chủ là một chế độ không tốt đẹp, nhưng đó cũng là một chế độ ít xấu nhứt của tất cả mọi chế độ”    Winston Churchill 1874-1965 .

Phan Văn Song

 
Liên tục từ mấy tháng nay, thế giới các quốc gia tiến triển hay chậm tiến đều có những cuộc người dân  xuống đường đòi các Nhà Nước, các Chánh Quyền hoặc phải chia quyền quản trị đất nước với người dân, hoặc phải trao quyền lại cho người dân.  Ủa sao lạ vậy ? Đã nói là Chế độ Dân Chủ thì  quyền lực phải Do Người Dân, Vì Người Dân, Cho Người Dân – Du Peuple, Par le Peuple et Pour le Peuple, như một chánh trị gia người Mỹ đã nói năm xưa. Dân quyền phải là chức năng của.Dân Chủ. Thế nhưng, Dân Chủ, ngày nay đang bị trục trặc kỹ thuật. Dân Chủ ngày nay đang bị một nhóm người nhơn danh Dân Chủ sung công, chiếm đoạt.

- Trường hợp thứ nhứt, với nước Pháp, phong trào Áo Vàng (Gilets Jaunes), với những người dân thấp cổ bé miệng, bình thường, cư dân ngoại ô, ven biên các đại đô thị, đầy quyền lực kinh tế, chánh trị ngaọi giao, cư dân các vùng quê hẻo lánh, bị bỏ quên, thiếu tiện nghi... đòi quyền được ăn được nói, được biểu quyết, được « trung ương ngó tới », được « tham gia » vào quyền quản trị đất nước. Nếu cứ tưởng Dân Chủ là bầu người đại diện, thay người dân tham gia quản trị đất nước và cai trị xứ sở, là đủ ! Lầm to ! Ngày nay chưa đủ. Cần thiết nhưng không đủ – Nécessaire mais pas suffisant ! Vì đó là Dân chủ Không có mặt Người Dân tham dự.

Dân chủ (theo số đông người Pháp ngày nay) là người dân PHẢI được tham dự vào quản trị. Dân Chủ ngày nay không còn Dân chủ đại diện nữa – Démocratie représentative, mà phải là Dân chủ Tham dự – Démocratie Participative. Vì đây là Dân Chủ VỚI sự có mặt Người Dân.

Nhưng Dân Chủ Tham dự rất khó khăn, trăm người trăm ý. Do đó Tổng Thống Macron ra ý kiến tổ chức một cuộc Đại Tham Luận - Grand Débat. Và ông chịu khó hàng giờ, ngồi nói chuyện với dân… Tham luận, tham khảo, lấy ý kiến, xong rồi sàn lọc, lựa chọn thứ tự ưu tiên...để từ từ giải quyết… Đó là nước Pháp ngày nay, có rối, có rắm đó, có mất lắm thì giờ đó… như cuối cùng, một sự thiệt nào đó, một vài chi tiết nào đó sẽ được giải quyết. Dân Chủ rồi đây sẽ trở về, với rất nhiều khó khăn, rất với nhiều tổn thất, nhưng nước Pháp sẽ ổn định, hình ảnh sẽ thế nào ? Chaư biết, nhưng rồi sẽ ổn định... Tuy vẫn biết như vậy, tuy vẫn chưa vẹn toàn, tuy vẫn chưa hẳn đã ổn định!
 

Ba tháng rồi, mà mỗi thứ bảy vẫn có người dân xuống đường biểu tình, đòi hỏi… và người dân tham gia nhóm Áo Vàng, vì quá sợ cái biểu tượng « đại diện » nên ngày nay vẫn không có một nhơn vật nào « dám » ra đại diện cả. Vì Anh, hay Chị đại diện ai ? Anh hay Chị nhơn danh ai ? Mà « Nhơn danh » chỉ là nhơn danh một nhóm ý kiến, một thiểu số đó thôi! Do đó biểu tưởng « đại diện » cũng sẽ phải đặt lại ! Biểu tượng « dân biểu », cũng sẽ đặt lại ! Đó là quan niệm Dân chủ và quyền Dân chủ tại một quốc gia tiên tiến, phát triển, tất cả là thiểu số, tất cả là dị biệt, đó là đa nguyên !... Và trong cái hỗn loạn đó mới tạo ra snág tạo để thotá, để thông ! Có biến mới có thông !… Các giai cấp, thống trị , giàu có, trung lưu, bần hàn, biết đâu lại có dịp gặp nhau, nói chuyện với nhau, trao đổi và đi đến thông cảm, hiểu nhau ...nhường nhịn nhau. Ngoại giao là sự gặp gỡ giữa các thông cảm, « thương thuyết - du di » với nhau. La diplômatie est la rencontre des compromis. Nhưng un compromis n’est pas une compromission – Thông cảm, du di, thương thuyết, không thể là nhượng bộ !
 

