Hôm nay,  

PIVOT đòi công lý cho Tommy Lê

9/29/201707:24:00(View: 6418)

blank
PIVOT đòi công lý cho Tommy Lê

 

Vào ngày 13/6/2017, vài tiếng trước khi làm lễ tốt nghiệp trung học, Tommy Lê đã bị cảnh sát ở Burien (Greater Seattle) bắn chết với hai phát đạn vào lưng. Sau đó các dữ kiện về sự việc này được đưa ra ánh sáng ngày càng nhiều và mâu thuẫn với thông báo của sở cảnh sát hạt King County (King County Sherriff Office).
 

Sự việc xảy ra làm nhớ đến vụ cảnh sát nổ súng ở Ferguson làm thiệt mạng Michael Brown, một thanh niên da màu sửa soạn vào đại học với tương lai trước mặt. Cái chết của Michael Brown làm bùng lên “phong trào Black Lives,” nhưng tấm màn im lặng che đậy tính bạo lực của cơ quan công lực đối với dân thiểu số vẫn còn nguyên. Cái chết của Tommy Lê cho thấy mọi người da màu đều gặp phải hiểm hoạ đối diện với hành vi bạo lực của cảnh sát. Đó là lời nhắc nhở nghiêm trọng cho người Mỹ gốc Việt và gốc Á châu rằng mạng sống của họ sẽ không được bảo vệ khi “tâm lý da trắng là thượng đẳng” ngày càng tăng và công khai. Người Mỹ gốc Việt và gốc Á châu phải lên tiếng chống lại bạo lực đối với tất cả mọi người da màu.
 

Ngày 2/6/2017, Mai Đỗ, một thành viên trong tổ chức Người Mỹ gốc Việt Cấp Tiến - Progressive Vietnamese American Organization (PIVOT) viết: "thật nguy hiểm và vô dụng nếu lầm tưởng hành vi bạo lực cảnh sát chỉ là vấn nạn riêng cho cộng đồng người da đen.”
Sự bất nhất trong báo cáo của cảnh sát về việc phải dùng vũ lực đối với một thanh niên được biết là có cá tính “sôi nổi” trên tay cầm cây viết mực, và lời yêu cầu của cha của Tommy muốn biết chuyện gì thực sự xảy ra đã cho thấy phải minh bạch hơn. Chuyện gì xảy ra cho Tommy Lê tối hôm đó? Chúng ta có thể làm gì để cuộc đời và cái chết bi thảm của anh không bị quên lãng?
 

Cộng đồng vùng Seattle đã vận động và lên tiếng. Tham dự vào việc tổ chức một diễn đàn công chúng với sở cảnh sát về vụ bắn chết người và gây quỹ giúp gia đình Tommy lo đám tang và trả chi phí pháp lý, Jefferey Vu nói, “Gia đình, nhất là bà nội/ngoại của anh, không muốn nhận tiền. Sau khi chúng tôi giải thích rằng việc tranh đấu này là để bảo vệ người Mỹ gốc Á châu và các cộng đồng khác, gia đình Tommy Lê đã đến tham gia nói chuyện ở diễn đàn công chúng vì họ muốn những gì đã xảy ra cho Tommy sẽ không lập lại cho những người khác.”
 
Các thành viên trong cộng đồng đã yêu cầu công tố viên, sở cảnh sát hạt King County, và các viên chức dân cử hãy thúc đẩy cuộc điều tra vụ việc này.
Trong lúc viết bài này, hơn ba tháng sau khi Tommy bị bắn chết, cuộc điều tra vẫn chưa được sắp xếp tiến hành. Gia đình Tommy Lê phải được biết sự thật về cái chết của con cháu mình, và các hành vi phạm pháp phải được công bố và xử theo luật pháp. Tuy nhiên, sự trì hoãn liên tục khiến người ta nghĩ rằng có thể có một nỗ lực có tổ chức nhằm làm giảm bớt tầm quan trọng của thảm kịch này. Ngoài ra, mặc dù đại diện sở cảnh sát hạt King County nói ông ủng hộ một chương trình tốt hơn nhằm huấn luyện cảnh sát giảm dùng vũ lực có thể gây ra chết người và ông có ý định giao cuộc điều tra cho FBI, nhưng ông lại đề nghị Washington State Patrol thực hiện các cuộc điều tra trong tương lai. Việc sử dụng các cơ quan pháp quyền khác thay vì dùng một cơ quan dân sự độc lập để điều tra những vụ như vậy sẽ không ngăn chặn được hành vi hung bạo của cảnh sát trong tương lai.
 
