Hôm nay,  

VB Phỏng Vấn Ông Lý Thái Hùng về Tình Hình CSVN Đàn Áp Dân Chủ

08/08/201715:12:00(Xem: 7855)

VB Phỏng Vấn Ông Lý Thái Hùng
về Tình Hình CSVN Đàn Áp Dân Chủ

  

LTS Việt Báo: Trong những ngày gần đây, CSVN bắt hàng loạt các nhà hoạt động dân chủ. Nhiều tổ chức xã hội dân sự bị thiệt hại. Việt Báo đã nêu một số câu hỏi đối với ông Lý Thái Hùng, một viên chức lãnh đạo Việt Tân, để hiểu về tình hình hiện nay.

.  

blank

Lý Thái Hùng

 

Việt Báo: Trong đợt bắt nhiều nhà hoạt động trong Anh Em Dân Chủ, cho thấy nhiều tổ chức xã hội dân sự bị thiệt hại. Có thể vì mô hình Anh Em Dân Chủ quá mở rộng, nên dễ bị an ninh cài cắm, theo dõi để bố ráp? Có lẽ là Việt Tân cũng thiệt hại? Xin cho biết, các nhà hoạt động nên dùng mô hình nào để an toàn hơn? 

 

Lý Thái Hùng: Thưa anh, CSVN không công nhận quyền tự do lập hội. Tất cả những hội, nhóm đều nằm trong khuôn khổ “xin – cho” của họ cho nên những tổ chức xã hội dân sự nằm ngoài sự kiểm soát của đảng CSVN đều có thể bị trù dập, bị bắt bớ bất cứ lúc nào.

 

Trong đợt bắt giữ vừa rồi, theo tôi không phải do sự cài cắm của an ninh CSVN khiến các nhà hoạt động bị lộ, mà chính là do những hoạt động của các hội/nhóm xã hội dân sự, đặc biệt là Hội Anh Em Dân Chủ, đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN lo ngại bởi ba lý do sau đây:

 

Một là những người lãnh đạo các hội, nhóm là những nhà hoạt động lâu năm, từng bị bắt và bị giam giữ phi pháp trong nhiều năm. Tiếng nói của họ rất có ảnh hưởng đến quần chúng chung quanh. Điều này đã khiến cho an ninh CSVN lo ngại rằng những uy tín và quá trình đấu tranh này sẽ giúp mở rộng sự phát triển các hội, nhóm khi những chuyển biến phức tạp trong xã hội ngày càng gia tăng.  

 

Hai là tình hình biển Đông đang rất căng thẳng trước những hành động bá quyền ngày một leo thang của Trung Cộng, trong khi nhà cầm quyền CSVN lại tỏ ra nhu nhược trước các áp lực này. Sự kiện nhà cầm quyền CSVN phải buộc Tập Đoàn Repsol của Tây Ban Nha ngưng khai thai mỏ khí đốt vừa tìm thấy ở lô 136-03 trong bãi Tư Chính theo yêu cầu và đe dọa của Trung Quốc, đã và đang là lỗ xì có thể dấy lên làn sóng chống Trung  mà Hà Nội rất lo ngại nên phải chận trước.

 

Ba là nền kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu tiền. Chính phủ Trung Ương không còn đủ tiền để cung cấp ngân sách cho các địa phương và trả nợ đáo hạn, nên đang tìm cách lên kế hoạch huy động 500 tấn vàng đang ở trong dân. Muốn huy động được, lãnh đạo CSVN phải cố tạo niềm tin trong dân và đây chính là những cản trở khi các hội, nhóm khuyên người dân không nên cộng tác vì sẽ mất tiền và mất của.

 

Nói tóm lại, việc bắt giữ hàng loạt các nhà hoạt động trong thời gian qua là do bộ máy an ninh CSVN lo ngại tình hình xã hội bất ổn, muốn dập tắt những ảnh hưởng gia tăng của các tổ chức xã hội dân sự có thể làm bùng lên làn sóng công phẫn của người dân.

 

 

Việt Báo: Hình như vấn đề chuyển tiền từ hải ngoại về các nhà dân chủ là một yếu tố bị theo dõi và là duyên cớ bị bắt, có phải không? Vì tất cả các cơ sở kinh doanh gửi tiền từ hải ngoại về 64 tỉnh thành đều phải qua Bộ Tài Chánh CSVN (mới có giấy phép kinh doanh gửi tiền). Nghĩa là, gửi tiền là sẽ lộ. Nếu đúng như thế, Việt Tân và các tổ chức làm thế nào nuôi dưỡng hoat động các bạn trong nước mà không bị lộ?

 

Lý Thái Hùng: Đúng là khi gửi tiền qua đường dây chính thức như anh đề cập thì phía an ninh CSVN sẽ biết rõ người nhận. Nhưng tôi được biết nhiều tổ chức, hội nhóm dùng  đường dây kín, hoặc tuy dùng đường chính thức nhưng chuyển qua trung gian nhiều chặng để ngăn chận yếu tố bị lộ, bị theo dõi. Chính vì thế mà cho đến nay số người bị lộ, bị bắt giữ vì lý do chuyển tiền không nhiều.