- Trường hợp thứ hai là Vénézuela, một quốc gia độc tài thuộc loại Cộng sản. Cũng như mọi quốc gia có môt tình trạng phát triển chậm tiến với môt nền dân trí lạc hâu do phong kiến, thuôc địa...nên dễ  dàng bị tư tưởng và ý thức hệ Cộng Sản quốc tế tiêm nhiểm. Thoạt đầu Đảng tạo một loại anh hùng dân tộc để cướp chánh quyền – Lénine, Mao Zedong, Hồ Chí Minh, Fidel Castro … Đây Hugo Chavez, tất cả được Komintern đào tạo và huấn luyện, cùng đồng bọn tạo và khí cụ tạo thành một băng đảng với một chủ nghĩa Cộng Sản được địa phương hóa. Đây Chavisme ( chủ nghĩa của Chavez) khai thác đất nước và người dân Vénézuela qua một hệ thống Đảng trị. Tạo giai cấp thống trị cùa Đảng, và đảng viên bằng tham nhũng và độc tài – chẳng chốc đã biến Vénézuela từ một quốc gia giàu có với một gia tài dầu mỏ khổng lồ thành một quoôc gia nghèo nàn không nuôi nổi một người dân.

Dân Vénézuela, ai có dịp đều trốn chạy, vượt biên, tỵ nạn, ai kẹt thì ở lại, và nay xuống đường đấu tranh. Ngày 5 tháng giêng 2019, nhà đối lập, Juan Guáido, được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội, ngày 23 Ông tự tuyên bố Tổng Thống vì tên đệ tử của Hugo Chavez, Nicolas Maduro, với đảng Cộng Sản tiếp tục cầm quyền và đàn áp nhơn dân Vénézuela. Vénézuela đang đói, cần cứu viện. Nhưng những đoàn xe cứu trợ đều bị chận ở biên giới không cho vào. Thế giới đều ủng hộ Guáido nhưng muốn Vénézuela được giài quyết trong ôn hòa… Wait & See… Trông và Chờ ! Dân Chủ en panne, nằm đường.
 

 - Và trường hợp thứ ba, là Algérie. Cũng lại một loại độc tài đảng trị với một chủ nghĩa xã hội kiểu Cộng sản nữa. Cũng một anh hùng kháng chiến, thừa kế anh hùng Boumédienne,Tống Thống đương nhiệm,  Abdelaziz Bouteflika, đã 82 tuổi rổi, đã bệnh từ mấy năm nay, đang ngồi xe lăn, vẫn tiếp tục muốn ra ứng cử Tổng Thống lần thứ năm. Dân chúng xuống đường, từ chối, 20 năm cầm quyền đủ rồi…Lại Trông và Chờ...Dân Chủ xa vời…
 

Còn Việt Nam ta, 44 năm Đảng Cộng Sản cầm quyền, chưa đủ sao ? Dân chúng Việt Nam Công Hoà Xã hội Chủ Nghĩa là một tổng hợp của những sự chịu đựng của dân chúng Vénézuela và  Algérie… Dân chúng Việt Nam lại còn bị thêm  cái nạn sắp sửa bị diệt chủng.

Va dân Việt Nam ta, cũng sẽ được ví như dân Do Thái 2000 năm trước, dưới thế giới của Đế quốc La mã, phải đi lang thang cầu thực cùng khắp âu châu, thì ngày mai nầy, dân Việt tộc ta, dưới thời của Đế quốc Trung hoa, cũng sẽ phải đi lang thang cầu thực, ở đâu, chùm gởi, cùng khắp thế giới vậy !
 

