Hôm nay,  

Xuân Về Lại Nhớ Bạn Bè, Một Thời Trên Chiến Địa

11/01/201721:54:00(Xem: 6866)

Xuân về lại nhớ BẠN BÈ,

một thời trên chiến địa
 

MƯỜNG GIANG

 

“Phố xưa em buộc đôi hàng bím
nay tóc về đâu, hồn ở đâu“

          Thơ Du tử Lê làm cho người lính già, bất chột bâng khuâng  trong cõi đi về nơi xứ lạ. Ngày xưa trên quê hương yêu dấu, chúng ta cũng vẫn là những con chim hồng tung bay trăm nẻo, thì ngày nay trong cõi lưu đày lại càng mù mịt bước lang thang. Xa quá rồi phải không quê hương, bè bạn ? Vậy sao không ngồi xuống đây để cùng nhìn lại cuộc đời, rồi ôm nhau mà khóc cho thân phận nhược tiểu Việt Nam. Hai mươi năm chinh chiến đoạn trường, chúng ta những người lính, tính được bao nhiêu ngày vui khi đưọc sống bên mẹ già em dại và người tình yêu dấu ? hay đã tự dốc ngược đời mình trong lòng men đắng, trên giàn lửa thiêu, lang thang như mây chiều bên trời lẻ bóng.

 

" ..Từ khi bỏ học vào quân ngũ

hôm đó dường như một buổi chiều

nên lá vàng thu vèo khắp chốn

giữa sầu bảng lảng tóc em yêu

 

Ra đi không một lời chia biệt

mang nhớ hành trang trĩu nặng hồn

một chút tình hờ trăng lạnh lẽo

đời trôi theo gió hát cô đơn

 

Chiều chiều thôn bản quân dừng bước

nhìn cỏ trong sân chợt nhớ trường

tiếng guốc dẫn anh vào lớp học

đôi hàng ghế đá tưởng em thương

 

Đêm bên ga lạnh đèn soi bòng

chờ chuyến tàu qua tận cõi nào

khắc khoải bơ vơ đời tiển biệt

người về ta xót nổi chia đau

 

Phan Thiết trời ơi mồ kỷ niệm

cố xa chân lại bước thêm gần

như hình em núp trong trang sách

khiến kẻ hoài mơ khóc bâng khuâng

 

Thôi em đời có còn chi nữa

dâu bể giờ đây cũng lặng lờ

ta mất nửa hồn thơ tuổi ngọc

chỉ còn theo gió khóc trăng mơ

 

Hãy cứ tìm nhau theo bóng nhớ

đôi bờ đứng gọi cố nhân đâu ?

rượu nồng ta rót đầy ly cạn

mặc phiến lòng trơ khúc vọng sầu..:

(TỪ KHI BỎ HỌC - MG)

          Rồi những ngày dưỡng quân nơi phố thị, lạc lỏng giữa chốn sang nghèo, mới cảm nhận được cái chát chua tuổi trẻ, thương cho kiếp lính rẻ rúng phận bèo, đời thật là oan khiên định mệnh. Chịu đựng rồi gục ngã, câm nín tới hy sinh, những người lính cuối cùng may mắn còn sống sót lại phại đắng cay đối diện với kẻ thù.

         

          Đời ai mà không có bạn có bè nhưng đậm đà thắm thiết hơn vẫn là tình lính sống chết có nhau. Chính cái thâm giao huynh đệ chi binh đó, đã làm bén lửa những câu chuyện không bao giờ quên đưọc giữa " Nó Và Tôi ", một thời trên chiến địa,

 

 

"..Nó và tôi chung một ngày nhập ngủ

nhưng không quen vì khác đạo khác trường

chung đại đội mà chẳng chút thân thương

mặt đối mặt vẫn hồn ai nấy biết

 

Nó và tôi hai thằng cùng Phan Thiết

nhưng không cùng một gốc gác quê hương

nó Nghệ An, xa tít tận muôn phương

tôi Bình Thuận dấu yêu miền biển mặn

 

