Hôm nay,  

Trần Khải Thanh Thủy In Sách: Trong Chết Cười… Ngặt Nghẽo

14/01/201700:00:00(Xem: 6686)
WESTMINSTER (VB) -- Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tuần qua đã cho biết vừa ấn hành 2 tuyển tập nhan đề “Trong Chết, Cười… Ngặt Nghẽo” Tập 1 và Tập 2.

Hai tuyển tập cùng có tiêu đề phụ là: Ở Tù Cộng Sản – Đố Ai Không Cười.

Hai tuyển tập này là tái bản lần thứ 2 và “Có sửa chữa và bổ sung”…

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cho biết 2 tuyển tập này do Nhà Xuất Bản Sao Khuê xuất bản, và đang bán tại nhiều tiệm sách ở California.

blank
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ký tên trên sách tại Việt Báo.

Nhà văn nữ nổi tiếng cũng là cựu tù nhân lương tâm, nguyên bị trục xuất ra khỏi Việt Nam, cho biết 2 tuyên tập này, thứ tự là:

- Trong Chết, Cười... Ngặt Nghẽo, Tập 1, dày 414 trang;

- Trong Chết, Cười... Ngặt Nghẽo, Tập 2, dày 530 trang.

Sau đây là trích từ Lời giới thiệu của NXB Sao Khuê nơi bìa tuyển tập.

“Trong chết, cười...ngặt nghẽo (!) hay còn gọi là “ở tù cộng sản- đố ai không cười” gồm 56 chương của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trong khoảng thời gian 1111 ngày tù tại địa ngục xã hội chủ nghĩa (từ 21-4 – 2007 đến 23-6- 2011) trước khi được chính phủ Mỹ can thiệp và cộng sản trục xuất vĩnh viễn khỏi nhà nước độc tài mang tên: Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nếu “Chết ngoài kế hoạch” là bông hoa đời bật ra từ bãi rác xã hội chủ nghĩa...thì “Trong chết cười...ngặt nghẽo” là đóa hoa cười nở ra từ đáy cống xã hội chủ nghĩa, trong song sắt kiên cố, gai lạnh của nhà tù cộng sản.

Từ cổ chí kim, ai cũng biết: Đã là hoa thì phải đẹp vì hoa là bộ phận tinh túy nhất của cây, cũng như con người là động vật cao cấp nhất trong bậc thang tiến hóa, vừa thông minh, nhanh nhẹn, vừa sáng láng, tinh anh. Nhưng cả hoa và người nơi đất nước mặt trời lặn lại khác hẳn với hoa và người ở các vùng miền khác trên thế giới (nơi đất nước mặt trời mọc), đặc biệt trong “bãi rác” và “đáy cống” xã hội chủ nghĩa (!)

Thiên chức chính của hoa là làm bừng thức không gian( nói chính xác hơn, thiên nhiên được đánh thức bằng sự bừng nở bất ngờ của những bông hoa), nên trong nhà tù cộng sản, những “đóa hoa cười” mọc lên từ ống cống xã hội chủ nghĩa cũng làm bừng thức lương tâm con người về sự phi lý, độc ác, bỉ ổi, vô lối, đê tiện của đảng cộng sản theo bốn đặc tính mà người dân Việt Nam nhận định: “Nhất dốt, nhì tham, tam ngông, tứ độc”, đồng thời thể hiện niềm uất hận, đau thương, sự căm phẫn tuôn trào trong từng câu chữ khiến cuộc sống trong tù không trôi đi vô ích, mà còn dịu bớt bao u buồn, tẻ nhạt, chán ngán, tuyệt vọng cũng như hóa giải mọi sự, từ bi ( bi kịch bi thương, bi ai, bi phẫn) thành hài hước, châm chọc. Tuyệt vọng thành hy vọng, từ chết chóc thành ngạo, nghễ can trường, đúng như châm ngôn sống của tác giả trong tù: “Ấp ủ đau thương để sinh nở cái oai hùng”...

