Hôm nay,  

Hoa Kỳ Vào Khúc Quanh

11/5/201600:00:00(View: 7310)

Khúc Quanh Cũng Là Lúc Dễ Lật!

Cuộc tranh cử năm nay là cơ hội cho nhiều người tự hỏi về giá trị của nền dân chủ nói chung - và riêng về nền dân chủ Hoa Kỳ.

Lời giải đáp cho câu hỏi mang tính chất triết lý chính trị ấy sẽ phải mất nhiều năm mới có, và chưa chắc đã thỏa đáng. Yếu tố cận kề hơn, sự chọn lựa của dân chúng khi đề cử vị đại diện cho họ tại cấp Hành pháp và Lập pháp – qua đó ảnh hưởng đến cơ chế Tư pháp kia là Tối cao Pháp viện – cũng là điều gây phân vân, thậm chí đả kích hay chụp mũ nặng nề từ cả hai phía.

Thật ra, nhiệt tình dân chủ qua lập luận nhiều khi quá đáng cũng là một ưu điểm bất ngờ của dân chủ Hoa Kỳ. Dù chẳng sơ múi gì đến đỉnh chung của chính trị, người viết này cũng thưởng thức loại nhiệt tình ấy!

Các quốc gia dân chủ khác thì kín đáo và lịch sự khi vận động cử tri và thường tránh loại đề tài nhạy cảm mà một số cử tri Mỹ lại cho là quan trọng. Nhưng quyền xác định “tầm quan trọng” chính là sự chọn lựa dân chủ tối thiểu! Chế độ độc tài thì dìm cả nước xuống bùn, bên trên thủ sẵn cái còng để xử lý những ai nói khác với chân lý của đảng.

Trở lại cuộc bầu cử năm nay, dù đứng từ giác độ chính trị nào, ta cũng thấy ra tầm quan trọng của sự chọn lựa sau ba chục năm bất động của sự chuyển dịch dân số theo thứ bậc “giàu nghèo” khiến thành phần “trung lưu thấp” – 20% hạng thứ tư trên bảng ngũ phân của dân số từ giàu nhất tới nghèo nhất – thấy tuyệt vọng với hiện tại và lo ngại về tương lai. Chưa đủ nghèo để được nâng đỡ như nhóm ngũ phân thứ năm, họ lại khó ngoi lên cấp cao hơn vì sự đổi thay quá mạnh của tiến trình sản xuất. Họ càng bất mãn khi thiểu số có tiền và có học ở trên theo đuổi các ưu tiên khác về văn hóa xã hội – thí dụ như quyền phá thai, hôn nhân đồng tính, đổi giới tính hay quyền sử dụng cần sa cho mục tiêu y dược…. Đấy là thành phần lao động chật vật bị giới ưu tú ở trên lãng quên, có khi miệt thị là thất học.

Khi đảng Dân Chủ chuyển trọng tâm tranh thủ từ kinh tế qua văn hóa thì thành phần trung lưu nghèo này thất vọng và càng thất vọng khi đảng Cộng Hòa không nhìn ra điều ấy sau tám năm lãnh đạo của đảng Dân Chủ bên Hành pháp, với quá nhiều tai tiếng về hiện tượng cấu kết hay tư bản thân tộc.

Yếu tố chọn lựa thứ hai là kinh tế.

Đà tăng trưởng sút kém từ vụ Tổng suy trầm 2008-2009 cần giải pháp khác, ra khỏi loại tính toán cổ điển như tăng chi hay giảm thuế, trong khi cả chục tiến bộ về thuật lý (technology) và sản xuất đang hứa hẹn nhiều đột phá quan trọng cho nước Mỹ trong nhiều thập niên tới. Khi đó, Chính quyền mới gồm cả Hành pháp và Tư pháp có thể làm gì về ngân sách hay luật lệ hầu khai thác lợi thế mới mà không lãng quên những ai chạy theo không kịp? Chạy chậm hơn và cào bằng tất cả hay cứ lao về phía trước? Lại một vấn đề không dễ có giải pháp – trừ khẩu hiệu!