Với cái hy vọng là : Cũng như dân Do Thái trong cái khốn cùn của sự lang thang cầu thực, sẽ tạo ra những con người với những tài năng phi thường, với những cố gắng vượt bực, với những tâm hồn vĩ đại, đóng góp vào văn hóa nhơn loại, tạo thành những nhơn danh thế giới.

Với những người gốc Do thái, dĩ nhiên ai ai cũng biết đến nhà bác học gốc Do thái Albert Einstein cả. Albert Einstein, người gốc Do thái sanh ở Ulm – Đức, với quốc tịch đầu Đức, sau đó, phải di cư tỵ nạn, biến thành người vô tổ quốc- apatride (như mọi người người Việt tỵ nạn chúng ta thuở ban đầu), đoạn quốc tịch Thụy sĩ và cuối cùng song tịch Thụy sĩ-Huê kỳ. Nhưng các bạn có biết trong con số những người trúng tuyển giải Nobel, toàn thế giới, từ xưa đến nay, có bao nhiêu người gốc Do thái không ? Tất cả có 49 Nobel Y khoa, 45 Nobel Vật lý, 29 Nobel Hóa học, 12 Nobel Văn chương và 8 Nobel Hòa bình. Giới thiệu với các bạn, vài người gốc Do thái nổi tiếng : nhà đạo diễn Steven Spielberg, nhà văn Elie Wiesel, Mark Zuckenberg, người tạo ra Facebook, Ben Bernanke, Chủ tịch Ngân hàng Huêkỳ, Bob Dylan, nhạc sĩ … và nhiều nữa…
 

Chừng nào tới phiên người gốc Việt ta !   Mong lắm !
 

Do đó Dân Chủ là gốc là lõi. Dân Do Thái, xưa kia, di cư để đi tìm Dân Chủ. Người Việt ta sẽ di cư để đi tìm Dân Chủ. Nói là đi tìm Tự Do, nhưng cốt lõi là Dân Chủ. Không Dân Chủ không có Tự Do. Và hôm nay, chúng ta thử nhìn lại vấn đề Dân chủ. Cái gì làm người dân các quốc gia  nói trên khao khát Dân Chủ như vậy ?

Thà chết, nhưng PHẢI đòi cho được Dân Chủ ? Dân Chủ  là gì? Có phải là một khái niệm giữa Tự Do và Bình Đẳng không ?
 

Năm 2005, tại Pháp và toàn thế giới, là năm kỷ niệm 200 trăm ngày sanh của Alexis de Tocqueville (2005-2059). Đó cũng là dịp để thiên hạ nhắc nhở và ca tụng tác phẩm và công trình của vị  lý thuyết gia  về dân chủ.

Ngày nay, quý bạn thử đi vào mạng Internet, và đánh tên Tocqueville, quý bạn sẽ thấy trên mười trang dẫn dắt để tham khảo về A. de Tocqueville,  mặc dù đã sanh vào năm 1805, nhưng ông vẫn rất thời sự. Phần đông bằng Anh ngữ, và được cập nhựt đều đặn. Từ dưới năm năm nay, tác phẩm « Về nền Dân chủ ở Huê kỳ »  (De la Démocratie en Amérique) đã  được tái bản 8 lần.
 

Alexis de Tocqueville : nhà học luật và văn minh đất Mỹ :

