Hôm nay,  

No Way Jose!

2/3/201706:40:00(View: 10617)

No way Jose!

 

Những điều mà ông Trump hứa hẹn với toàn dân Mỹ đều là chuyện dễ làm một cách nhanh chóng bằng quyền hạn của Tổng Thống cộng với Cộng Hòa đảng nhà ta đang nắm cả Hạ lẫn Thượng viện ở Quốc Hội. Đó là chưa kể đến việc sẽ thu gom luôn cả Tối Cao Pháp Viện một ngày gần đây.

 

Ngoại trừ một việc.

 

Mang công ăn việc làm trở lại Mỹ .

 

Đây là chuyện chỉ nói cho vừa lòng nhau thôi chứ người có chút kiến thức đều phải biết là không bao giờ xảy ra vì không có ai có thể nào làm được với tình trạng hiện tại trên toàn thế giới. Ngay cả Thượng Đế chắc cũng phải lắc đầu:


- No way Jose!


Khi nói đến mang trở lại thì phải biết cái gì đã ra đi ? Những việc làm biến mất trên đất Mỹ này từ ba bốn mươi năm qua là việc làm công nhân trong các hảng xưởng mà người viết bài này xin tạm gọi là Manufacturing Jobs.


Vào thập niên 1950 Manufacturing Jobs chiếm tỷ lệ 30% với 33 triệu lực lương công nhân trong tổng số lao động toàn quốc.


Ngày nay 2017 con số đó là 13 % với 12 triệu công nhân trong tổng số 170 triệu lao động. Tức là đã giảm thiểu trên 20 triệu công nhân trong ngành sản xuất.


Nguyên nhân đưa đến sự giảm thiểu đó rất là đa diện chứ không phải chỉ có việc càc hãng xưởng di dời cơ sở sản xuất ra nước ngoài như China hay Mexico. Việc suy giảm đã bắt đầu xảy ra hơn 30 năm trước khi China có một cái hãng sản xuất cho ra hồn đầu tiên và người Mễ còn đang miệt mài trên những cánh đồng dâu bắp. Do đó nếu cứ đổ lỗi cho Trung Cộng  hay Mexico thì chẳng những không công bằng mà còn không giải quyết được chuyện gì.


Hơn 80 % việc làm suy giảm là do kỹ nghệ, kiến thức cùng phương tiện giao thông gây ra. Chỉ có chừng dưới 20% là chạy ra ngoại quốc để có thể giảm thiểu tối đa giá thành của sản phẩm. Nhưng hiện tại thì những việc làm đó cũng đang giảm thiểu theo quá trình tiến triễn của kỹ nghệ. Ngày nay những cái máy cắt đo may tự động đang dần dần thay thế những công nhân trong sweet shop ở China hay Ấn Độ.


Bằng những chương trình Automation và Robot (Tự động và Máy móc) các nhà sản xuất đã lần lượt thay thế công việc mà trước đây phải làm bằng tay chân hay mắt mũi của con người.


Trình độ kiến thức nâng cao công với kỹ năng điều hành bài bản hợp lý cũng góp vào một phần không nhỏ trong việc chế tạo nhiều hàng hóa với ít nhân công hơn. Một hệ thống tự động đóng gói bao bì có thể thay thế hàng trăm công nhân...


Những công việc đã biến mất từ lâu và đang tiếp diễn theo tình trạng đó thì làm sao mà mang trở lại được? Mà mang trở lại để làm chi? Không lẽ phải dùng công nhân dùng búa đập đá để làm đường thay cho xe hủ lô hay dùng tay bóp nắn bột để làm ra từng ổ bánh mì? Những công việc làm đó đã biến xa vào cõi hư vô của lịch sử cùng với những ông thợ sửa đồng hồ quả lắc .


Manufacturing Jobs còn sót lại và hiện đa số đang ở các xứ có đông lực lượng lao động với mức lương thấp như China. Việt Nam hay Mexico thì đại đa số là những việc làm dây chuyền trong ngành may mặc, chế biến đồ gia dụng hay máy móc kỹ nghệ nhỏ.  Tóm lại là việc làm bằng tay chân với đồng lương tối thiểu và không có chi là nhàn hạ. Ông Trump có mang về được thì chắc cũng chẳng có bao nhiêu người muốn làm. Có sản xuất ra cũng không thể nào bán được. Một cái quần may ở Mỹ sẽ có giá gấp 10 lần may ở bên Tàu và 20 lần ở VN trong giá vốn.


Apple Computer sản xuất Iphone ở Mỹ làm sao cạnh tranh được với Xiaomi hay Samsung trong hoàn cảnh đó?


Đó là chỉ mới xét về đồng lương của công nhân mà chưa tính tới nhiều việc liên quan khác như cơ xưởng, hàng phụ tùng, kho bãi ... cùng các dịch vụ kèm theo khác. Cũng chưa kể đến môi trường hay an toàn trong sản xuất cùng các dịch vụ quản trị điều hành... vân vân và vân vân ... 