Nó tin Chúa quen an thân thầm lặng

tôi phong trần, đời như có như không

nên hai đứa vẫn cách một giòng sông

dù sáng tối ăn nằm chung số phận

 

Chín tháng dài mặc chung màu áo trận

có trăm lần đã lấm lét nhìn nhau

nhưng chẳng hề chào hỏi hay đổi trao

mày Phan Thiết hay mày từ đâu tới

 

Rồi định mệnh làm hai thằng chới với

ai phân ly, tôi nó vẫn chung đường

không thân thương chín tháng chốn quân trường

đời quân ngủ lại trở thành tri kỷ

 

Cũng từ đó khắp nẻo đường thiên lý

từ Di Linh xuôi bờ bến La Ngà

Lê Hồng Phong dẳm nát núi rừng xa

tôi với nó chia đau niềm tân khổ

 

Tết Củ Chi cụng ly quên nổi nhớ

Xuân Bầu Bàng bó gối ngóng chim bay

khóc mẹ già em dại đợi tháng ngày

mà con của me vẫn chưa trở lại

 

Rồi một sáng hè sang vàng tê tái

nó hiên ngang gục chết giữa sa trường

mùa bãi trường rộn rã khắp quê hương

hè tang tóc, nó hiền khô tử trận

(NÓ VÀ TÕI - Thơ MG)

 

          Thời gian trôi đi tưởng có thể làm vơi phần nào nổi đau của những người lính được sống sót sau chiến trận, đã gởi vào gió đất những tiếng thầm thì, để cố níu lại thời gian cho mình được sóng với đồng đội vừa gục ngã.

 

           Rồi hồi tưởng lại những đêm nào say cùng bạn bè trong ‘ Quám Lẽ bên đưòng ', bằng xị rượu nồng, miếng khô nai cứng ngắc, nhai trong miệng mà ta cứ tưởng như đang nhai cả cuộc đời lận đận đắng cay của kiếp lính, cho nên uống vào như ta uống cả niềm đau sầu cháy long đong. Buồn quá đổi lại càng buồn thêm khi chạnh nghĩ tới thằng bạn chung lớp vừa mới gặp lại trên đưòng dừng quân, thì sau đó không lâu đã đưọc tin nó chết khi đơn vị đụng trận

 

"..Những ngày chiến dịch về tăng phái

Phan Thiết mùa mưa cũng cóng xương

vào mật khu Lê rừng ngập cát

đó đây mộ chí lạnh ven đường

 

Qua khỏi Tà Dôn trời sắp sáng

dừng quân gặp lại bạn thời xưa

hởi ơi chỉ mới xa trường củ

chinh chiến, nhìn ai cũng chóng già

 

Ừ nhỉ mấy năm mình cách biệt

từ ngày bỏ học khoắc chinh y

tôi người lính bộ đi trăm nẻo

bạn Địa Phương Quân chẳng sướng gì

 

Sẳn có mang theo bình rượu đế

hai thằng mừng hội ngô chia nhau

sớm mai bụng dói nên say khướt

biết nói gì đây chỉ nghẹn ngào

 

có rượu bổng như quên chiến trận

miên man tâm sự thuở hoa niên

khiến sầu cô quạnh theo men đắng

làm nhớ mù tăm chuyện ước nguyền

 

Địch đã bắt dầu bằng pháo kích

hẹn nhau dưới phố lại vui vầy

nhưng đời lính trận làm sao biết

không gục bên hào cũng nát thây

 

Tin Địa Phương Quân bị đụng nặng

làm ta tan biến hết cơn say

muôn trùng biển sóng nghe lồng lồng

cuộc chiến nào không máu thịt bầy

 

Phan Thiết ngày đêm đời tấp nập

chỉ ta hiu hắt quán bên đường

nhìn chai rượu quý dành riêng bạn

nay đã về đâu thật thảm thương

 

Hơn bốn chục năm ngồi nhớ lại

mời nhau bửa rượu chốn quê xa

uống say ta lại ôm đàn hát

Cho bớt niềm đau nổi nhớ nhà

 

Hồn bổng đổ cơn mưa nước mắt

bạn về mai gặp nửa hay không ?

hay như lời hẹn thời chinh chiến

em cũng quên tôi đi lấy chồng."