Sanh trưởng tại Tocqueville (vùng Normandie - miền trung Bắc Pháp) trong một gia đình giới quý tộc điền chủ nhỏ. Học luật để đi vào nghề thẩm phán. Sau khi tốt nghiệp Trường Luật Paris, ông về tập sự thẩm phán  tại Tòa án Versailles. Nhờ bạn bè, ông được giao phó, theo dõi và soạn thảo một vài hồ sơ điều tra hành chánh quan trọng của Bộ Tư pháp, nên cũng khá nổi tiếng trong giới Luật gia. Năm 1830,  ông đặt nhiều hy vọng vào cuộc chỉnh lý của thể chế quân chủ và chế độ Quân Chủ của tháng Bảy (la Monarchie de Juillet). Nhưng ông thất vọng ngay : thế giới của dân làm ăn, áp – phe, tham nhũng vẫn tiếp tục điều khiển như xưa. Và ông xin từ nhiệm, và cùng với một người bạn ông xin xuất ngoại, đi (tự túc) thăm nước Mỹ. Viện cớ là đi nghiên cứu chế độ nhà lao Huê kỳ, thật sự khi ông trở về Pháp ông đem về  hàng ngàn ghi chú về những khám phá và những so sánh với cái mà ông gọi là «  lục địa cũ ». Những ghi chú ấy giúp cho ông viết « Về nền Dân chủ ở Huê kỳ » năm 1835. Thành công rực rở ngay. Ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp (Académie française) năm 1838. Dân biểu nhiều nhiệm kỳ đến lúc ông mất năm 1859. Ông mất lúc ông đang soạn dang dở tác phẩm thứ hai  « Chế độ Cũ và  cuộc Cách Mạng » (l’Ancien régime et la Révolution)  tuy được cho in năm 1856, nhưng không hoàn tất vì ông đã bị lao phổi nặng rồi.
 

1/ Lộ trình dẫn đến  Dân chủ là tất yếu :

Ngày hôm nay, chúng ta ai ai cũng biết thế nào là dân chủ. Hay chúng ta cảm rằng chúng ta biết được. Nhưng  lúc bấy giờ, dân chủ chỉ vẫn là một khái niệm mù mờ.

Benjamin Constant có nói tới, nhưng chỉ là một so sánh giữa cái « dân chủ của người xưa, thời Hy lạp », quan niệm luật lệ  và quản lý do đa số quyết định và  «  dân chủ của ngày nay »  dân chủ để bảo vệ nhóm thiểu số.  Nhưng sự thật, lúc bấy giờ, chế độ dân chủ là một sự không tưởng.

Tác phẩm của Alexis de Tocqueville là một sự khám phá cho quần chúng đọc giả Pháp : chế độ dân chủ là một hiện thực, có thật, và lúc bấy giờ đã được thực hiện bên kia bờ Đai -  Tây – Dương. Chẳng những đang được thực hiện, mà còn đang được thực hiện một cách tốt đẹp. Chế độ dân chủ nầy chẳng những thực hiện đẹp,  mà còn được thực hiện một cách bền vững. Tocqueville có hẳn một quan niệm về dân chủ, và giải thích tại sao Huê kỳ luôn luôn có một ý thức dân chủ đi trước những nước Âu châu luôn luôn bị  các thể chế chuyên chế áp đặt :
 

-Xã hội Huê kỳ là một xã hội  có một nền văn hóa Anh, với một quan niệm  Pháp lý ảnh hưởng văn hóa Anh quốc – do Tôn giáo Tin Lành.

-Xã hội Huê kỳ được đặt trên một nền tảng thực tiển và bao dung về tín ngưỡng và tôn giáo.

- Xã hội Huê kỳ là một xã hội mới, với những vùng đất mênh mông,  với những người tỵ nạn đã chối bỏ và chạy trốn khỏi một quá khứ chánh trị chuyên chế nặng nề của Âu châu.

Được so sánh như vậy, “lục địa cũ » đối với Tocqueville, một tàn dư của bộ Luật La mã và bộ Luật Napoléon, trói buộc dân chúng trong độc tài chuyên chế của một trong nhóm quý tộc, là những thừa hưởng của  những cuộc thánh chiến (thời kỳ cao độ của sự hẹp hòi bảo thủ) và của thời kỳ Thế kỷ  Khai sáng (siècle de Lumière), thời kỳ cực đoan chống tín ngưỡng. 
 

2/ Dân chủ : một sự thách đố. Làm sao hòa hợp được Tự do và Bình đẳng ?:

Tocqueville, mặc dù ngưỡng mộ Dân chủ nhưng vẫn nhìn thấy cái nguy hiểm của dân chủ. Cái khó là phải giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa tự do và bình đẳng.

