Hôm nay,  

Hoa Kỳ Vào Khúc Quanh

11/5/201600:00:00(View: 7312)

Khúc Quanh Cũng Là Lúc Dễ Lật!

Cuộc tranh cử năm nay là cơ hội cho nhiều người tự hỏi về giá trị của nền dân chủ nói chung - và riêng về nền dân chủ Hoa Kỳ.

Lời giải đáp cho câu hỏi mang tính chất triết lý chính trị ấy sẽ phải mất nhiều năm mới có, và chưa chắc đã thỏa đáng. Yếu tố cận kề hơn, sự chọn lựa của dân chúng khi đề cử vị đại diện cho họ tại cấp Hành pháp và Lập pháp – qua đó ảnh hưởng đến cơ chế Tư pháp kia là Tối cao Pháp viện – cũng là điều gây phân vân, thậm chí đả kích hay chụp mũ nặng nề từ cả hai phía.

Thật ra, nhiệt tình dân chủ qua lập luận nhiều khi quá đáng cũng là một ưu điểm bất ngờ của dân chủ Hoa Kỳ. Dù chẳng sơ múi gì đến đỉnh chung của chính trị, người viết này cũng thưởng thức loại nhiệt tình ấy!

Các quốc gia dân chủ khác thì kín đáo và lịch sự khi vận động cử tri và thường tránh loại đề tài nhạy cảm mà một số cử tri Mỹ lại cho là quan trọng. Nhưng quyền xác định “tầm quan trọng” chính là sự chọn lựa dân chủ tối thiểu! Chế độ độc tài thì dìm cả nước xuống bùn, bên trên thủ sẵn cái còng để xử lý những ai nói khác với chân lý của đảng.

Trở lại cuộc bầu cử năm nay, dù đứng từ giác độ chính trị nào, ta cũng thấy ra tầm quan trọng của sự chọn lựa sau ba chục năm bất động của sự chuyển dịch dân số theo thứ bậc “giàu nghèo” khiến thành phần “trung lưu thấp” – 20% hạng thứ tư trên bảng ngũ phân của dân số từ giàu nhất tới nghèo nhất – thấy tuyệt vọng với hiện tại và lo ngại về tương lai. Chưa đủ nghèo để được nâng đỡ như nhóm ngũ phân thứ năm, họ lại khó ngoi lên cấp cao hơn vì sự đổi thay quá mạnh của tiến trình sản xuất. Họ càng bất mãn khi thiểu số có tiền và có học ở trên theo đuổi các ưu tiên khác về văn hóa xã hội – thí dụ như quyền phá thai, hôn nhân đồng tính, đổi giới tính hay quyền sử dụng cần sa cho mục tiêu y dược…. Đấy là thành phần lao động chật vật bị giới ưu tú ở trên lãng quên, có khi miệt thị là thất học.

Khi đảng Dân Chủ chuyển trọng tâm tranh thủ từ kinh tế qua văn hóa thì thành phần trung lưu nghèo này thất vọng và càng thất vọng khi đảng Cộng Hòa không nhìn ra điều ấy sau tám năm lãnh đạo của đảng Dân Chủ bên Hành pháp, với quá nhiều tai tiếng về hiện tượng cấu kết hay tư bản thân tộc.

Yếu tố chọn lựa thứ hai là kinh tế.

Đà tăng trưởng sút kém từ vụ Tổng suy trầm 2008-2009 cần giải pháp khác, ra khỏi loại tính toán cổ điển như tăng chi hay giảm thuế, trong khi cả chục tiến bộ về thuật lý (technology) và sản xuất đang hứa hẹn nhiều đột phá quan trọng cho nước Mỹ trong nhiều thập niên tới. Khi đó, Chính quyền mới gồm cả Hành pháp và Tư pháp có thể làm gì về ngân sách hay luật lệ hầu khai thác lợi thế mới mà không lãng quên những ai chạy theo không kịp? Chạy chậm hơn và cào bằng tất cả hay cứ lao về phía trước? Lại một vấn đề không dễ có giải pháp – trừ khẩu hiệu!

Chuyện thứ ba còn sâu xa hơn vậy. Trật tự kinh tế thế giới bị đảo lộn từ 2008 khiến người ta có thể quên là trật tự toàn cục thành hình từ sau Thế chiến II đang cáo chung. Thế giới đang bước vào một vùng vô định, với nhiều thách thức mà các thế hệ trước chưa mường tượng ra.