Ông Trump đã có nêu ra vài ý tưởng trong việc khuyến khích các đại công ty của Mỹ mang hãng xưởng trở lại Mỹ như giảm thuế đồng thời sẽ đánh thuế cao từ 20 đến 45% cho hàng hóa nhập cảng từ Mexico hay China. Lẽ ra ông Trump không nên nói như thế.


Là một nhà kinh doanh tài giỏi trên thương trường quốc tế từ bao nhiêu năm ông Trump dư sức biết cách làm một bài toán căn bản. Nếu tất cả hàng hóa đều phải sản xuất trong nước với giá thành cao ngất ngưỡng hoặc nhập cảng với thuế xuất cao thì đương nhiên sẽ đưa đến cái giá trên trời cho người tiêu thụ. Với lòng yêu nước nhiệt tình đến độ nào đi nữa thì dân chúng Mỹ cũng không thể nào có thể "Buy American" như chúng ta từng mong muốn như ông Trump.

Trong một xã hội mà đại đa số dân chúng sống theo kiểu có đồng nào ăn đồng đó không có bao nhiêu tiền để dành lại còn thích mua trước trả sau thì tiền đâu mà bỏ ra thêm đến cả 100% hay cao hơn nữa để mua sắm những thứ cần dùng hàng ngày trong đời sống như từ trái cà chua của Mexico cho đến cái điện thoại từ China.

 

Mở rộng tầm nhìn sâu xa rộng rãi hơn một chút nữa thì hẳn những người tài giỏi trong ban cố vấn của ông Trump cũng đã thấy những hậu quả kinh khủng làm xáo trộn mọi thứ và đánh xập nền kinh tế thịnh vượng của nước Mỹ đưa chúng ta vào tình trạng suy thoái không có đường ra.

 

Hãy cố gắng tìm một phương án thích hợp và có hiệu quả hơn chứ nếu đi theo đường lối này thì xin thú thiệt :

- No way Jose!

 

