Hôm nay,  

Thợ Hồ và Vatican

01/07/201700:00:00(Xem: 6501)

Trong các bài trước viết về bầu cử pháp, Cỏ May tôi có đề cập tới vai trò Thợ Hồ trong chánh trị pháp. Và nhứt là sự thắng cử của ông Emmanuel Macron liên hệ tới sự can thiệp trực tiếp vào vòng II khi chỉ còn 2 người, ông Macron và bà Le Pen, Thợ Hồ chỉ thị không bỏ phiếu cho Marine Le Pen, vừa vận động cử tri. Ngoài ra, chánh giới pháp, Tả/Hữu đều có liên hệ với Thợ Hồ ở cấp chánh phủ trung ương. Gần đây hơn hết, bên cạnh cựu TT. Sarkozy, có ông Alain Bauer, cựu Đại Sư phụ Thợ Hồ thuộc Bộ phận (Loge) lớn nhứt, le Grand Orient de France, làm cố vấn. Qua chánh phủ của TT. François Hollande có tới 12 Thợ Hồ là Tổng Bộ trưởng. Cựu Thủ tướng Manuel Valls là Thợ Hồ có “thẻ đảng” và ông Alain Bauer còn làm cha đở đầu cho con trai của ông.

Trong khu vực xí nghiệp, những cơ sở lớn, nhơn viên cấp lãnh đạo phần lớn cũng Thợ Hồ.

Ở Pháp có thể nói “Không Thợ Hồ đố mầy làm nên”!

Căn bản tư tưởng của Thợ Hồ là “thế tục” ròng. Chỉ tôn trọng con người nhơn bản. Với Thợ Hồ không có Thượng Đế theo tín ngưỡng của các tôn giáo mà chỉ có «Đấng Kiến trúc Sư tối cao toàn khắp”, Người phát họa đồ án vũ trụ và sanh vật.

Trước giờ Thợ Hồ không thuận thảo với Vatican. Họ bị Vatican lên án là những kẻ xơi tái cha xứ. Nhưng gần đây, sự quan hệ đó đã thay đổi theo chiều hướng thuận lợi. Và ai có ngờ ngay trong Vatican có một Bộ phận Thợ Hồ. Có dư luận cho rằng chính Thợ Hồ lèo lái Vatican. Như họ nắm ngân hàng của Vatican. Vả lại Vatican là một thứ chánh phủ của chánh phủ các nước trên thế giới. Giáo hoàng là vua của vua, Tổng thống của Tổng thống thì Thợ Hồ len vào ảnh hưởng là việc bình thường như đối với các chánh phủ thế tục mà thôi.

Hơn nữa báo chí vừa loan tin Giáo hoàng François đang thanh lọc để chấn chỉnh hàng giáo phẩm cao cấp của Vatican, loại ra những Thợ Hồ nhiều tai tiếng.

Thợ Hồ ở Vatican

Nhơn đây, Cỏ May tôi xin thưa qua trong một bài đăng trên Đàn Chim Việt trước đây không lâu lắm, có độc giả phê bình “Thợ Hồ” không đúng, mà phải nói đó là “Hội Tam Điểm”.

Xin có lời cảm tạ quí độc giả. Đúng như quí độc giả dạy nhưng tôi cố ý dùng “Thợ Hồ” mà không nói “Tam Điểm” để tránh hiểu lầm với Tam Điểm của Tàu (Tam Hiệp Hội -La Triade) đang hoạt động mạnh ở Paris trong giới người Tàu. Vả lại, “Thợ Hồ” liên hệ tới nguồn gốc của hội kín này “La Franc-Maçonnerie”. Và “Thợ Hồ” có nghĩa từ tiếng pháp “le maçon”. Họ gọi những thành viên Hội là “les maçons”.

Xin trở lại chuyện Thợ Hồ ở Vatican.

Mặc dầu Thợ Hồ ở tại Vatican và hoạt động từ lâu nhưng lúc sau này Vatican bị nhiều tai tiếng về mối quan hệ này mà Giáo hoàng François, sau thời gian củng cố nội tình Vatican, đã bắt đầu chú ý tới sự có mặt của Thợ Hồ ở đây.

Nhơn chuyến viếng thăm thành phố Turin, Ý (21/06/16), Ngài nhắc lại quan điểm của Ngài với thanh niên Ý, khi đề cặp vấn đề lịch sử, rằng Giáo hội và Thợ Hồ không thể hòa hợp nhau được. Trái lại, Ngài còn kết hợp Thợ Hồ với quỉ sa-tăng. Trong buổi nói chuyện, Ngài đã 2 lần tố cáo ảnh hưởng của Thợ Hồ.