(DỪNG QUÂN GẶP LẠI BẠN - MG)

 

         

          Tôi quen Trần Văn Thân trong dịp học lớp Hè luyện thi tại trường tư thục Bồ Đề Phan Thiết. Tuy thời gian gặp nhau ngắn ngũi nhưng tình bạn giữa " Nó và Tôi " đã manh nha từ đó và trở thành tri kỷ. Tháng 10/1962 Thân vào lính, còn tôi tới tháng 6'1963 mới nhập ngủ. Thân phục vụ trong binh chủng LLĐB còn tôi là lính bộ binh. Hai đứa xa nhau từ đó.

 

          Sau Tết Mậu Thân 1968, Trần Văn Thân là Trưởng toán Thám Sát thuộc Đoàn Công tác 75, có nhiệm vụ xâm nhập vào các vị trí đóng quân của Các Đại Đơn Vị Cộng Sản Bắc Việt, để thu nhặt cập nhật hóa tin tức tình báo chiến lược. Theo tin tức của những đồng đội hiện còn sống sót tại hải ngoại cho biết Thiếu Uý Trần Văn Thân, đã bị mất tích vào mùa hè 1974 vì bị giặc săn đuổi, Thân đã bơi qua một con sông nước chảy xiết nên chết mất xác. Những giây phút thảm tuyệt này, đã được một nhân viên mang máy may mắn được sống sót kể lại. Vậy mà từ ấy cho đến nay những người thân trong gia đình, thảm nhất là mẹ Thân là Bà Ngô Thị Dân ở Phan Thiết, cùng với người vợ trẻ tên Nguyễn Thị Liễu với ba con thơ dại tại Sài Gòn, lúc nào cũng ngong ngóng hy vọng là con và chồng-cha mình, vẫn còn sống trong các trại tù đâu đó, rồi cũng sẽ trở về như nhiều bạn bè của Thân cùng đơn vị và quê Phan Thiết. Cứ chờ đến nổi mẹ già khóc mù cả hai mắt rồi gục chết vào năm 2000, nhưng vẫn không ngớt gọi tên đứa con thân yêu của mình. Riêng người vợ trẻ thay chông nuôi con, ở vậy cho tới khi tất cả khôn lớn vào đời, còn mình thì cứ ôm ấp hình bóng của người chồng cũ, vẫn sống trong những di ảnh thân thương nguyên vẹn, mà chàng thì biền biệt tận phương nào ?

 

          Là bạn nối khố của Trần Văn Thân, từ những ngày còn vất vưỡng nơi chốn quê nghèo, cho tới khi hai đứa gặp lại ở Sài Gòn, Nha Trang .. một thời gian ngăn ngũi, rồi vĩnh viễn chia tay.. nên đã có những giòng thơ “ Khóc Bạn “ sau khi đọc được tin bạn mình đã vùi thây nơi muôn trùng gió cát, hơn mấy chục năm về trước . Thơ này cũng viết tặng những bạn bè đã khuất như Nguyễn Hữu Ngải, Nguyễn Văn Bảy và em tôi Dinh Hoàng Điểu.