Hoàng Duy Liệu

02-2017

  
Nguồn:  http://ngo-quyen.org/p3590a5863/hoang-duy-lieu-no-way-jose-

Reader's Comment
2/18/201717:54:11
Guest
Tràn Chien Lược
Ông Trump đang đi đúng hướng. Một chính trị gia giỏi, luôn nói một đàng làm một nẻo, biết tung hỏa mù cho đối thủ không biết đâu mà đỡ. Luôn dương đông kích tây. Do đó những chiêu mà ông đang tung ra là để thăm dò, cả trong và ngoài nước. Khi thời cơ đã chín mùi. Toàn ban tham mưu chiến lược của Mỹ, mới hàng loạt tung ra cú đánh xấm xét. Lúc đó đối thủ mới tâm phục khẩu phục. Không giám giở trò láu cá nữa.
2/7/201717:58:14
Guest
Bài nhận định rất sáng suốt!
2/5/201715:15:42
Guest
jobs ddang về lại Mỹ rõ ràng vài ngày có một hảng tuyên bố đem job về hay sẽ đầu tư vô Mỹ như hảng Nhật hôm qua sẽ create 700,000 jobs bên Mỹ và Sámung cũng bắt tay vào xây hảng create jobs, thực tế hảng đã tính kỹ, vì Trump cut down ko chỉ thuế, còn regulation cho hảng về Mỹ. Nếu thuế cho hảng thấp bù vào thuế nhập hàng China cao thì hàng hai bên chưa chắc chênh lệnh nhiều. Hơn nữa là Trump cut thuế cho dân Mỹ vậy hàng tiêu thụ ở Mỹ mạnh hơn khi người người có jobs, và giá nhà sẽ không rớt.
dân Châu âu cũng đi theo con đường này nếu bà Le pen thắng cử ở Pháp, dân Cháu âu các nuoc khác sẽ theo làn sóng cách mạng này mà bầu cho người đem jobs về cho họ. Bất chiến tự nhiên thành . Hy vọng là vạy
2/4/201705:37:58
Guest
Thì phải hứa cuội, hứa ì xèo, hứa lên 9 tầng mây này nọ để mị dân lấy phiếu của đám mù chứ. Chừng nào được thì kiếm/cướp công đầu còn không được thì dùng chiêu cả vú lấp miệng em đổ lỗi cho người tiền nhiệm hoặc người khác vô tội vạ thì xong.
2/4/201704:05:32
Guest
Nhận xét như bạn thichđocbao là lầm rồi, sở dĩ những gì mình mua rẽ hiện tại là vì có giao thương tòan cầu nhưng vì bọn Tàu và các nước ác ôn lợi dụng sự tòan cầu nầy để trục lợi chứ có tuân thủ theo điều kiện được nêu ra trong chính sách tòan cầu. Chẳng hạn như bọn tàu cộng trợ giá các sãn phẩm, ăn cắp trí tuệ phát minh và chuyên làm hàng nhái kèm thêm hợp chất độc hại....bạn thử nghĩ xem những phát minh tân tiến bây giờ ai là nước có trước nhiều nhất rồi lợi dụng tòan cầu hóa làm lợi cho một số ít tài phiệt không có lương tâm chứ thật sự có lợi gì đâu cho thành phần trung lưu...làm sao có tiền đem hãng xưởng ra ngọai quốc làm kiếm lời...tôi tin rằng một dàn cố vấn thành danh của TT/Trump họ thừa hiểu điều gì lợi, điều gì hại để thi hành, còn như ta chỉ cóc ngồi đáy giếng chẳng có một tí kinh nghiệm gì nhưng cũng cho rằng ta đây hiểu như tác giả luận bàn...tại sao Bill Gate lại ca tụng TT/Trump sau khi gặp...chỉ thấy một điều rõ ràng nhất là TT/Trump tả xung hữu đột từ bạn đến thù để thành công thử hỏi TT nào làm được...hãy bình thản chờ xem 4 năm rồi hãy chống đối
2/4/201702:14:49
Guest
Việc kinh tế, tốt nhất tác giả nên học nơi TS Nguyễn Xuân Nghĩa !
Tốt nhất nữa tác giả hãy nhìn triệu phú và tỉ phú trong chính quyền Trump !
Bill Gate tuy không ở trong chính quyền Trump nhưng ông hoàn toàn ủng hộ TT Trump ! Tỉ phú Buffer tuy không ở trong chính quyền, thậm chí còn ở Đảng DC mà cũng ủng hộ Trump !
Cái học của tác giả về kinh tế không biết đáng giá mấy su mà dám phê phán với lý sự cùn đang trong những ngày sắp sửa khởi động cho một bộ máy kinh tế mới ! Khác hẳn với Obammmm !
Ngoài ra còn an ninh, tác giả nói gì ? Hiện Trump đang làm đủ thứ đấy mà dân Mỹ đã thấy đây là cần trong lúc này ! Tất nhiên Obammmm và một ít ca sĩ hăng hái biểu tình thì đã thấy rõ nét ... họ đã thất bại !
Tất cả họ dám ăn dám chịu, dám cá cược với thế giới nhất là với TC và Mễ !
Bàn cờ mới cuộc chơi mới sắp bắt đầu ! Obama và ĐDC sở dĩ quậy phá lung tung tứ ngả chứng tỏ ĐDC đang dãy chết ! Tất nhiên dân Mỹ chẳng cho chết, nhưng thoi thóp thì có ! Một cánh tay què !
2/3/201723:54:39
Guest
Tôi không đồng ý lồi tiêu cực của bài viết
Nếu biết sai phải cố gắng sửachửa
Mỵ Dân của đảng dânchủ , cũng gần gần như nhau
đảng cọng sản
Đem Âu Châu xuống dốc
2/3/201722:25:53
Guest
Tôi không biết những gì trong bài viết sẽ là sự thật hay sai. Nhưng có một điều tôi biết chắc là khi hàng hóa sản xuất tại Mỹ thì giá thành sẽ cao, lê tất nhiên và là điều dễ hiểu. Mà khi giá hàng tăng thì người mua sẽ giảm, mà không có người mua thì lấy gì mà đánh thuế (cung mà không có cầu). Sở dĩ kinh tế nước Mỹ thê thảm từ năm 2008 cho đến nay là vì người dân không "xài tiền", đây là mình nói với giá hàng hóa hiện nay được sản xuất tại những nơi như Trung Quốc, Mexico hay VN....vân vân. Tôi sống ở Mỹ hơn 33 năm, và đã làm việc tổng cộng 25
năm ở Silicon Valley, San Jose. Cả 2 hảng tôi làm đều dọn qua Trung Quốc. Ban đầu sau khi bị mất việc (có một hãng tôi làm gần 16 năm), tôi rất tức giận và căm ghét, nhưng một thời gian sau thì tôi mới thấu hiểu là vì sự cạnh tranh nên các chủ hãng bắt buộc phải làm vậy. Tôi nghĩ nếu như bạn là chủ hàng thì bạn cũng làm y như vậy thôi......để tồn tại.
2/3/201722:24:51
Guest
Còn quá sớm dê nòi tốt hay xấu !!!
2/3/201720:54:04
Guest
Bài nhận định đúng một phần ở chỗ những sản phẩm traditional nếu làm tại Mỹ thì không cạnh tranh nổi với các nước kỹ nghệ đang lên. Thử nhìn qua kỹ nghệ xe hơi một chút. Xe Đức-Nhật được chuộng ở Hoa Kỳ. Xe Mecurry và Ford lại được chuộng ở Âu Châu và Nhật. Tại sao vậy ?
Thử nghĩ xem kỹ thuật công nghệ xanh, thân thiện môi trường...những máy móc động cơ, thiết bị mà những nước đang phát triển đang nằm mơ vài thập niên nữa - những kỹ thuật này quốc gia nào có đủ tài nguyên và chất xám để làm ra và bán ra thế giới?
Nên chuẩn bị kiến thức và đầu tư cho những kỹ năng quý vị có sẵn để đón cơ hội cho những công việc mới lạ sắp đến. Và khuyến khích con em mình đầu tư học vấn vào biology, nanology, chemistry, design, electrical, software programming and security, banking....để không lỡ cơ hội làm giàu và thăng tiến.
Yes, there are ways Jose !!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.