Cả đại lục Âu-Á, từ Tây Âu qua Đông-Á đang bị loạn to, với cuộc khủng hoảng của thế giới Hồi giáo từ Trung Đông qua Trung Á đang dội ngược làm Liên hiệp Âu châu thêm phân hóa. Ở cực bên kia, sự lớn mạnh và bành trướng của Trung Quốc đã đặt ra nhiều bài toán mới. Đấy lại là lúc mà siêu cường toàn cầu là Hoa Kỳ lại mệt mỏi và thoái thác trách nhiệm lãnh đạo.


Hillary Clinton mà làm Tổng thống thì biệt tài chiến thuật của bà và nhiều người đi trước là thỏa hiệp có thể là nhược điểm chiến lược. Đấy là kịch bản đáng sợ khi hiện tượng khủng bố đã vào tới xương tủy của nền văn minh Thiên Chúa Giáo và các nước Tây phương và đe dọa sự tồn vong của nền dân chủ trong khi Trung Quốc lại đòi vạch ra một trật tự khác.

Nhìn lại lịch sử cận đại, trong thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã có các Tổng thống đã kế thừa di sản khó khăn của thời sự và các vị tiền nhiệm mà lại đảo ngược tình hình. Đó là Theodore Roosevelt rồi Franklin Roosevelt và Ronald Reagan. Họ đưa nước Mỹ ra khỏi thời u ám bên trong hay bất định bên ngoài và vạch ra con đường mới trên thế mạnh cho các thế hệ về sau. Hoa Kỳ đang cần loại lãnh tụ xuất chúng như vậy, với viễn kiến thật xa và nghệ thuật thuyết phục thật gần để Lập pháp và giới lãnh đạo dư luận lẫn toàn dân cùng nhìn lại và tin tưởng tiến tới.

Vào hoàn cảnh đó, chúng ta có thể thất vọng với cả hai đảng và có khi còn tự hỏi là nước Mỹ hết thời rồi sao mà đưa ra hai ứng cử viên đại diện có tỷ lệ tín nhiệm thấp nhất lịch sử?

Nhưng thể chế chính trị Hoa Kỳ không cho Tổng thống được toàn quyền. Vì vậy, cuộc bầu cử Quốc hội càng có tầm quan trọng để cử tri bầu lên các thế lực đối trọng hầu quân bình lại cán cân quá lệch trong một khung cảnh phân cực quá nặng. Việc bầu bán đó sẽ có kết quả trước mắt là làm cả hai đảng đều lỡ trớn và phải xét lại, với những trận đánh ác liệt sắp tới trên chính trường. Đấy là điểm lật.

Cho nên khủng hoảng chính trị trong bốn năm 2016-2020 là điều khó tránh mà cũng là nhắc nhở cần thiết, như người ta từng thấy trong nhiều khúc quanh khác của lịch sử Hoa Kỳ. Sau cơn hốt hoảng vẫn là niềm tin mới. Sau điểm lật cũng lại là lúc bật!

Người dân trong các xã hội độc tài thì chẳng bao giờ phải phân vân ngao ngán vì mọi sự đã được ai đó định trước. Họ không được phép chối bỏ thân phận con sâu cái kiến và không được nhìn thấy không gian ba chiều và chẳng thể nêu vấn đề về lẽ trên dưới, về chuyện xin-cho. Trong các xã hội dân chủ, ai cũng được quyền nêu vấn đề, có khi gây nhiễu âm và hỗn loạn.

Nhưng chính phản ứng đó khiến các phần tử ưu tú trong chính trường hay trên doanh trường và các lò đào tạo trí tuệ như đại học phải nhìn lại. Khả năng phê bình và chủ nghĩa “xét lại” mới khiến nền dân chủ Mỹ hay bị náo loạn, mà sau cùng, như Winston Churchill đã phát biểu, “hãy tin vào người Mỹ vì họ sẽ tìm ra giải pháp sau khi thử nghiệm tất cả!”

Cũng chính Thủ tướng Churchill của Anh đã để lại một phương châm vàng ngọc: “Chế độ dân chủ là tệ nhất – ngoại trừ các giải pháp khác mà con người đã thử nghiệm đâu đó”. Chúng ta đang chứng kiến cuộc thử nghiệm “sống”, tức thời, trước mắt và hàng ngày hàng giờ tại Hoa Kỳ.