Dân chủ phải tạo bình đẳng giai cấp. Ngược lại, phân chia giai cấp, là tạo một giai cấp quý tộc cầm quyền và thể chế chánh trị nầy tạo cơ hội cho một nhóm người có thế lực, có đất,  có ruộng, có của, có cải, tạo quyền, tạo thế, và tạo luôn cả luật lệ và một hệ thống luật lệ để bảo vệ giai cấp họ .Nhờ hệ thống luật lệ, họ kiểm soát chánh quyền, làm giàu bằng bóc lột giai cấp dưới, tạo bất mãn vì bất bình đẳng, vì tệ nạn xã hội tham nhũng và cuối cùng cách mạng sẽ bùng nổ để lật đổ họ.
 

Vì vậy, những cách mạng ở Pháp đều không thành công, A. de Tocqueville nhận xét  tiếp, vì mỗi cuộc cách mạng đều tạo ra một giai cấp quý tộc mới xây dựng trên cái đổ vỡ của  giai cấp trước (Có khi giai cấp trước được biến thể để sống sót lại ở giai cấp sau). Tocqueville vì những lý do trên nên rất thất vọng cuộc chỉnh lý 1830. (ref : Việt Nam Cộng Sản – giai cấp đảng viên và giai cấp không Cộng Sản, không đảng viên )

 Người Mỹ thoát khỏi những hình ảnh ấy. Họ hưởng được  bình đẳng, vì họ được bình đẳng trước luật pháp, và vì họ bình đẳng trước luật pháp, họ bình đẳng trong địa vị và điều kiện sống của họ. Đối với Tocqueville, luật pháp và điều kiện sống là một (Đối  với K. Marx  là hai: luật pháp và kinh tế) vì theo Tocqueville nếu người có tất cả những quyền lực do luật pháp ấn định, họ sẽ tự tạo những điều kiện sống dễ dãi.

Như vậy, nếu Dân chủ tạo ra Bình đẳng thì Tự do sẽ giúp cho có Dân chủ.
 

Nhưng, cái thăng bằng giữa Bình đẳng và Tự do rất mong manh.Thói thường các dân tộc sau khi làm cách mạng lật đổ xong một chế độ độc tài, là tạo ngay một độc tài mới, một chuyên chế mới để cai trị, đó là chuyên chế của đa số. Dỉ nhiên nó dễ chấp nhận hơn sự độc tài của một người hay một nhóm nhỏ. Nhưng vẫn là sự đàn áp, của một nhóm người nầy đối với một nhóm người khác. Và Tocqueville rất ngại cho tương lai của Dân chủ khi những người làm luật nhân danh sự bình đẳng.
 

3/ Hiến Pháp để bảo vê Tự do :

Có hai phương pháp để bảo vệ sự thử thách  của Dân chủ mà người Huê kỳ đã thực hành được : Phương pháp thứ nhứt là một Hiến pháp bảo vệ tất cả những quyền cá nhơn con người, nhưng phải được đi đôi với  một tinh thần tự tôn luật pháp. Người Huê kỳ có Hiến pháp năm 1787, nước Pháp lúc ấy chỉ có Cách Mạng và Đế quốc Napoléon. Luật gia Tocqueville phân tách tỉ mỉ, và nhận định rằng Hiến pháp Mỹ với Tòa Án Tối cao là cơ quan bảo vệ tất cả những quyền tự do bất khả nhượng của con người  do một Hiến Pháp nhìn nhận. Ngày nay, chúng ta gọi là Nhà nước Pháp trị (État de Droit) : một tổ quốc, một đất nước có một chế độ mà không một công dân nào kể cả những người cầm quyền không thể không đứng dưới luật pháp.Tocqueville còn nhìn xa hơn nữa, ông nhìn thấy sư liên đới bổ túc và trách nhiệm trong một cơ chế liên bang. Quyền lực của Trung ương chia bớt cho các cơ quan địa phương sẽ giảm đi phần chuyên chế, và giúp cho người dân (Người Mỹ) giữ một vai trò cao của quyền công dân.
 

