Hôm nay,  

Đêm Trung Thu Cùng Chú Cuội Trông Xuống Thế Gian Cười

10/08/201700:00:00(Xem: 5470)

Năm 8 sau tây lịch, Vương Mãng cướp ngôi Hán Tuyên Đế mới có 2 tuổi, rồi tự xưng làm vua, đổi nước là Tân.

Theo Trung Hoa sử, Vương Mãng cũng như Tể tướng Lý Tư của nhà Tần, là những nhà chính trị đầu tiên áp dụng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, qua các công cuộc tịch thu ruộng đất, và các cơ sở vật chất của toàn dân để quốc doanh. Nhưng cũng giống như thời nay, xã nghĩa chỉ là món hàng treo đầu dê bán thịt chó, đã tạo cơ hội tốt cho bọn tham quan nhũng nhiễu bóc lột dân đen và vơ vét công khố mà thôi. Do trên lòng người ta thán, đã theo Lưu Tú là cháu sáu đời của Vua Hán Cảnh Đế, chống lại nhà Tân, rốt cục Mãng bị lật đổ và chết vào năm 23 sau TL. Trong thời gian chống nhau với quân thù, một lần nghĩa binh của Lưu Tú bị mấy chục vạn quân của Vương Mãng vây khổn trong thành Côn Dương tỉnh Hà Nam. Trước tình cảnh cực kỳ nguy khốn, trong hết lương, ngoài chưa binh cứu, nên vào ĐÊM RẰM THÁNG TÁM, Lưu Tú cầu Trời Phật giúp đỡ và ông đã tìm thấy trong thành nhiều bưởi trái và khoai môn. Quân sĩ nhờ vậy có ăn và giữ vững thành, giúp Tú trung hưng lại nhà Hán. Vì vua Quang Vũ (Lưu Tú) dời đô từ Hàm Dương về Lạc Dương (Hà Nam), nên nhà Hán từ đó gọi là Đông Hán.

Đêm rằm tháng tám âm lịch năm 25 sau TL, vua làm lễ tạ trời đất, và vì muốn kỷ niệm lại những vật đã nuôi sống mình cùng quân sĩ trong cơn hoạn nạn, nên ban lệnh khắp toàn quốc, dùng hai món trên làm vật cúng thần và thưởng trăng. Như vậy tết Trung Thu đã manh nha từ ấy.

Năm 1279 nhà Nam Tống bị Hốt Tất Liệt tiêu diệt. Cũng từ đó, Hán tộc sống dưới ách nô lệ của ngoại bang ròng rã suốt 80 năm, với bao đoạn trường máu lệ. Kinh khiếp nhất là trong thời gian này, giới trí thức Trung Hoa, đã bị người Mông khinh miệt, qua câu nói, đến nay vẫn còn truyền tụng "thứ 8 là đĩ, thứ 9 nho gia, thứ 10 hành khuất". Thời xã nghĩa Trung Cộng, Mao Trạch Đông lúc còn sống, cũng đã từng phỉ nhổ trí thức và bảo Họ còn thua phân xanh.

Do chính sách cai trị tàn bạo và bất công, thiếu nhân tính đó, nên từ năm 1338, giặc giã nổi lên khắp nơi, chống lại nhà Nguyên. Vào ngày rằm tháng tám, năm Mậu Thân 1368, tướng của Chu Nguyên Chương là Từ Đạt va Thường Ngộ Xuân, theo kế của quân sư Lưu Bá Ôn, đem mật linh bỏ vào trong nhưn bánh Trung Thu. Và giữa lúc Vua Nguyên Thuân Tông, cũng như triều thần và tướng sĩ, thi đua đón trăng giỡn nguyệt, vui say chè rượu và gái dẹp, thì cũng là lúc người dân trong thành Yên Kinh, theo mật lịnh ghi trong giấy "đêm rằm Phật Di Lặc giáng thế, cầm đèn lồng đi rước". Nhờ vậy, quân Chu đã trà trộn và bất thần tấn công chiếm kinh đô. Vua Nguyên vì ham hưởng Tết Trung Thu, cũng giống như Đường Huyền Tông, mê đắm Dương Quý Phi và Vũ Khúc Nghê Thường mà mất nước.