 

‘ Cỏ đã úa trên nấm mồ nếu có

xác cũng tàn theo bụi cát mênh mông

vậy mà nay ai cũng vẫn đợi trông

người lính trận lần đi lần vĩnh biệt

 

đau đớn quá, ta quì đây rên xiết

tưởng hồn mày như lẩn quẩn đâu đây

chết oan khiên nên bạn hóa thành mây

cho ta ngóng thêm bàng hoàng não nuột

 

Nhớ buổi trước tụi mình cùng Phan Thiết

nghèo xác xơ nên kết bạn tri âm

ta ngông nghênh hứng chịu nổi thăng trầm

mày lập chí được tiếng đời rực rỡ

 

Ngày hai đứa rời trường yêu, sách vở

để vì đời làm lính giữ quê hương

đêm cuối cùng ngồi ngắm cảnh sông Mường

với hẹn hứa một ngày vui tao ngộ

 

mười mấy lần xuân, đến đi bỡ ngỡ

mà tao mày, mỗi lúc lại xa thêm

thương nhớ nhau, chỉ nhắc cho đở thèm

hay trao gửi những dòng thơ nhòa lệ

 

nước bỗng mất đời quanh co dâu bể

tao về quê thành một kẻ tôi nhân

nghe tin mày đã thoát khỏi nghiệp trần

thương cho bạn , xót cho đời tận tuyệt

 

chỉ mong được có ngày về Phan Thiết

đến bờ sông Mương hội ngô cùng mày

như lời hứa lúc hai đứa chia tay

dù mày đã thành hồn ma dũng liệt

(Khóc Bạn - MG)

 

 

          Có ai còn nhớ lối xưa để tìm về, mà có tim chăng nữa thì cũng chỉ thấy những thành mộ chí hoang vu, cỏ lau xưa hiu quạnh, khiến cho những người lính già cứ ngẩn ngơ hóa bướm dù bàn tay vẫn ấp trên những trang báo ngày nào. Ngoài đêm bây giờ hình như tiếng ngựa vẫn còn lao xao hí hoài những hồi thúc giục, đời vẫn mỡ ra trước mắt như đang gọi hồn người lính đi vào cõi mộng lung muôn trùng.

 

‘ mai về nẻo ấy chiều sương khói

ta biết tìm đâu bước bạn hiền

vượt thác Mé Kông qua cầu khỉ

Paské héo hắt bóng trăng đơn

 

mai về quê mẹ qua biên giới

thăm lại Trường Sơn thuở kiếm cung

rừng núi vẫn xanh màu khát vọng

chỉ ta hờn tủi kiếp tha hương

MG

 

 

Xóm Cồn Ha Uy Di

Tháng 1-2017

MƯỜNG GIANG



Ý kiến bạn đọc
13/01/201718:48:43
Khách
Bà Nhã Ca, tác gỉa cuốn "Giải Khăn Sô Cho Huế" đã có công ghi lại lịch sử tội ác của bọn ác quỷ CSVN mượn danh nghĩa "Giải Phóng Miền Nam" để giết hại quân, dân nước VNCH tại Huế trong ngày tết Mậu Thân.
Còn hành động nào dã man hơn dành cho các em thanh thiếu niên 14, 15, 16 tuổi đã bị bọn CSVN bắt phải đào hố chôn sống người thân và sau dó các em cũng bị chúng giết hết.
Đừng ai nghĩ có thể hòa hợp hòa giải được với ác quỷ, vì chủ trương của bọn CSVN là "giết lầm hơn bỏ sót"
12/01/201706:17:02
Khách
Xuân về, tưởng nhớ 6,000 đồng bào bị Cộng sản thảm sát ở Huế :

Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu đại diện khu vực Thừa Thiên:
“Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau Tết, chúng tôi lập Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.”

Nhã Ca- tác giả cuốn sách”Giải Khăn Sô Cho Huế” : Hàng ngàn người chết oan. Họ đã bị chôn sống tại Huế Tết Mậu Thân.
Họ bị chôn ra sao? chôn bằng cách nào? Chỉ riêng 4 khu tại Gia Hội cộng lại đã là 473 người. Chính con cháu những người bị chôn – gồm toàn các thiếu niên 14, 15, 16 tuổi, học trò trường Nguyễn Du – bị buộc phải đào hố. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính nhau xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Rồi báng súng AK và lưỡi lê buộc các thiếu niên phải lấp đất chôn sống cha anh chúng. Mười mấy em trong toán thiếu niên sau đó bị giết hết, chỉ ba em chạy thoát.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.