Những ai than vãn về sự bất toàn kỳ cục đó thì nên nhớ đến một Thủ tướng khác của Anh. Ngày xưa, bà Magareth Thatcher được báo chí Anh ban cho một hỗn danh là TINA, vì thản nhiên nói rằng “chẳng có cách gì khác”, There Is No Alternative, viết tắt là TINA.

Ít ra, dân Mỹ vẫn còn khả năng chửi thề văng tục mà chẳng bị ai bỏ tù về tội bôi bác chế độ!

Reader's Comment
11/5/201616:46:26
Guest
" .....Thủ tướng Churchill của Anh đã để lại một phương châm vàng ngọc: “Chế độ dân chủ là tệ nhất – ngoại trừ các giải pháp khác mà con người đã thử nghiệm đâu đó”.... "
"....Ngày xưa, bà Magareth Thatcher được báo chí Anh ban cho một hỗn danh là TINA, vì thản nhiên nói rằng “chẳng có cách gì khác”..... "
Thế giới đang thay đổi hay Hoa Kỳ phải thay đổi cho phù hợp thời thế ? Đấy là câu hỏi mà 140 triệu cử tri Mỹ thắc mắc khi cầm lá phiếu ngày 8/11/2016 . Ông Trump bẻ lái hay bà Clinton tiếp tục nhấn tới .
Sau gần 300 năm " thử nghiệm " , Hoa Kỳ kể như đã hoàn thiện một chế độ DÂN CHỦ KIỂU MẨU . Hiến Pháp luôn được tu chính đến từng dấu phẩy . Do vậy chúng ta có được câu trả lòi CHẮN CHẮN : Thế giói phải thay đổi theo đường lối DÂN CHỦ kiều Hoa Kỳ . Hai thủ tướng lớn của Anh Quốc là Churchill và Margaret Thatcher đã thông ngộ tư tưởng ấy .
Ông Trump muốn tạo ra một "con đường mới" mà chính ông ta cũng không biết đặt tên cho nó là cái gì !! Ông chỉ biết gọi nó là " GREAT " lắm lắm nhưng lại dùng thêm " AGAIN " . Nghĩa là chẳng có cái gì MỚI cả . Vì ông ta không có cơ lược như Thomas Jefferson , cũng không cơ trí như Winston Churchill hay Margaret Thatcher . Ông chỉ thấy mình có tài như các thần tượng Vladimir Putin hay Tập Cận Bình . Ônt ta muốn buôn thời vận với quốc gia Hoa Kỳ . Cùng lắm thì khai phá sản . Dể ợt !!!
11/5/201614:21:45
Guest
Một bài viết tuy ngắn gọn nhưng phản ảnh được những vấn đề hóc búa và nan giải sau kỳ bầu cử TT 2016 này.

Chân thành cám ơn tác giả cho một bài bình luận xuất xắc.

P.S: Nội trong tuần này được đọc 2 bài viết quá hay, bài bình luận này và bài phiếm luận của tác giả Giao Chỉ, làm người đọc cảm thấy hãnh diện vô cùng.
11/5/201613:28:16
Guest
Thiệt hay. Lật xong là bật lên. Rât đúng. Tác giả quả thật có cách nhìn nhận độc đáo.
11/5/201613:22:22
Guest
Dầu năm nay không có ứng cử viên Tổng Thống nào sáng sân khấu chính trường nhưng tôi có cái linh cảm đảng Cộng Hoà sẽ nắm quyền lực trong hai nhiệm kỳ sắp đến .Tại sao nói hai? Bởi đảng Dân Chủ do Tổng Obama đã nhường sân chơi trên bàn cờ quốc tế nhưng âm thầm tích luỹ tiền của và đầu tư của các nhà giàu thế giới đổ vào nội địa đã tám năm nay. Rút vào tối để nhìn ra chỗ nào sáng, chỗ nào mờ, chỗ nào lem nhem hay cần phải cho nó lem nhem...đều nằm trong tính toán của siêu quyền lực. Bạn hay thù đều interchangeable , không có lằn ranh. Chơi với Hoa Kỳ không có nghĩa là đồng minh mãi mãi! Đã đến lúc thiên hạ sẽ thấy sức mạnh của Hoa Kỳ, tâm phục khẩu phục, với triều đại bứt phá của Cộng Hoà. Chờ xem...
11/5/201613:05:03
Guest
Tôi đổi ý kg đi bầu .Hãy để như xổ số.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024). Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ...
Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời. - “Anh không vui vì kết quả phải không?” - “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói. Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.