Chuyện thứ ba còn sâu xa hơn vậy. Trật tự kinh tế thế giới bị đảo lộn từ 2008 khiến người ta có thể quên là trật tự toàn cục thành hình từ sau Thế chiến II đang cáo chung. Thế giới đang bước vào một vùng vô định, với nhiều thách thức mà các thế hệ trước chưa mường tượng ra.

Cả đại lục Âu-Á, từ Tây Âu qua Đông-Á đang bị loạn to, với cuộc khủng hoảng của thế giới Hồi giáo từ Trung Đông qua Trung Á đang dội ngược làm Liên hiệp Âu châu thêm phân hóa. Ở cực bên kia, sự lớn mạnh và bành trướng của Trung Quốc đã đặt ra nhiều bài toán mới. Đấy lại là lúc mà siêu cường toàn cầu là Hoa Kỳ lại mệt mỏi và thoái thác trách nhiệm lãnh đạo.


Hillary Clinton mà làm Tổng thống thì biệt tài chiến thuật của bà và nhiều người đi trước là thỏa hiệp có thể là nhược điểm chiến lược. Đấy là kịch bản đáng sợ khi hiện tượng khủng bố đã vào tới xương tủy của nền văn minh Thiên Chúa Giáo và các nước Tây phương và đe dọa sự tồn vong của nền dân chủ trong khi Trung Quốc lại đòi vạch ra một trật tự khác.

Nhìn lại lịch sử cận đại, trong thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã có các Tổng thống đã kế thừa di sản khó khăn của thời sự và các vị tiền nhiệm mà lại đảo ngược tình hình. Đó là Theodore Roosevelt rồi Franklin Roosevelt và Ronald Reagan. Họ đưa nước Mỹ ra khỏi thời u ám bên trong hay bất định bên ngoài và vạch ra con đường mới trên thế mạnh cho các thế hệ về sau. Hoa Kỳ đang cần loại lãnh tụ xuất chúng như vậy, với viễn kiến thật xa và nghệ thuật thuyết phục thật gần để Lập pháp và giới lãnh đạo dư luận lẫn toàn dân cùng nhìn lại và tin tưởng tiến tới.

Vào hoàn cảnh đó, chúng ta có thể thất vọng với cả hai đảng và có khi còn tự hỏi là nước Mỹ hết thời rồi sao mà đưa ra hai ứng cử viên đại diện có tỷ lệ tín nhiệm thấp nhất lịch sử?

Nhưng thể chế chính trị Hoa Kỳ không cho Tổng thống được toàn quyền. Vì vậy, cuộc bầu cử Quốc hội càng có tầm quan trọng để cử tri bầu lên các thế lực đối trọng hầu quân bình lại cán cân quá lệch trong một khung cảnh phân cực quá nặng. Việc bầu bán đó sẽ có kết quả trước mắt là làm cả hai đảng đều lỡ trớn và phải xét lại, với những trận đánh ác liệt sắp tới trên chính trường. Đấy là điểm lật.

Cho nên khủng hoảng chính trị trong bốn năm 2016-2020 là điều khó tránh mà cũng là nhắc nhở cần thiết, như người ta từng thấy trong nhiều khúc quanh khác của lịch sử Hoa Kỳ. Sau cơn hốt hoảng vẫn là niềm tin mới. Sau điểm lật cũng lại là lúc bật!

Người dân trong các xã hội độc tài thì chẳng bao giờ phải phân vân ngao ngán vì mọi sự đã được ai đó định trước. Họ không được phép chối bỏ thân phận con sâu cái kiến và không được nhìn thấy không gian ba chiều và chẳng thể nêu vấn đề về lẽ trên dưới, về chuyện xin-cho. Trong các xã hội dân chủ, ai cũng được quyền nêu vấn đề, có khi gây nhiễu âm và hỗn loạn.

Nhưng chính phản ứng đó khiến các phần tử ưu tú trong chính trường hay trên doanh trường và các lò đào tạo trí tuệ như đại học phải nhìn lại. Khả năng phê bình và chủ nghĩa “xét lại” mới khiến nền dân chủ Mỹ hay bị náo loạn, mà sau cùng, như Winston Churchill đã phát biểu, “hãy tin vào người Mỹ vì họ sẽ tìm ra giải pháp sau khi thử nghiệm tất cả!”