4/ Không có Dân chủ thật sự nếu không có  những xã hội dân sự :

 Đó  là phương pháp thứ hai. Alexis de Tocqueville mê văn minh nước Mỹ vì người Mỹ tổ chức một đời sống của người dân  thành những cộng đồng chặt chẽ, tương trợ lẫn nhau, liên đới bổ túc nhau. Cùng hưởng, cùng chia. Ảnh hưởng tổ chức các giáo dân Tin lành. Khi có một vấn đề, một sự lựa chọn, người Mỹ không ngần ngại chấp nhận đứng ra tổ chức lãnh trách nhiệm ngay trong vị thế địa phương của họ, chứ không chờ đợi cơ quan chánh quyền cấp trên hoặc trung ương giải quyết, như tập tục bên Pháp lúc bấy giờ.
 

Những cộng đồng ấy, những đoàn thể, tổ chức địa phương ấy được ông gọi là « xã hội dân sự » (Sociétés civiles). Ngày nay, 2019, trên  toàn khắp thế giới vai trò các xã hội dân sự càng quan trọng : từ Hội Hồng Thập Tự, đến các O.N.G. hay N.G.O. như Phóng Viên không Biên giới, Ý sĩ không biên giới, vân vân …  có tính cách quốc tế đến các Hiệp hội hay đoàn thể có tính cách quốc gia hay địa phương, phong trào các xã hội dân sự nở rộ và giúp đỡ các nhà nước, các chánh quyền quốc gia, các Tổ chức quốc tế điều hành giải quyết những tệ nạn xã hội, những giúp đỡ những thiên tai, những cứu trợ do chiến tranh gây ra.. Nhiều nước độc tài nhiều xã hội chậm tiến rất sợ sự có mặt của các xã hội dân sự quốc tế vì đó là những tấm gương dân chủ sẽ gây những vết dầu loan tuyên truyền dân chủ cho người bản xứ.
 

Người Mỹ không trông chờ một Nhà Nước - bảo hộ (État Providence), một Nhà nước - Cha mẹ, một Nhà Nước lo cho tất cả. Người dân và các tổ chức dân sự tự lo liệu tất cả : khi làm như vậy, thuế má cũng rẻ, những luật lệ cũng dễ dãi hơn nhẹ nhàng hơn hợp với  tùy hoàn cảnh và ứng dụng đúng với địa phương. Khác hẳn cách nhìn trung ương hóa, vừa nặng nề vừa khó khăn vừa không đáp ứng với từng hoàn cảnh hay tùy tập tục địa phương. Dân chúng cũng được bảo vệ hữu hiệu hơn vì thoát khỏi cái máy móc của hành chánh trung ương, và sự chi phối của những tổ chức chánh trị trung ương.

Nói một cách khác muốn có một sự độc lập Chánh trị, hay một suy nghĩ dộc lập đối với các cơ quan chánh trị, người dân phải biết lấy trách nhiệm trong những quyết định thuộc quyền công dân của họ và phải biết cách tổ chức để hòa hợp chung sống với nhau. Không có Dân chủ nếu không có những tập quán dân chủ.
 

5/ Cá nhơn và tập thể cộng đồng :

Cá nhơn tánh đối với Tocqueville là một cá tánh xấu : một khuyết điểm như tánh ích kỷ sẽ phá hoại đời sống cộng đồng vì người ích kỷ không chú ý đến ý kiến của kẻ khác. Ngược lại cộng đồng cũng là một khuôn khổ sanh hoạt chật hẹp, gò bó : xóa bỏ mọi cá thể, cá tánh, xâm phạm đến phạm vi tư nhơn cần thiết cho mỗi chúng ta. Theo Tocqueville, xã hội dân sư là nơi lý tưởng để phát huy cái hài hòa giữa cá nhơn với sanh hoạt cộng đồng. Không một ai bị xóa bỏ lý lịch cá nhơn, nhưng cũng  không ai độc tài độc diễn được. Không có cách nào khác cả : nếu chúng ta không chấp nhận xã hội dân sự, chúng ta phải chấp nhận vũ lực của những biện pháp chế tài của các cơ quan công lực. Dân chủ sẽ bị xóa đi và độc tài chuyên chế sẽ ngự trị.
 

 Thay lời Kết : Tocqueville và ngày nay :

Ngày nay Alexis de Tocqueville vẫn còn rất thời sự.

Cay đắng thật, đã trên 200 năm rồi, mà thế giới ngày nay vẫn còn phải giáp mặt hằng ngày với vấn đề Dân chủ. Một số đông các nước trên thế giới đang cố làm cuộc hành trình tiến về Dân chủ, trong các quốc gia ấythan ôi có cả Việt Nam.