 

Việt Báo: Trong trận bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cho thấy có một đại tá công an giữ chức tham tán trong đại sứ quán CSVN, chỉ huy  tất cả hoạt động tình báo về người Việt ở Đức. Hẳn là ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc... cũng có các ông đại tá công an tương tự đang theo dõi cộng đồng. Xin hỏi, Việt Tân có cách nào để bảo mật các hoạt động, và giúp loại trừ các tay công an giả trang trong cộng đồng?

 

Lý Thái Hùng: Khi mà Cộng Động Hải Ngoại là chỗ dựa quan trọng cho những hoạt động đấu tranh trực diện đối với các hội, nhóm ở trong nước thì an ninh CSVN phải tìm cách xâm nhập, lũng đoạn, phá hoại các Cộng đồng.

 

Nhà cầm quyền CSVN không những gửi cán bộ tình báo sang các Tòa đại sứ, Tổng lãnh sự mà còn đưa khá nhiều cán bộ phụ trách an ninh núp dưới những vỏ bọc nghiên cứu sinh, kinh doanh, tôn giáo… để qua đó xâm nhập, nằm vùng trong cộng đồng. Những hoạt động của các phần tử này thường là thu thập tin tức, chiêu dụ hợp tác và tung tin tức sai lạc để các bên đánh phá lẫn nhau.

 

Tuy nhiên, vì Cộng Đồng Hải Ngoại vốn là cộng đồng chống cộng và đa số các đảng phái, tổ chức chính trị đã nhìn thấy rõ những thủ đoạn nói trên của an ninh CSVN, nên rất chừng mực trong việc loan tải tin tức sinh hoạt và nhất là luôn luôn bảo vệ tiềm lực nội bộ. Chính vì lý do đó mà tuy có những hiện tượng bát nháo trong Cộng đồng mà phần lớn do bàn tay phá hoại của an ninh CSVN, người Việt hải ngoại vẫn kiên trì đóng góp và tích cực hỗ trợ các hoạt động đấu tranh hướng vào quốc nội.

 

Để vô hiệu hóa tầm hoạt động và ảnh hưởng phá hoại của các phần tử công an trà trộn trong cộng đồng để lũng đoạn, Việt Tân sinh hoạt trên 3 nguyên tắc:

 

Trước hết, các đảng viên Việt Tân sinh hoạt hài hòa, gần gũi, thân mật và tương kính với mọi tổ chức, hội đoàn, đảng phái, cộng đồng trong tinh thần đoàn kết trên hết; không để những dèm pha hay sự đố kỵ, khác biệt cá nhân làm phân hóa.

 

Kế đến chúng tôi lên tiếng chừng mực về các xuyên tạc đối với Việt Tân để rộng đường dư luận, và ngăn chặn những hoang mang tác hại lên niềm tin chung, nhưng cũng tránh tạo ra sự đôi co qua lại không cần thiết để còn dồn nỗ lực vào công cuộc đấu tranh và yểm trợ quốc nội.

 

Sau cùng, chúng tôi tôn trọng sự khác biệt và không phê bình, chỉ trích các tổ chức bạn. Tạo sự thông cảm, giải thích những ngộ nhận là chủ trương “thêm bạn bớt thù” của Việt Tân.

 

Viẹt Báo: Xin cho biết hướng hoạt động tương lai của Việt Tân trong khi CSVN ngày càng hung bạo hơn?

 

Lý Thái Hùng: Chúng tôi dự kiến là an ninh CSVN tiếp tục bắt bớ, khủng bố tinh thần các nhà hoạt động trong thời gian tới vì tình hình Việt Nam đang có những dấu hiệu bất ổn định về biển Đông, kinh tế và rối loạn thượng tầng.

 

Để ngăn chận những đòn khủng bố, đàn áp hung bạo của Hà Nội, đảng Việt Tân đã và đang có một số nỗ lực.

 

Ở trong nước, chúng tôi liên kết hỗ trợ thân nhân của những nhà hoạt động bị bắt để giữ vững ý chí đấu tranh, thăm nuôi và vận động luật sư giúp về mặt pháp lý. Đồng thời trao đổi với các hội nhóm để khai thác tình hình nhằm tạo những áp lực lên chế độ.

 

Ở Hải Ngoại, chúng tôi đã và đang cùng với một số Cộng đồng và các đoàn thể tổ chức những cuộc biểu tình phản đối trước các tòa Đại sứ, Tổng lãnh sự CSVN ở khắp nơi trên thế giới và làm trì trệ những hoạt động của các cơ quan ngoại giao. Song song, chúng tôi cũng đang làm việc với các tổ chức phi chính phủ và Bộ ngoại giao của một số quốc gia để vận động họ lên tiếng áp lực an ninh CSVN phải ngưng ngay những thủ đọan trấn áp hiện nay.

 

Đảng Việt Tân cũng đang vận động để có một sự phối hợp nỗ lực và tiếng nói chung của các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước hầu gia tăng sự đồng hành giữa hải ngoại và quốc nội, gia tăng hiệu năng vận động quốc tế, và gia tăng áp lực dân chủ hóa để chấm dứt chế độ độc tài và mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước.  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.