Cũng chính Thủ tướng Churchill của Anh đã để lại một phương châm vàng ngọc: “Chế độ dân chủ là tệ nhất – ngoại trừ các giải pháp khác mà con người đã thử nghiệm đâu đó”. Chúng ta đang chứng kiến cuộc thử nghiệm “sống”, tức thời, trước mắt và hàng ngày hàng giờ tại Hoa Kỳ.

Những ai than vãn về sự bất toàn kỳ cục đó thì nên nhớ đến một Thủ tướng khác của Anh. Ngày xưa, bà Magareth Thatcher được báo chí Anh ban cho một hỗn danh là TINA, vì thản nhiên nói rằng “chẳng có cách gì khác”, There Is No Alternative, viết tắt là TINA.

Ít ra, dân Mỹ vẫn còn khả năng chửi thề văng tục mà chẳng bị ai bỏ tù về tội bôi bác chế độ!

Reader's Comment
11/5/201616:46:26
Guest
" .....Thủ tướng Churchill của Anh đã để lại một phương châm vàng ngọc: “Chế độ dân chủ là tệ nhất – ngoại trừ các giải pháp khác mà con người đã thử nghiệm đâu đó”.... "
"....Ngày xưa, bà Magareth Thatcher được báo chí Anh ban cho một hỗn danh là TINA, vì thản nhiên nói rằng “chẳng có cách gì khác”..... "
Thế giới đang thay đổi hay Hoa Kỳ phải thay đổi cho phù hợp thời thế ? Đấy là câu hỏi mà 140 triệu cử tri Mỹ thắc mắc khi cầm lá phiếu ngày 8/11/2016 . Ông Trump bẻ lái hay bà Clinton tiếp tục nhấn tới .
Sau gần 300 năm " thử nghiệm " , Hoa Kỳ kể như đã hoàn thiện một chế độ DÂN CHỦ KIỂU MẨU . Hiến Pháp luôn được tu chính đến từng dấu phẩy . Do vậy chúng ta có được câu trả lòi CHẮN CHẮN : Thế giói phải thay đổi theo đường lối DÂN CHỦ kiều Hoa Kỳ . Hai thủ tướng lớn của Anh Quốc là Churchill và Margaret Thatcher đã thông ngộ tư tưởng ấy .
Ông Trump muốn tạo ra một "con đường mới" mà chính ông ta cũng không biết đặt tên cho nó là cái gì !! Ông chỉ biết gọi nó là " GREAT " lắm lắm nhưng lại dùng thêm " AGAIN " . Nghĩa là chẳng có cái gì MỚI cả . Vì ông ta không có cơ lược như Thomas Jefferson , cũng không cơ trí như Winston Churchill hay Margaret Thatcher . Ông chỉ thấy mình có tài như các thần tượng Vladimir Putin hay Tập Cận Bình . Ônt ta muốn buôn thời vận với quốc gia Hoa Kỳ . Cùng lắm thì khai phá sản . Dể ợt !!!
11/5/201614:21:45
Guest
Một bài viết tuy ngắn gọn nhưng phản ảnh được những vấn đề hóc búa và nan giải sau kỳ bầu cử TT 2016 này.

Chân thành cám ơn tác giả cho một bài bình luận xuất xắc.

