Hôm nay,  

No Way Jose!

2/3/201706:40:00(View: 10671)

No way Jose!

 

Những điều mà ông Trump hứa hẹn với toàn dân Mỹ đều là chuyện dễ làm một cách nhanh chóng bằng quyền hạn của Tổng Thống cộng với Cộng Hòa đảng nhà ta đang nắm cả Hạ lẫn Thượng viện ở Quốc Hội. Đó là chưa kể đến việc sẽ thu gom luôn cả Tối Cao Pháp Viện một ngày gần đây.

 

Ngoại trừ một việc.

 

Mang công ăn việc làm trở lại Mỹ .

 

Đây là chuyện chỉ nói cho vừa lòng nhau thôi chứ người có chút kiến thức đều phải biết là không bao giờ xảy ra vì không có ai có thể nào làm được với tình trạng hiện tại trên toàn thế giới. Ngay cả Thượng Đế chắc cũng phải lắc đầu:


- No way Jose!


Khi nói đến mang trở lại thì phải biết cái gì đã ra đi ? Những việc làm biến mất trên đất Mỹ này từ ba bốn mươi năm qua là việc làm công nhân trong các hảng xưởng mà người viết bài này xin tạm gọi là Manufacturing Jobs.


Vào thập niên 1950 Manufacturing Jobs chiếm tỷ lệ 30% với 33 triệu lực lương công nhân trong tổng số lao động toàn quốc.


Ngày nay 2017 con số đó là 13 % với 12 triệu công nhân trong tổng số 170 triệu lao động. Tức là đã giảm thiểu trên 20 triệu công nhân trong ngành sản xuất.


Nguyên nhân đưa đến sự giảm thiểu đó rất là đa diện chứ không phải chỉ có việc càc hãng xưởng di dời cơ sở sản xuất ra nước ngoài như China hay Mexico. Việc suy giảm đã bắt đầu xảy ra hơn 30 năm trước khi China có một cái hãng sản xuất cho ra hồn đầu tiên và người Mễ còn đang miệt mài trên những cánh đồng dâu bắp. Do đó nếu cứ đổ lỗi cho Trung Cộng  hay Mexico thì chẳng những không công bằng mà còn không giải quyết được chuyện gì.


Hơn 80 % việc làm suy giảm là do kỹ nghệ, kiến thức cùng phương tiện giao thông gây ra. Chỉ có chừng dưới 20% là chạy ra ngoại quốc để có thể giảm thiểu tối đa giá thành của sản phẩm. Nhưng hiện tại thì những việc làm đó cũng đang giảm thiểu theo quá trình tiến triễn của kỹ nghệ. Ngày nay những cái máy cắt đo may tự động đang dần dần thay thế những công nhân trong sweet shop ở China hay Ấn Độ.


Bằng những chương trình Automation và Robot (Tự động và Máy móc) các nhà sản xuất đã lần lượt thay thế công việc mà trước đây phải làm bằng tay chân hay mắt mũi của con người.


Trình độ kiến thức nâng cao công với kỹ năng điều hành bài bản hợp lý cũng góp vào một phần không nhỏ trong việc chế tạo nhiều hàng hóa với ít nhân công hơn. Một hệ thống tự động đóng gói bao bì có thể thay thế hàng trăm công nhân...


Những công việc đã biến mất từ lâu và đang tiếp diễn theo tình trạng đó thì làm sao mà mang trở lại được? Mà mang trở lại để làm chi? Không lẽ phải dùng công nhân dùng búa đập đá để làm đường thay cho xe hủ lô hay dùng tay bóp nắn bột để làm ra từng ổ bánh mì? Những công việc làm đó đã biến xa vào cõi hư vô của lịch sử cùng với những ông thợ sửa đồng hồ quả lắc .


Manufacturing Jobs còn sót lại và hiện đa số đang ở các xứ có đông lực lượng lao động với mức lương thấp như China. Việt Nam hay Mexico thì đại đa số là những việc làm dây chuyền trong ngành may mặc, chế biến đồ gia dụng hay máy móc kỹ nghệ nhỏ.  Tóm lại là việc làm bằng tay chân với đồng lương tối thiểu và không có chi là nhàn hạ. Ông Trump có mang về được thì chắc cũng chẳng có bao nhiêu người muốn làm. Có sản xuất ra cũng không thể nào bán được. Một cái quần may ở Mỹ sẽ có giá gấp 10 lần may ở bên Tàu và 20 lần ở VN trong giá vốn.


Apple Computer sản xuất Iphone ở Mỹ làm sao cạnh tranh được với Xiaomi hay Samsung trong hoàn cảnh đó?


Đó là chỉ mới xét về đồng lương của công nhân mà chưa tính tới nhiều việc liên quan khác như cơ xưởng, hàng phụ tùng, kho bãi ... cùng các dịch vụ kèm theo khác. Cũng chưa kể đến môi trường hay an toàn trong sản xuất cùng các dịch vụ quản trị điều hành... vân vân và vân vân ... 