Chuyện thể hiện bằng nhiều phong cách, gồm cả ngôn ngữ dân gian cũng như thế tục (nói lái, nói lóng, nói ngiụ, trào phúng, trào lộng, đa ngôn, châm biếm v.v với đủ 36 kiểu cười (từ cười nụ, cười hoa, cười thập cẩm, cười rách miệng, rơi răng, nôn ruột v.v. Chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn đọc như khi phần I “ở tù cộng sản đố ai không cười” được phát hành 2 lần vào năm 2008, 2010, khi tác giả còn ngồi trong tù...”

Được biết, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy sinh ngày 26 tháng 11 năm 1960 tại Hà Nội. Bà tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1982; từ năm 1986 đến 1993 bà là giáo viên tại tỉnh Hà Tây.

Năm 1993 bà bỏ nghề dạy học về Hà Nội viết báo (báo Cựu chiến binh) và nhiều báo khác (Người cao tuổi, Văn hóa văn nghệ công an, Lao động thủ đô,...).

Năm 1999 bà bị buộc thôi việc, bắt đầu viết tự do.

Ngày 2 tháng 9 năm 2006 công an đã bắt bà khi đang chuyển tài liệu ra nước ngoài và khám xét nhà bà sau đó.

Tháng 2 năm 2007 tổ chức Human Rights Watch tặng Giải Hellmann/Hammett cho bà (và nhiều người Việt khác: Đỗ Nam Hải, Lê Chí Quang, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Quế Dương).

Ngày 21 tháng 4 năm 2007 Trần Khải Thanh Thủy bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội bắt khẩn cấp vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Ngày 5/2/2010 bà bị xử 3 năm rưỡi tù vì tội cố ý gây thương tích.

Sau 21 tháng tù, tức là vào khoảng giữa năm 2011, bà được tha bổng và được đưa sang định cư ở Mỹ, sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gây sức ép đòi thả tự do cho bà. Người phát ngôn Beau Miller của bộ này hoan nghênh việc trả tự do cho bà Thủy, và dân biểu Loretta Sanchez tuyên bố "chào đón nhà văn Trần Khải Thanh Thủy về với tự do".

Hiện nay nhà văn Trần Khải Thanh Thủy định cư cùng gia đình ở Sacramento, California.

Cũng nên nhắc rằng, trong buổi ra mắt sách “Chết Ngoài Kế Hoạch, Chuyện Cười XHCN” của Trần Khải Thanh Thủy năm 2013, tài văn chương của nữ tác giả này đã được cộng đồng và các nhà bình luận hải ngoại ca ngợi nồng nhiệt.

Ký mục gia Bùi Bảo Trúc lúc đó nhận định về văn của Trần Khải Thanh Thủy:

“Từ một cô giáo hiền lành nuôi con, tại sao trở thành một con người khác hẳn khi cầm bút, viết văn, làm báo. Đó là vì Trần Khải Thanh Thủy đã viết ra những bài làm buồn lòng chế độ... Đó là những tiếng cười nghẹn uất của người bị bóp cổ. Càng đọc càng cay.”

Cũng trong buổi ra mắt sách năm 2013 đó, nhà văn Huy Phương nhìn về ngòi bút Trần Khải Thanh Thủy:

"Tuy tay yếu chân mềm nhưng cũng như một bậc sĩ phu trước thời loạn, biết dùng ngòi bút để chống lại bạo quyền, bị đánh đập, tra khảo, bị tù đầy nhiều năm, chưa hết, trên tinh thần còn bị lăng nhục, bôi nhọ..."

Và bây giờ, qua hai tuyển tập mới “Trong Chết, Cười… Ngặt Nghẽo” Tập 1 và Tập 2, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy vẫn giữ được ngọn lửa trong văn, trong khi bút pháp ngày càng điêu luyện hơn, và làm độc giả ngày càng cười ngặt nghẽo hơn.

Giá mỗi tập 20 Mỹ Kim. Độc giả muốn tìm mua, xin liên lạc về tàc giả:

Saokhuelaplanh07@gmail.com hay điện thoại trực tiếp về tác giả: (916) 248-3414.

Ý kiến bạn đọc
14/01/201718:06:40
Khách
Những quyển sách đáng mua để đọc trong năm mới.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.