Các quốc gia ấy (thật tội nghiệp cho dân tộc Việt nam bị một số lãnh đạo vẫn tiếp tục theo đuổi dân chủ xã hội chủ nghĩa như đã công bố trong cuốn Bạch thư vừa qua, mà dân chủ XHCN không phải là dân chủ thiệt !) đã và đang sống nhiều năm dưới những chế độ độc tài. (Chỉ có vài nước vừa may mắn thoát ra khỏi được). Mẫu số chung của các nước ấy  là không có xã hội dân sự.  Các nhà độc tài không muốn có một trung gian giữa nhà cầm quyền và dân bị trị. Vì không có tập quán dân chủ, vì không có suy nghĩ hay một tập quán  tổ chức xã hội dân sư, nên sau khi  phá vỡ hệ thống độc tài,  và trên những sự đổ nát của những chế độ vừa thoát khỏi độc tài ấy, xây dựng dân chủ là một thử thách khó khăn. Và đọc Tocqueville sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều.
 

- Hãy tạo cho mỗi người những cái may mắn để tiến triển, hãy loại bỏ những đặc quyền và những giai cấp thống trị (nomenklatura) mà các nhà cầm quyền đang dựa lên để cai trị.

- Hãy cố tránh các chế độ quản lý trung ương, hãy tôn trọng những đặc tánh và dị biệt đia phương. Hãy có một tư tưởng liên bang hóa cho một  thể chế quản lý  và hành chánh quốc gia.

-Hãy cố gắng thuyết phục mọi người  rằng dân chủ là bổn phận của mỗi người dân, chứ không phải của  riêng của các người cầm quyền.

-Vì vậy, phải thừa nhận và bảo vệ nhơn quyền và bình đẳng. Áp dụng «  Nhà nước Pháp trị » trong thể chế quản trị
 

Đây là một cuộc cách mạng tư tưởng. Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, đó là lộ trình duy nhứt để đi đến dân chủ.

Đừng  nghĩ rằng dân chủ là một biệt tánh,  dành riêng cho một vài quốc gia tiến triển hay văn minh  trên thế giới thôi.  Nghĩ như thế chúng ta sẽ tự loại những suy nghĩ chính chắn để giúp đỡ những nước nào đang đi đến  dân chủ.
 

Giúp đỡ phát triển dân chủ là giúp đỡ phát triển một mạng lưới Y tế và Giáo dục. Vì những người thất học và kém sức khỏe không thể làm những công dân năng hoạt và hữu hiệu cho xã hội. Chúng ta, mọi công dân trên thế giới phải cố gắng liên lạc và bắt liên lạc với công dân các nước đang phát triển đang đi vào dân chủ ấy, cố gắng đòi hỏi sự đi lại tự do của công dân ấy, giao thương tự do hàng hóa và tư sản.
 

Và sau cùng Văn minh là một chỉ số chung của nhơn loại. Xã hội dân sự không phải là của riêng của các xã hội có nền văn minh âu mỹ. Xã hội dân sự là bạn của môt ông quan công minh và là lương tâm của một ông quan độc tài. Và «Những  nguyên tắc một sự quản lý tốt (Principes de bon gouvernement) là những  nguyên tắc có tánh cách phổ biến toàn cầu.

Hồi Nhơn Sơn, Cuối Hè 2005.

Hiệu đính  tháng ba 2019

Phan Văn Song 

Ghi chú :

  Alexis de Tocqueville : De la Démocratie en Amérique  Toàn văn được đăng trên site www.uqac.ca (Đại học Québec Canada)

  Agnès Antoine : L’Impensé de la Démocratie Fayard 2003

  Eric Kesslassy : Le libéralisme de Tocqueville à l’épreuvre du paupérisme, Harmattan 2000

(muốn chứng minh rằng Tocqueville là một người mác xít mà không biết mình là mác xít vì sanh trước K.Marx)

 Cũng nên đọc  tài liệu của Raymond Boudon, vừa được đăng trên Tập san của Académie des sciences morales et politiques. Paris 2005

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.