Ông Trump đã có nêu ra vài ý tưởng trong việc khuyến khích các đại công ty của Mỹ mang hãng xưởng trở lại Mỹ như giảm thuế đồng thời sẽ đánh thuế cao từ 20 đến 45% cho hàng hóa nhập cảng từ Mexico hay China. Lẽ ra ông Trump không nên nói như thế.


Là một nhà kinh doanh tài giỏi trên thương trường quốc tế từ bao nhiêu năm ông Trump dư sức biết cách làm một bài toán căn bản. Nếu tất cả hàng hóa đều phải sản xuất trong nước với giá thành cao ngất ngưỡng hoặc nhập cảng với thuế xuất cao thì đương nhiên sẽ đưa đến cái giá trên trời cho người tiêu thụ. Với lòng yêu nước nhiệt tình đến độ nào đi nữa thì dân chúng Mỹ cũng không thể nào có thể "Buy American" như chúng ta từng mong muốn như ông Trump.

Trong một xã hội mà đại đa số dân chúng sống theo kiểu có đồng nào ăn đồng đó không có bao nhiêu tiền để dành lại còn thích mua trước trả sau thì tiền đâu mà bỏ ra thêm đến cả 100% hay cao hơn nữa để mua sắm những thứ cần dùng hàng ngày trong đời sống như từ trái cà chua của Mexico cho đến cái điện thoại từ China.

 

Mở rộng tầm nhìn sâu xa rộng rãi hơn một chút nữa thì hẳn những người tài giỏi trong ban cố vấn của ông Trump cũng đã thấy những hậu quả kinh khủng làm xáo trộn mọi thứ và đánh xập nền kinh tế thịnh vượng của nước Mỹ đưa chúng ta vào tình trạng suy thoái không có đường ra.

 

Hãy cố gắng tìm một phương án thích hợp và có hiệu quả hơn chứ nếu đi theo đường lối này thì xin thú thiệt :

- No way Jose!

 