P.S: Nội trong tuần này được đọc 2 bài viết quá hay, bài bình luận này và bài phiếm luận của tác giả Giao Chỉ, làm người đọc cảm thấy hãnh diện vô cùng.
11/5/201613:28:16
Guest
Thiệt hay. Lật xong là bật lên. Rât đúng. Tác giả quả thật có cách nhìn nhận độc đáo.
11/5/201613:22:22
Guest
Dầu năm nay không có ứng cử viên Tổng Thống nào sáng sân khấu chính trường nhưng tôi có cái linh cảm đảng Cộng Hoà sẽ nắm quyền lực trong hai nhiệm kỳ sắp đến .Tại sao nói hai? Bởi đảng Dân Chủ do Tổng Obama đã nhường sân chơi trên bàn cờ quốc tế nhưng âm thầm tích luỹ tiền của và đầu tư của các nhà giàu thế giới đổ vào nội địa đã tám năm nay. Rút vào tối để nhìn ra chỗ nào sáng, chỗ nào mờ, chỗ nào lem nhem hay cần phải cho nó lem nhem...đều nằm trong tính toán của siêu quyền lực. Bạn hay thù đều interchangeable , không có lằn ranh. Chơi với Hoa Kỳ không có nghĩa là đồng minh mãi mãi! Đã đến lúc thiên hạ sẽ thấy sức mạnh của Hoa Kỳ, tâm phục khẩu phục, với triều đại bứt phá của Cộng Hoà. Chờ xem...
11/5/201613:05:03
Guest
Tôi đổi ý kg đi bầu .Hãy để như xổ số.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Donald Trump đã trở lại và ít ai nghiệm ra rằng đây là hệ quả từ mối nguy mà Andrei Dmitrievich Sakharov đã cảnh cáo từ hơn ba phần tư thế kỷ trước: sự mê hoặc của loại “ma túy” mang tên “văn hóa quần chúng” (mass culture) và sự lan truyền của những “mê thoại đại chúng” (mass myth) nhằm tạo dựng quyền lực cho những tên mỵ dân “tàn bạo và giảo quyệt”. Sakharov (1921-1989), Nobel Hòa Bình 1975, là cha đẻ của bom khinh khí Nga nhưng quay sang chống vũ khí này và, hơn thế nữa, còn là một nhân cách trí thức vĩ đại, một nhà đấu tranh nhân quyền dũng cảm, bị lưu đày trên quê hương mình dưới sự đàn áp của chính quyền cộng sản, từ năm 1968 đến năm 1986, khi Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ.
Trump thắng, hơn nửa nước Mỹ và hầu như cả thế giới ngỡ ngàng, không hiểu tại sao. Thực ra, mọi chuyện rất giản dị. Chỉ cần suy ngẫm, phân tích vài con số là hiểu ngay. Lần thắng đầu, ông Trump được khoảng 63 triệu phiếu, thua bà Hillary cỡ ba triệu. Lập tức đài Fox và truyền thông của Putin hợp lực biến ông thành lãnh tụ vĩ đại của đảng Cộng hòa. Và riêng ông, với thiên tư là nhà buôn có tài, ông có khả năng bắt trúng ngay nhu cầu của khách hàng, nên rất xứng đáng với những lời xưng tụng của Putin và Fox.
Ngày 31 tháng 10 vừa qua, RFA hân hoan thông báo: “Trại giam số 6 đồng ý mở cửa ‘chuồng cọp’, hai TNLT dừng tuyệt thực sau 21 ngày”. Danh từ “chuồng cọp” trong bản tin thượng dẫn khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (“Ký Ức Những Ngày Ở Địa Ngục Trần Gian”) xuất hiện trên báo Nhân Dân, hồi đầu năm, hôm 01/05/24.
Điều gì xảy ra khi bạn dùng một số tiền khổng lồ mua một nền tảng mạng xã hội, dẫn đến một nửa người dùng bỏ đi, các nhãn hàng dừng quảng cáo, cuối cùng là giá trị của nó thấp hơn 1/3 số tiền đã bỏ ra mua chỉ trong vòng một năm? Đó là bạn được giao lãnh đạo cơ quan mới trong chính quyền mới – tạm thời gọi là “Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency - DOGE)” Và khi Elon Musk có tên trong thành phần nội các mới của tổng thống tội phạm Donald Trump ở DOGE, thì một cuộc di tản lớn nhất mạng xã hội Twitter mà Musk đã mua với giá $44 billion vào năm 2022 cũng bắt đầu. Những cây viết công nghệ có cách ví von thú vị: Một vùng đất nhỏ xinh, trong lành, sạch sẽ bên cạnh chiếc du thuyền đang chìm, mà hầu hết du khách trên đó đều bị nhiễm norovirus. Vùng đất tị nạn đó là Bluesky.
Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump sẽ không có những thay đổi đặc biệt, nếu liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời Tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.