Cũng kể từ đó, mỗi lần tới tiết Trung Thu, dù Trăng ở Hô Hào Hạo Đặc và Ngạc Nhĩ Đa Tư, vùng nội Mông rất to, sáng và có màu xanh như bạch ngọc. Nhưng người Mông sống tại đó cũng như nơi khác, tuyệt đối không ăn bánh trung thu và đón trăng, giỡn nguyệt. Thái độ hành xử, không quên nổi nhục mất nước, khiến cho người ngoại cuộc phải khen thầm và cúi đầu kính phục.

Thật ra tập quán đón trăng vào dịp rằm tháng tám đã có từ thời Trung Hoa huyền sử, mà Thục Kinh đã nhắc tới, cho thấy vào ngày trăng tròn tháng tám buổi đó, dân chúng làm cổ, cúng bái đất trời, biểu hiện lòng sùng kính và sự đam mê trăng. Tuy nhiên phải đợi tới thời nhà Chu, những ý tưởng trừu tượng trên, mới được rõ nét qua hành động, được ghi lại trong Xuân Quan-Chu Lễ như:

- "Trung Thu Dạ Nghinh Hàn
Trung Thu Hiến Lương Cầu
Và cuối cùng là Thu Phân Bái Nguyêt".

1 - TẾT TRÔNG TRĂNG:

Liên quan tới Tết Trung Thu, còn có câu chuyện thần thoại về sự tích hai con vật Thiềm Thừ và Ngọc Thố trên cung Trăng hay là câu chuyện vợ chồng vua Hậu Nghệ và Hằng Nga với thuốc trường sinh bất lão. Ngoài ra còn có cây đa vạn niên với chú cuội, được các mục đồng ưa thích qua ca dao, tục ngữ:

"thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
bỏ trâu ăn lúa, gọi cha ời ời
cha còn ăn lúa trên trời
mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên".

Khi nói đến Tết Trung Thu là nói đến trăng và mùa thu cùng những câu chuyện thật buồn của các thi gia đời Đường, liên quan đến vua Huyền Tông, tác giả cuả Nghê thường vũ khúc. Người đời thì hoan lạc với những cổ đèn lồng muôn màu vạn sắc cùng với tiếng trống muá lân, múa rồng. Trái lại thi gia trông trăng đêm thu thì ngổn ngang đứt ruột, nhất là lúc trăng xế héo tàn. Với thi nhân, cảnh thu thật là buồn bã u trầm, gợi cho ta vô vàn tưởng tiếc. Một mình trong đêm trăng thu, luôn tạo nên những cảm giác diết da buồn tẻ, khiến cho ai cũng thêm lẻ loi trống vắng. Cho nên tết trung thu như tên gọi vì có trăng trong gió mát, cũng chẳng qua là một ước lệ tập truyền. Nếu không thế, sao Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu dám viết:

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
trần thế em nay chán nữa rồi
..rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
tựa nhau trông xuống thế gian cười.”

.

2 - TẾT TRUNG THU ĐỐT ĐÈN LỒNG CHƠI TRĂNG:

Tính đến nay lể hội đêm Trung Thu đã gần tròn 2000 tuổi nhưng vì là một mỷ tục nên không bị thời gian đào thải, trái lại càng lúc càng được nhiều người ưa thích nhất là giới trẻ. Sự phồn thực làm phát triển nhiều nền công nghiệp có liên quan đến ngày lễ như làm các đầu lân, sư tử, rồng, các đồ chơi của trẻ con bao gồm nhièu kiều đèn lồng, đèn kéo quân và loại đèn tạ treo trong nhà nhưng trên hết vẫn là bánh trung thu.

Ngày nay tuy con người đã thực sự đã đi vào cõi không gian, đổ bộ lên mặt trăng và đang ghé vào hỏa tinh là một hành tinh xa xôi vợi vợi để mong tìm đất sống cho con người trần gian, sắp bị nạn nhân mãn đẩy xuống biển.

