Hôm nay,  

Ý Kiến Ngắn Về Hạt Giống Dân Chủ

28/06/201600:00:00(Xem: 4718)

Dân chủ trong một nước đang phát triển (developing country) và tại một quốc gia tiến bộ (developed nation) có thể được ví với hai thửa ruộng khác nhau:

1. Nước đang mở mang tựa như mảnh đất vừa được khai phá nên các loài cỏ dại (tập đoàn lợi ích, tệ đoan xã hội, …) cùng cỏ tốt (tiềm năng và nhận thức trong quần chúng, …) đua nhau mọc rất nhanh. Nếu không được vun bồi kỷ lưởng thì cỏ dại sẽ lan tràn và đè bẹp các giống cỏ tốt.

2. Nước tiến bộ giống như thửa ruộng đang tươi tốt. Tuy vậy loài cỏ xấu lúc nào cũng rình rập sinh sôi trở lại nhất là trong hoàn cảnh mùa màn thay đổi, hạn hán hay ngập lủ (khủng hoảng kinh tế, va chạm với các nhóm di dân,…)

Cho nên dân chủ không chỉ là mục tiêu mà còn là tiến trình, cũng như nhà nông năm tháng miệt mài không ngừng chăm sóc diệt loài cỏ dại cho đồng ruộng xanh tươi.

Việt Nam từ ngày đổi mới đã thể hiện rất nhiều tiến bộ khích lệ kèm theo những tệ đoan nhanh chóng tràn lan. Khía cạnh tích cực bao gồm hội nhập vào quốc tế, thương mại phát triển, dân chúng tìm tòi mở mang kiến thức, hàng triệu người thoát ra khỏi cảnh nghèo khó bần cùng tạo điều kiện thành hình một tầng lớp trung lưu và doanh nhân vô cùng năng động. Nhưng bên cạnh đó là bức tranh ảm đạm khi phe đảng cầm quyền và tập đoàn lợi ích cấu kết và bén rể ngày càng sâu; công an trị và trộm cướp hoành hành; đạo đức xã hội suy đồi vì đa số giành giật món lợi tư và hưởng thụ nhất thời thay vì chuẩn bị lâu dài cho tương lai.

Nếu chỉ nhìn một chiều để phủ nhận mọi điểm tích cực trong xã hội cũng giống như chối bỏ trên đất nước không còn có giống cỏ tốt. Nhưng nếu chóa mắt trước những hào nhoáng và tiền của trong xả hội thì lại quên đi nguy cơ cỏ dại tràn lan rất nhanh. Tương lai của đất nước liệu sẽ trở thành một quốc gia văn minh tùy thuộc vào các điều kiện thuận lợi cho loài cỏ tốt phát triển như dân chủ, pháp trị, thị trường tự do, doanh nghiệp tư nhân, ý thức công dân có đẩy lùi dần độc tài, các tập đoàn lợi ích và chủ nghĩa tư lợi cá nhân.

Hoa Kỳ và Âu Châu là hai khu vực có nền móng dân chủ lâu đời và vững chắc, dù vậy cỏ dại vẫn rình mò lan tràn trở lại khi lơ là thiếu chăm sóc. Gần 10 năm sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế cho thấy khoảng cách giàu nghèo ngày thêm sâu đậm; trào lưu toàn cầu hóa đã bỏ rơi một thành phần không nhỏ trong xã hội; di dân mang theo tội phạm, khủng bố, tình trạng lạm dụng trợ cấp tạo ra tâm trạng bất an vì dân chúng cảm thấy bị phản bội và cấu trúc xã hội (social structure) thay đổi nhanh hơn là họ có thể thích ứng. Áp lực kiểm duyệt tư tưởng và ngôn luận (politically correct) dồn nén không cho người dân bày tỏ nổi phẩn nộ cho nên đến khi bùn nổ khiến các cuộc tranh luận trở nên khích động và mang màu sắc giận dữ, kỳ thị và chia rẽ.