Hồi đầu tháng giêng này, Giáo hoàng François ra lịnh đuổi nhóm Thợ Hồ khỏi vatican. Ngài bảo Hồng Y Burke hãy làm sạch sẽ hàng ngũ những “Chiến sĩ Thập tự” trong đó Thợ Hồ hoạt động. Ngài lập lại Thợ Hồ là một lực lượng gây ảnh hưởng hủy diệt giá trị truyền thống và hiềm khích Giáo hội.

Ngài nhắc lại ở thế kỷ XIX, phát triển thanh niên vô cùng khó khăn vì Thợ Hồ lúc bấy giờ đang phát triển mạnh nên vì đó mà Giáo hội không thể muốn làm điều gì cũng được. Có những phần tử chống giới tăng lữ, những phần tử theo sa-tăng. Đó là lúc bi đát nhứt và một trong những giai đoạn thảm hại nhứt của lịch sử Ý.

Gia nhập Thợ Hồ đối với đạo lý tự nhiên và đạo đức công giáo vẫn là một khuyết điểm nghiêm trọng. Điều này không thể chấp nhận được đối với một người thế tục bình thường, hoặc hơn nữa, một tu sĩ, nói chi tới Giám mục hay Hồng y!

Nhưng vì chúng ta chưa vén màn bí mật lên. Đúng vậy, nhiều Thợ Hồ ở ngay trong Vatican, tức trong Giáo hội. Tuy nhiên, người ta vẫn lý giải Thợ Hồ là một tổ chức bí mật, một hội kín, thì khi nói Thợ Hồ ở trong Vatican, thì phải hiểu điều đó chỉ “có thể có”. Chưa có thể khẳng định được.

Vậy muốn hiểu chuyện này rõ hơn, có lẽ nên tìm đọc thiên điều tra của Carlo-Alberto Agnoli, nhan đề là “Thợ Hồ chinh phục Giáo hội” (La Maçonnerie à la conquête de lEglise, Editions du Courrier de Rome, 2001). Trong cuộc điều tra năm 1978, tác giả quan tâm tới một danh sách chức sắc của Vatican là Thợ Hồ. Bảng danh sách này do ký giả của Observatore Politico ngày 12 tháng 9/1978, cung cấp. Bảng danh sách chức sắc cao cấp của Vatican, như Hồng Y, Bộ trưởng, Hồng Y Chánh Văn phòng, … gồm có 16 vị. Ngoài ra, còn một danh sách nữa từ Hồng Y không nắm chức vụ lớn trong Vatican cho tới Linh mục thì đông đảo hơn, gần cả trăm vị.


Theo giới chức Vatican thì trong 2 bảng danh sách này, có nhiều tên không có gì lấy làm ngạc nhiên, nhưng cũng có những tên cần phải xem lại. Nhà báo Mino hay Carmine Pecorelli, nguyên là thành viên Thợ Hồ Bộ phận P2 ở Vatican bị ám sát ngày 20/03/1979, 6 tháng sau khi công bố bảng danh sách này. Phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy sự tiết lộ này là nghiêm trọng?

Giáo hoàng Paul VI ủy nhiệm cho một ông Tướng Cảnh binh điều tra xem danh sách ấy thiệt hư thế nào. Vị Tướng trả lời danh sách đó có giá trị. Và vị Tướng Cảnh binh chết trong một tai nạn trực thăng. Giáo hoàng cũng không khỏi lo ngại về sự xuất hiện bảng danh sách gồm Thợ Hồ là hàng giáo phẩm.

Người ta giải thích ngày nay, Giáo hội đã thay đổi nhiều về mặt đức tin, xu hướng hòa đồng hóa với thế giới, với những đức tin khác. Đó là do ảnh hưởng của Thợ Hồ và mạnh hơn từ thời đại Giáo hoàng Benoit XVI.

Diễn tiến trong quan hệ giữa Vatican và thợ Hồ

Tùy tình thế, xung đột giữa Vatican và Thợ Hồ có lúc vô cùng gay gắt, lại có lúc dễ chịu. Giáo hội công kích thợ Hồ và Thợ Hồ cũng công kích Giáo hội. Trong luật giáo hội ấn bản hiện nay, việc rút phép thông công giáo phẩm được hủy bỏ từ năm 1983, nhưng một hình thức kết tội khác thay thế do đề nghị của Hồng Y Ratzinger lúc còn trông coi Đức tin theo đó giáo dân nào ghi tên gia nhập Thợ Hồ thì mang trọng tội và không tham dự thánh lễ được. Qui định này lại ảnh hưởng tới những Thợ Hồ công giáo. Trước kia, trong hàng ngũ Thợ Hồ không có công giáo và không có phụ nữ nhưng sau này trở thành hổn hợp.