Tuy nhiên không phải vì thế mà các câu chuyện diễm tình có tự ngàn đời truyền lại như mối tình Hằng Nga Hậu Nghệ, Chuyện Đường Minh Hoàng lên cõi trăng học vũ khúc Nghê Thường hay Thằng Cuội ngồi ôm gốc đa già khóc cười nhân thế mỗi độ trăng tròn tháng tám hằng năm. Trung Thu thực chất là thế, theo âm dương tuần hoàn thì mỗi năm có bốn mùa, tám tiết và tứ kỳ là xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí. Tháng tám giữa mùa thu, nên gói là tiết trung thu và sau đó được các nhà vua Hán Quang Vũ cùng Đường Huyền Tôn chọn làm Tết chơi trăng.

Theo cổ học Đông Phương, trăng thuộc về Thủy trong ngũ hành, vốn là yếu tố then chốt để quyết định nghề nông tang. Cho nên bảo Tết Trung Thu là một mỹ tục cũng không có gì quá đáng, bởi đêm trăng tròn tháng tám, ngoài dịp tốt tạo nguồn cảm hứng cho thi nhân, đem sự vui vẻ náo nhiệt cho trẻ con, trên hết vẫn là mục đích để mọi giới theo dõi vầng trăng to tròn sáng úa mà đoán định tương lai vận mạng quốc gia và tiên liệu công việc làm ăn có dính tới mùa màng, tằm tơ canh cửi. Tất cả các thú chơi trăng như múa rồng, đốt đèn lồng và thưởng thức các loại bánh trong đêm trung thu, không phải từ trên trời rớt xuống mà đều có nguồn gốc, có đi tìm hiểu mới thấy thú vị.

- MÚA RỒNG MỪNG TRĂNG THU:

Rồng là linh vật được nhiều nước trên thế giới sùng bái nhất là người cổ Trung Hoa. Đối với dân tộc VN, rồng là vật tổ. Người ta tôn rồng là vật linh thiêng, thần kỳ mà nghiêm trang, là chỗ dựa để người đời khẩn cầu xin mưa gío, bảo đảm mùa màng. Vì vậy trong đêm trung thu, múa rồng được xem như một nghi thức tôn giáo cầu mưa, để mùa màng bội thu, dân an quốc thái. Lể tục này cũng khởi nguồn từ thời Đông Hán, từ trong nghi lễ tôn giáo, trở thành một điệu múa dân gian lưu hành khắp xứ tồn tại tới ngày nay. Vì mang tính chất truyền thống, nên các tiết mục về rồng cũng rất phong phú và đa dạng. Riêng tại Trung Quốc, chỉ tỉnh Triết Giang cũng đã có nhiều hội múa rồng. Điều này cũng dễ hiểu vì Triết Giang là cội nguồn của Bách Việt, một giống dân có nguồn gốc khởi từ sông rạch, biển sóng, nên vật tổ của họ là cá sấu, thần rồng, nên dù chỉ là con rồng vải, nhưng người múa trong một tâm hồn phóng khoáng đã làm cho con vật ảo trở nên uy vũ, toát lên cái hào khí sung mãn của một giống dân, tùng làm cho Hán tộc lao đao nể sợ. Dù cho bất kỳ loại nào, rồng giấy cũng được đan bằng tre ở suốt phần mình rồng, bên ngoài dán giấy hoặc bọc lụa mỏng trên có nhiều vảy lấp lánh. Bên trong có đèn thắp sáng. Mình rồng có nhiều bộ phận có thể tách rời tuỳ theo vị trí biểu diễn nhưng không vì thế mà làm mất cái linh hoạt của rồng dưới ánh đèn. Múa rồng ở đâu cũng không ngoài 12 thế căn bản như bàn long, ngưỡng long, trảo dương, thoát thủ.. và tuyệt điệu “bách khiếu long” khiến rồng khi biểu diễn, biến một thân hình dài trên 500m, từ một con giao long nhe nanh muá vút bay lượn trên tầng trời, lại hóa thành một tầng hoa sen chín cánh hiền khô như bóng Phật.