PIVOT yêu cầu sở cảnh sát và các viên chức khác hãy làm tròn lời hứa bảo vệ và phục vụ mọi người bằng cách mở một cuộc điều tra triệt để và kịp thời về cái chết của Tommy, bằng cách quy trách nhiệm cho những ai đã gây nên cái chết vô cớ của anh, và bằng cách thực hiện chính sách huấn luyện và giám sát, nhằm ngăn ngừa sự việc này xảy ra với những người Mỹ gốc Việt và người da màu khác.


..o..

PIVOT Demands Justice for Tommy Le
 

On June 13, 2017, hours before his high school graduation, Tommy Le was shot twice in the back and killed by police officers in Burien (Greater Seattle). As more facts come to light about the circumstances of his killing, they contradict the King County Sheriff Office’s press release of the event.

What happened here recalls the fatal police shooting three years ago in Ferguson of Michael Brown, another young man of color heading to college with his future ahead of him. Michael Brown’s death sparked the new movement for Black Lives, yet there remains a blanket of silence about institutional violence to other minorities. Tommy Le’s death shows that all people of color face the threat of police violence. It is a sobering reminder to Vietnamese and Asian Americans that in the context of increased overt forms of white supremacy their lives will not be spared. Vietnamese and Asian American must speak out against violence towards all people of color.

As Mai Do, a member of the Progressive Vietnamese American Organization (PIVOT), wrote on July 2, 2017: “It is ineffective and dangerous to pretend that negligent, violent policing is not an issue that affects more than just African Americans.”

The inconsistencies of the police narrative about the necessary use of force against a young man known for his “bubbly” personality who was holding a pen and Le’s father’s demand to know what really happened warrants greater transparency. What happened that night to Tommy Le? How can we make sure his life and tragic death are not forgotten?

The local community of Seattle has mobilized. Involved with organizing a public forum with the Sheriff about the deadly shooting and fundraiser to assist Tommy’s family with funeral and legal expenses, Jeffrey Vu said, “The family, especially his grandmother, did not want to take any money. After we explained that this fight was to protect Asian Americans and other marginalized communities, the family came and spoke at the public forum because they wanted to be there for the community and to make sure that what happened to Tommy will not happen to others like him.”

Community members have asked the prosecutor, King County Sheriff Office, and elected officials to push for expediting the inquest process for the case. At the time of this writing, more than 3 months after Tommy’s murder, an inquest still has not been scheduled. Tommy Le’s family deserves to know the facts about his death and to receive justice against any wrongdoing. However, the continuing delay raises the possibility of an institutional effort to de-emphasize the importance of this tragedy. In addition, although the Sheriff indicated his support for an initiative for better police training in de-escalation and use of deadly force and intends to hand over the investigation to the FBI, he suggested that Washington State Patrol would carry out future investigations. The use of other law enforcement agencies rather than an independent civilian body investigating such cases will not be an effective deterrent against further police brutality.

PIVOT calls for the Sheriff and other officials to fulfill their pledge to protect and serve all people by conducting a thorough and timely investigation of Tommy Le’s killing, by holding those who are responsible for his unnecessary death accountable, and by implementing training and oversight policies to prevent this from happening to other Vietnamese Americans and people of color.
 

About PIVOT:

The mission of PIVOT-The Progressive Vietnamese American Organization is to engage and empower Vietnamese Americans for a just and diverse America. Our vision is to be a collective voice for progressive Vietnamese Americans, to engage and empower Vietnamese Americans through civic engagement and leadership development, and to support policies and candidates that are aligned with our values. For more information, please visit https://www.pivotnetwork.org/ 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.