Thợ Hồ thay đổi nhiêu. Ở mỗi quốc gia, họ phân ra làm nhiều Phân bộ trong đó thành viên theo nhiều tôn giáo khác nhau. Còn Giáo hội thì từ Cộng đồng Vatican II và Giáo hoàng François đã mở rộng đối thoại với những tôn giáo khác hay những tổ chức có ý hệ khác mà trước đây không thể chấp nhận được.

Năm 2016, Thợ Hồ ở Pháp có 150 000 người, cả nam-nữ, họ là những người tôn trọng những giá trị đạo đức và giá trị công dân, thì tại sao Giáo hội không đối thoại với họ?

Ai cũng biết Thợ Hồ gốc là những người phi giáo điều. Ai cũng hiểu Đức tin công giáo có nguồn gốc không theo những công thức nhưng lại tin ở sự khám phá ra một “Đấng tối cao duy nhứt và toàn năng”. Vậy những người Thợ Hồ công giáo nghĩ sao?

Gần đây, Giáo hoàng François rao giảng “Mong rằng bàn tay nhơn ái sẽ nắm lấy những kẻ có đức tin và những kẻ chưa tin như là dấu hiệu của Nước Trời đang hiện diện ngay giửa chúng ta”!

Vậy Giáo hội còn chờ đợi gì nữa mà không xóa đi qui định “trọng tội” cho những Thợ Hồ công giáo? (Nhựt báo công giáo La Croix, số 21/01/2016).

1 Bộ phận (Loge) Thợ Hồ điều khiển Vatican?

33 ngày sau khi lên ngôi, Giáo hoàng Jean-Paul Đệ I bị ám sát. Theo nhà báo David Yallop, trong quyền “Nhơn danh Đức Chúa Trời”, kết quả công trình điều tra của tác giả, thì Giáo hoàng Jean-Paul 1er bị đầu độc vì Ngài can thiệp vào vấn đề tài chánh, tức ngân hàng, của Vatican. Nhưng thông tin nói vì Ngài loại ra khỏi Vatican 2 Thợ Hồ. Và cái chết của Ngài do Bộ phận P2 ở Vatican chủ trương.

Dưới ngòi bút của ký giả thuộc Thợ Hồ, ông Pier Carpi, thì Giáo hoàng Jean XXIII là Thợ Hồ thuộc Bộ phận Rose-Croix. Cả Giáo hoàng Paul VI cũng Thợ Hồ. Ông Pier Carpi khui ra nhiều Hồng Y, Giám mục là Thợ hồ thuộc P2. Người ta gọi đó là “Thợ Hồ của Bộ phận tăng lữ và họ liên hệ trực tiếp với Bô phận thống nhứt ở Anh”.

Thật ra Bộ phận Thợ Hồ ở Vatican không thật sự điều khiển Vatican mà họ làm lobby hoặc ít lắm, cũng gây ảnh hưởng lên đường lối của Vatican và kiểm soát Vatican..

Giám mục Lefèbre, cánh bảo thủ (Traditionnaliste) cho rằng có nói gì đi nữa thì Giáo hội này không còn là Giáo hội công giáo nữa. Giáo hội công giáo mà chủ trương hòa hợp với tất cả mọi người, chấp nhận mọi xu hướng tư tưởng thì không còn là Giáo hội công giáo bởi nó làm mất đi sự cao cả, sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Giáo hội không còn rao giảng đức tin công giáo, không còn bênh vực đức tin công giáo, mà rao dạy thứ gì khác hơn?

Giám mục Lefèbre bảo thủ nên bị Giáo hội không nhìn nhận trong hàng ngũ giáo phẩm.

Có dư luận cho rằng Thợ Hồ kín đáo ẩn mình hoạt động ở Vatican vì muốn ảnh hưởng Vatican về một trật tự mới cho thế giới ngày mai này. Có dư luận còn cho rằng Thợ Hồ tìm cách vận động những tổ chức, những thế lực lớn đang chi phối thế giới tạo bất ổn, có thể đi đến thế chiến để có cơ hội thiết lập một trật tự mới hoàn toàn mới.

Tham vọng con người là vô tận, bất nhơn nhưng liệu Ông Trời có cho phép những tư tưởng ngông cuồng thành hình hay không?

Nguyễn Thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.