- BÁNH TRUNG THU:

Trong đêm ngóng trăng, người ta uống trà và ăn các loại bánh trung thu. Cũng liên quan tới bánh này, sử Tàu có câu chuyện thú vị về mật lịnh trong nhưn bánh trung thu. Điển tích xảy ra trong thời kỳ Trung Hoa sống đước ách nô lệ của Mông Cổ từ năm 1279 khi Hốt Tất Liệt diệt nhà Nam Tống, thống nhát toàn cõi Trung Nguyên, lập ra triều Nguyên. Trong suốt 80 năm bị đô hộ, giới trí thức Hán Tộc bị người Mông khinh rẽ qua câu nói ví:“..thứ tám là đĩ, thứ chín nho gia, thứ mười hành khất.” Bởi vậy trong triều ngoài nội, tất cả các địa vị then chốn đều là Mông Cổ còn người Hán và các dân tộc khác như Liêu Kim bị coi thường. Chính sự bức bách bất công đó, là nguyên nhân của phong trào nông dân bạo động lật đổ nhà Nguyên, quang phục lại đất nước của người Hán qua triều Minh của dòng họ Chu. Nội loạn chống Mông Cổ khởi sự từ Nguyên Thuận Đế năm 1337, do Châu Quang Khanh và Bạng Hồ xướng xuất tại Quảng Châu và Tín Dương. Rồi thì Bạch Liên Giáo của cha con Hàn Sơn Đồng, Hàn Lâm Nhi, thêm Trương sĩ Thành, Trần hữu Lương.. lót dường cho nhà sư Chu Nguyên Chương tại Tập Khánh, Nam Kinh thành công. Rằm tháng tám năm 1368, tướng của Chương là Từ Đạt và Thường Ngô Xuân mang mật kế của quân sư Lưu Bá Oân, tấn công Yến Kinh là thủ phủ của Nguyên Triều. Đêm Trung Thu, trong lúc vua chuá Mông Cổ say sưa rượu gái, thì khắp nơi trong kinh thành, dân chúng khi cắt bánh trung thu để cúng, đã kinh ngạc vì giữa nhưn bánh có một mếng giấy vàng nhỏ với nội dung “khuya ngày rầm Phật Di Lặc giáng thế, cầm đèn lồng đi rước.” Và chính trong đêm trăng đó, cửa thành mở hoắc, dân chúng cầm đèn lồng đi lại, quân cuả Từ Đạt và Thường Ngộ Xuân nhân cơ hội trà trộn và bất thần chiếm thành. Nguyên Thuận Đế cũng giống như Đường huyền Tôn, vì đắm mê Nghê Thường vũ khúc, phải mất nước và bị người Hán đánh đuổi chạy về sa mạc. Từ đó cho tới nay, con cháu càng lụn bại, đến đổi phải mất vùng Nội Mông.

Bánh trung thu còn được gọi là bánh trăng hay bánh Hồ vì người Hán đã lấy các nguyên liệu tại đát Hồ để chế biến. Bánh theo từ nguyên đã có từ thời huyền sử Ân-Chu, người dân vùng Giang-Triết dùng để cúng Thái Sư Vân Trọng có đất phong ở miền này. Khởi thủy bánh làm bằng bột, đường cùng những nhu liệu được sứ thần nhà Hán là Trương Thiên mang về từ Tây Vực như hạt Mè, Hồ đào và hạt dưa hấu. Từ Đường Minh Hoàng, bánh chính thức có mặt trong đêm Trung Thu và được nhà vua ban cho mỹ danh là Bánh Nguyệt. Tại Trung Quốc xưa nay có rất nhiều nơi sản xuất bánh này, nhưng cũng có thể phân biệt được nhờ những yếu tố chuyên môn như võ và nhưn bánh. Nói chung dù có sản xuất tại Bắc Kinh, Ninh Ba,Thượng Hải, Tô Châu, Quảng Châu, Hồng Kông, Đài Loan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Thái Lan hay Sài Gòn, Chợ Lớn..thì nguyên tắc làm bánh trung thu vẫn không ra ngoài những nguyên tắc làm võ bánh (vỏ bột, vỏ bột trộn đường, vỏ bột có pha dầu). Còn nhưn bánh thì luôn đủ năm thứ thịt khô, trứng, mè, đậu và các loại hạt khác. Tuy nhiên trên thi trường, Bắc Kinh và Thiên Tân chuyên sản xuất bánh chay làm bằng dầu và thực vật. Bánh Quảng Đông chưa ít mở nhưng rất ngọt. Triều Châu đặc biệt về vỏ bánh nhiều lớp mỏng, nhưn rất béo vì quá nhiều dầu. Đặc biệt nhất là bánh Tô Châu có nhiều mùi do các loại hạt làm nhưn bánh, võ thì chế bằng bột mì tẩm dầu đậu phộng. Về hình thức, bánh có ba loại mặt trơn, võ in hoa và bánh Tôn Ngộ Không. Tại VN xưa nay, nghề làm bánh Trung Thu vẩn do người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn-Chợ Lớn độc quyền. Bánh làm theo kiểu Quảng Đông và Triều Châu là hai nhóm người Hoa định cư nhiều nhất ở nước ta.