Hoàng Duy Liệu

02-2017

  
Nguồn:  http://ngo-quyen.org/p3590a5863/hoang-duy-lieu-no-way-jose-

Reader's Comment
2/18/201717:54:11
Guest
Tràn Chien Lược
Ông Trump đang đi đúng hướng. Một chính trị gia giỏi, luôn nói một đàng làm một nẻo, biết tung hỏa mù cho đối thủ không biết đâu mà đỡ. Luôn dương đông kích tây. Do đó những chiêu mà ông đang tung ra là để thăm dò, cả trong và ngoài nước. Khi thời cơ đã chín mùi. Toàn ban tham mưu chiến lược của Mỹ, mới hàng loạt tung ra cú đánh xấm xét. Lúc đó đối thủ mới tâm phục khẩu phục. Không giám giở trò láu cá nữa.
2/7/201717:58:14
Guest
Bài nhận định rất sáng suốt!
2/5/201715:15:42
Guest
jobs ddang về lại Mỹ rõ ràng vài ngày có một hảng tuyên bố đem job về hay sẽ đầu tư vô Mỹ như hảng Nhật hôm qua sẽ create 700,000 jobs bên Mỹ và Sámung cũng bắt tay vào xây hảng create jobs, thực tế hảng đã tính kỹ, vì Trump cut down ko chỉ thuế, còn regulation cho hảng về Mỹ. Nếu thuế cho hảng thấp bù vào thuế nhập hàng China cao thì hàng hai bên chưa chắc chênh lệnh nhiều. Hơn nữa là Trump cut thuế cho dân Mỹ vậy hàng tiêu thụ ở Mỹ mạnh hơn khi người người có jobs, và giá nhà sẽ không rớt.
dân Châu âu cũng đi theo con đường này nếu bà Le pen thắng cử ở Pháp, dân Cháu âu các nuoc khác sẽ theo làn sóng cách mạng này mà bầu cho người đem jobs về cho họ. Bất chiến tự nhiên thành . Hy vọng là vạy
2/4/201705:37:58
Guest
Thì phải hứa cuội, hứa ì xèo, hứa lên 9 tầng mây này nọ để mị dân lấy phiếu của đám mù chứ. Chừng nào được thì kiếm/cướp công đầu còn không được thì dùng chiêu cả vú lấp miệng em đổ lỗi cho người tiền nhiệm hoặc người khác vô tội vạ thì xong.
2/4/201704:05:32
Guest
Nhận xét như bạn thichđocbao là lầm rồi, sở dĩ những gì mình mua rẽ hiện tại là vì có giao thương tòan cầu nhưng vì bọn Tàu và các nước ác ôn lợi dụng sự tòan cầu nầy để trục lợi chứ có tuân thủ theo điều kiện được nêu ra trong chính sách tòan cầu. Chẳng hạn như bọn tàu cộng trợ giá các sãn phẩm, ăn cắp trí tuệ phát minh và chuyên làm hàng nhái kèm thêm hợp chất độc hại....bạn thử nghĩ xem những phát minh tân tiến bây giờ ai là nước có trước nhiều nhất rồi lợi dụng tòan cầu hóa làm lợi cho một số ít tài phiệt không có lương tâm chứ thật sự có lợi gì đâu cho thành phần trung lưu...làm sao có tiền đem hãng xưởng ra ngọai quốc làm kiếm lời...tôi tin rằng một dàn cố vấn thành danh của TT/Trump họ thừa hiểu điều gì lợi, điều gì hại để thi hành, còn như ta chỉ cóc ngồi đáy giếng chẳng có một tí kinh nghiệm gì nhưng cũng cho rằng ta đây hiểu như tác giả luận bàn...tại sao Bill Gate lại ca tụng TT/Trump sau khi gặp...chỉ thấy một điều rõ ràng nhất là TT/Trump tả xung hữu đột từ bạn đến thù để thành công thử hỏi TT nào làm được...hãy bình thản chờ xem 4 năm rồi hãy chống đối
2/4/201702:14:49
Guest
Việc kinh tế, tốt nhất tác giả nên học nơi TS Nguyễn Xuân Nghĩa !
Tốt nhất nữa tác giả hãy nhìn triệu phú và tỉ phú trong chính quyền Trump !
Bill Gate tuy không ở trong chính quyền Trump nhưng ông hoàn toàn ủng hộ TT Trump ! Tỉ phú Buffer tuy không ở trong chính quyền, thậm chí còn ở Đảng DC mà cũng ủng hộ Trump !
Cái học của tác giả về kinh tế không biết đáng giá mấy su mà dám phê phán với lý sự cùn đang trong những ngày sắp sửa khởi động cho một bộ máy kinh tế mới ! Khác hẳn với Obammmm !
Ngoài ra còn an ninh, tác giả nói gì ? Hiện Trump đang làm đủ thứ đấy mà dân Mỹ đã thấy đây là cần trong lúc này ! Tất nhiên Obammmm và một ít ca sĩ hăng hái biểu tình thì đã thấy rõ nét ... họ đã thất bại !
Tất cả họ dám ăn dám chịu, dám cá cược với thế giới nhất là với TC và Mễ !
Bàn cờ mới cuộc chơi mới sắp bắt đầu ! Obama và ĐDC sở dĩ quậy phá lung tung tứ ngả chứng tỏ ĐDC đang dãy chết ! Tất nhiên dân Mỹ chẳng cho chết, nhưng thoi thóp thì có ! Một cánh tay què !
2/3/201723:54:39
Guest
Tôi không đồng ý lồi tiêu cực của bài viết
Nếu biết sai phải cố gắng sửachửa
Mỵ Dân của đảng dânchủ , cũng gần gần như nhau
đảng cọng sản
Đem Âu Châu xuống dốc
2/3/201722:25:53
Guest
Tôi không biết những gì trong bài viết sẽ là sự thật hay sai. Nhưng có một điều tôi biết chắc là khi hàng hóa sản xuất tại Mỹ thì giá thành sẽ cao, lê tất nhiên và là điều dễ hiểu. Mà khi giá hàng tăng thì người mua sẽ giảm, mà không có người mua thì lấy gì mà đánh thuế (cung mà không có cầu). Sở dĩ kinh tế nước Mỹ thê thảm từ năm 2008 cho đến nay là vì người dân không "xài tiền", đây là mình nói với giá hàng hóa hiện nay được sản xuất tại những nơi như Trung Quốc, Mexico hay VN....vân vân. Tôi sống ở Mỹ hơn 33 năm, và đã làm việc tổng cộng 25
năm ở Silicon Valley, San Jose. Cả 2 hảng tôi làm đều dọn qua Trung Quốc. Ban đầu sau khi bị mất việc (có một hãng tôi làm gần 16 năm), tôi rất tức giận và căm ghét, nhưng một thời gian sau thì tôi mới thấu hiểu là vì sự cạnh tranh nên các chủ hãng bắt buộc phải làm vậy. Tôi nghĩ nếu như bạn là chủ hàng thì bạn cũng làm y như vậy thôi......để tồn tại.
2/3/201722:24:51
Guest
Còn quá sớm dê nòi tốt hay xấu !!!
2/3/201720:54:04
Guest
Bài nhận định đúng một phần ở chỗ những sản phẩm traditional nếu làm tại Mỹ thì không cạnh tranh nổi với các nước kỹ nghệ đang lên. Thử nhìn qua kỹ nghệ xe hơi một chút. Xe Đức-Nhật được chuộng ở Hoa Kỳ. Xe Mecurry và Ford lại được chuộng ở Âu Châu và Nhật. Tại sao vậy ?
Thử nghĩ xem kỹ thuật công nghệ xanh, thân thiện môi trường...những máy móc động cơ, thiết bị mà những nước đang phát triển đang nằm mơ vài thập niên nữa - những kỹ thuật này quốc gia nào có đủ tài nguyên và chất xám để làm ra và bán ra thế giới?
Nên chuẩn bị kiến thức và đầu tư cho những kỹ năng quý vị có sẵn để đón cơ hội cho những công việc mới lạ sắp đến. Và khuyến khích con em mình đầu tư học vấn vào biology, nanology, chemistry, design, electrical, software programming and security, banking....để không lỡ cơ hội làm giàu và thăng tiến.
Yes, there are ways Jose !!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.