Hôm nay,  

tết nay ta về phan thiết

18/02/201811:26:00(Xem: 5416)

tết nay ta về phan thiết

thơ mường giang
 

gữi NTN, pham hoài hương, uyên nguyên, pháo thủ,

phát, trường, quý, hạnh, khánh, sơn, sâm, thanh,

tho, kỳ, tâm, hung, dung, trai, lan, quế, Nật Tân, TTL, Ngọc Đan Thanh..

và bạn bè nơi QBĐ

 

1 - XUÂN VIỄN XỨ

 

Xuân về trên đất khách

ta ngồi đón mông lung

hắt hiu đêm trừ tịch

một mình uống rượu suông

 

trong nhà không hoa nở

ngoài ngõ chẳng pháo ran

ngẩn ngơ mình với bóng

chợt ngun ngút bẻ bàng

 

bao xuân sầu viễn xứ

nào thấy được người thân

rượu hình như có lệ

cay đắng lẫn bâng khuâng

 

bao xuân sầu tan tác

ta lạc lõng bơ vơ

thương về nơi đất mẹ

càng lúc càng mịt mờ

 

quê hương giờ xuân đến

mẹ già hết đợi trông

bên này con lầm lũi

trôi nổi kiếp long đong

 

xuân về trên đất khách

ta một mình ngẩn ngơ

soi gương chợt thấy lạ

qua một đêm đợi chờ

 

2 - XUÂN ĐẾN

      THÊM BẼ BÀNG

 

Quê người đêm trừ tịch

cùng đèn uống rượu suông

quẩn quanh không thân thích

bạn bè lạc ngàn phương

 

sầu theo men vào tim

đốt hồng thêm nổi nhớ

thương đau ngự trong hồn

làm xuân về vụn vỡ

 

xuân ơi đến mà chi ?

cho đau người ly xứ

đời còn có nghĩa gì ?

qua thời gian thác lũ

 

nghìn trùng chốn quê hương

xuân còn hay đã chết

xót mẹ già chết mòn

đợi đàn con lưu lạc

 

quê hương hận ngun ngút

quê người buồn nghĩa trang

bạn bè tìm đâu thấy

xuân đến thêm bẻ bàng

 

xuân chìm trong đáy cốc

ta tượng đá hắt hiu

nhặt từng sợi tóc bạc

để cạn hết niềm đau

 

 

3-THÊM MỘT LẦN

       XUÂN SANG

 

mỗi năm cứ đến ngày xuân tết

ta lại bâng khuâng chuyện trở về

ngoài biển vật vờ đôi cánh nhạn

trong tim lầm lũi bước đam mê

 

bốn mươi ba năm đời lưu xứ

đập vỡ gương soi vẫn hắt hiu

tầm tã vực hồn mưa cỗ độ

tay ôm ảo ảnh bóng mây chiều

 

đã biết ngày về đâu có hẹn

nhưng sao thương quá cảnh quê nhà

tết này Phan Thiết hoa còn thắm

trong hóc vông già, ve vẫn ca ?

 

biển lưới cá đầy như buổi trước ?

tiếng hò giả gạo có còn không ?

nhớ ôi là nhớ ngôi trường nhỏ

lưu bút ngày xanh, tuổi chớm hồng

 

còn nửa, mộ phần đồng đội cũ

năm nao chết thảm giữa binh đao

chắc nay cũng đã tan thành bụi

trước nỗi tang dâu huyết lệ trào

 

mẹ đơi con về mòn mõi gục

vợ chờ cũng hóa đá thiên thu

bao lần hẹn hứa rồi quên hẹn

mấy chục năm qua vẫn tháng tư

 

4- TẾT NAY

      TA VỀ PHAN THIẾT

 

Tết nay mình rũ về Phan Thiết

sống lại mùa xuân tuổi học đường

tháng chạp hăm ba cùng với mẹ

nữa đêm tiển Táo rất thân thương

 

Hăm nhăm lểnh khểnh mang quà tết

kính biếu thầy cô khắp phố phường

lấp ló sau lưng me nhìn trộm

cành mai đang hé cánh xuân hương

 

Chiều hăm chín tết theo chân chị

mệt lã chen nhau giữa bước người

phiên chợ cuối năm vui đáo để

tiếng cười làm gió cũng chơi vơi

 

Quẩn quanh đã bắt đầu đì đẹt

pháo nổ xen trong điệu trống lân

khắp bếp bề bề măng, cốm, mứt

nhà trên cha vịnh bức tranh xuân

 

Giao thừa ngồi đợi chuông chùa vọng

giữa bước nàng xuân lộng nỏn nường

hương rợp xiêm y rền nhạc ngựa

trần gian mở hội đón tiên nương

 

Hừng sáng cả nhà đi hái lộc

mông mênh đất tỏa ngát hương trầm

pháo hồng mừng tết bay trăm lối

bổng tiếng gà vang báo đổi năm

 

Trời hởi xuân về thương với nhớ

ngồi đây mà ngóng tết xa mờ

quán khuya vắng bóng người muôn dặm

tiếng sếu càng thêm mộng ngẩn ngơ

 

Giờ đâu còn đủ giòng dư lệ

để khóc mùa xuân lạc bến chiều

nhớ mẹ nên buồn rầu mộng mị

những ngày tết nhỏ vẹn thương yêu

 

 

5 - XIN NHỚ CHO TÔI

       CHÚT VỊ LÀNG

 

Tết nay em có về Phan Thiết

có ghé trường xưa, viếng mộ thầy

đây nén hương lòng người lính cũ

cũng là lệ nhớ xót thương cay

 

Có vào tửu quán vui cùng bạn

chuốc một bầu riêng cúng tưởng người

những lính cùng dân chung bấ1hạnh

vì đời mà đổ máu thây phơi

 

Có xuống Cồn Chà ăn cá mực

thăm giùm người bạn biển quê tôi

thảm ơi một kiếp đời mưa gió

vẫn áo mê tơi suốt một đời

 

Có qua phố chợ khoe quần áo

bớt một vài xu giúp kẻ nghèo

người phế binh bò trên gạch lạnh

tủi buồn cô quạnh nắng mưa treo

 

Có đi ngắm cảnh tìm thơ vị

đừng bỏ quên Cây Táo, Phú Long

Dốc Căn, Kim Hải, Đoàn Mạnh Hoạch

những địa danh xưa đẳm máu hồng

 

Có vào lễ Phật trên chùa Cú

hay ghé thăm Cha tại giáo đường

tìm lại giùm tôi hương phấn cũ

của thời tuổi học lắm thương vương

 

Có gặp bạn bè còn sống tủi

xin em chia bớt một phần vui

xin em lau lệ đời phân cách

để nguyện cho nhau bớt ngậm ngùi

 

Có mua quà tặng khi về Mỹ

xin nhớ cho tôi chút vị làng

hơi đất , mùi rơm, tình biển mặn

thương hoài mà vẫn cứ miên man

 

Xóm Cồn Hạ Uy Di

mồng một tết mậu tuất 2018

mường giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.