- ĐÈN LỒNG TRUNG THU:

Tại VN, hai thành phố Hội An và Sài Gòn cung cấp đèn lồng cho cả Miền Nam VN trước ngày 30-4-1975, trong dịp tết Trung Thu. Nghề thủ công này do người Việt làm chủ, Phú Bình trước thuộc quận 11 là địa danh nổi tiếng về nghề làm đèn lồng. Đây là một làng của người Việt miền bắc di cư vào Nam từ năm 1954. Họ đến từ Làng nhuộm Báo Đáp, tỉnh Nam Định. Vào Nam vẫn giữ nghề tổ truyền nhuộm vải, làm giầy dép và lồng đèn Trung Thu. Sau năm 1975, nghề trên vẫn phát triển bình thường nhưng rồi một biến cố chết người đã đến vào năm 1994, khi VC mở khẩu đón hàng ngoại nhập của Trung Cộng, Đài Loan, Hồng Kông.. trên đất Việt. Từ đó, lồng đèn Trung Thu do người Tàu sản xuất đã đè bẹp lồng đèn Phú Bình VN vì kiểu đèn mới lạ, kỹ thuật cao, dùng pin thay đèn cầy và trên hết là giá rẻ so với lồng đèn nội địa, đã thô kệch lại hay cháy khi ra gió. Đây cũng là chuyện thường của Xã Nghĩa VN như chúng ta hằng biết qua cá tra, hàng may mặc rồi tôm lạnh. Tất cả chỉ nhắm vào lợi trước mắt chứ không bao giờ nghĩ tới cải tiến để làm ăn cạnh tranh, nên dân chúng bị thua thiệt và sập tiệm là cái chắc. Đây là định luất sinh tồn biết đâu mà mò.

Trung thu rồi lại Trung Thu nhưng muôn đời tiếng kêu thảm thiết bán trăng cuả nhà thơ Hàn mặc Tử vẫn vang vọng. Đứng trong trăng sáng mà cứ thắp đèn lồng để tìm bóng trăng soi như Tản Đà đã làm, khiến cho ta càng chơi vơi theo bóng trăng mờ, trăng tỏ. Tết Trung thu biết mượn hồn nào gởi vào thời gian, để cùng với chú Cuội già cười khóc trong lúc trăng tàn?. Hỡi ơi trăng chỉ một bóng thì làm sao soi đủ muôn phương, nói chi đến nỗi ngậm ngùi man mác của bóng trăng soi, trong cơn lốc vô thường của cõi thế, dù là buổi trăng trong gío mát, cũng chỉ là cõi trống vọng biển dâu muôn trùng.

“Có bầu có bạn can chi tũi
cùng gió cùng mây thế mới vui
rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
tựa nhau trông xuống thế gian cười...(thơ Tản Đà)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- VN thi văn hợp tuyển Dương Quảng Hàm.

- Phong tục VN của Toan Ánh.

- Điển tích chọn lọc của Mộng Bình Sơn và tài liệu của Mạc Sum.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 8-2017

MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.