Khái niệm dân chủ đang trải qua thời kỳ khủng hoảng từ cội rễ ở cả các nước văn minh lẫn những quốc gia chậm tiến. Nền dân chủ đủ vững để thích ứng và tồn tại, nhưng những thử thách hiện giờ cho thấy tiến trình này không tất yếu mà sẽ trải qua nhiều cơn quặn thắt nên cần đến sự suy xét chính chắn và thành thật trong mọi tầng lớp xã hội.

Dân chủ trong một nước đang phát triển (developing country) và tại một quốc gia tiến bộ (developed nation) có thể được ví với hai thửa ruộng khác nhau:

1. Nước đang mở mang tựa như mảnh đất vừa được khai phá nên các loài cỏ dại (tập đoàn lợi ích, tệ đoan xã hội, …) cùng cỏ tốt (tiềm năng và nhận thức trong quần chúng, …) đua nhau mọc rất nhanh. Nếu không được vun bồi kỹ lưỡng thì cỏ dại sẽ lan tràn và đè bẹp các giống cỏ tốt.

2. Nước tiến bộ giống như thửa ruộng đang tươi tốt. Tuy vậy loài cỏ xấu lúc nào cũng rình rập sinh sôi trở lại nhất là trong hoàn cảnh mùa màng thay đổi, hạn hán hay ngập lũ (khủng hoảng kinh tế, va chạm với các nhóm di dân,…)

Cho nên dân chủ không chỉ là mục tiêu mà còn là tiến trình, cũng như nhà nông năm tháng miệt mài không ngừng chăm sóc diệt loài cỏ dại cho đồng ruộng xanh tươi.

Việt Nam từ ngày đổi mới đã thể hiện rất nhiều tiến bộ khích lệ kèm theo những tệ đoan nhanh chóng tràn lan. Khía cạnh tích cực bao gồm hội nhập vào quốc tế, thương mại phát triển, dân chúng tìm tòi mở mang kiến thức, hàng triệu người thoát ra khỏi cảnh nghèo khó bần cùng tạo điều kiện thành hình một tầng lớp trung lưu và doanh nhân vô cùng năng động. Nhưng bên cạnh đó là bức tranh ảm đạm khi phe đảng cầm quyền và tập đoàn lợi ích cấu kết và bén rễ ngày càng sâu; công an trị và trộm cướp hoành hành; đạo đức xã hội suy đồi vì đa số giành giật món lợi tư và hưởng thụ nhất thời thay vì chuẩn bị lâu dài cho tương lai.

Nếu chỉ nhìn một chiều để phủ nhận mọi điểm tích cực trong xã hội cũng giống như chối bỏ trên đất nước không còn có giống cỏ tốt. Nhưng nếu chóa mắt trước những hào nhoáng và tiền của trong xã hội thì lại quên đi nguy cơ cỏ dại tràn lan rất nhanh. Tương lai của đất nước liệu sẽ trở thành một quốc gia văn minh tùy thuộc vào các điều kiện thuận lợi cho loài cỏ tốt phát triển như dân chủ, pháp trị, thị trường tự do, doanh nghiệp tư nhân, ý thức công dân có đẩy lùi dần độc tài, các tập đoàn lợi ích và chủ nghĩa tư lợi cá nhân hay không.

Hoa Kỳ và Âu Châu là hai khu vực có nền móng dân chủ lâu đời và vững chắc, dù vậy cỏ dại vẫn rình mò lan tràn trở lại khi lơ là thiếu chăm sóc. Gần 10 năm sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế cho thấy khoảng cách giàu nghèo ngày thêm sâu đậm; trào lưu toàn cầu hóa đã bỏ rơi một thành phần không nhỏ trong xã hội; di dân mang theo tội phạm, khủng bố, tình trạng lạm dụng trợ cấp tạo ra tâm trạng bất an vì dân chúng cảm thấy bị phản bội và cấu trúc xã hội (social structure) thay đổi nhanh hơn là họ có thể thích ứng. Áp lực kiểm duyệt tư tưởng và ngôn luận (politically correct) dồn nén không cho người dân bày tỏ sự phẫn nộ, cho nên đến khi bùng nổ sẽ khiến các cuộc tranh luận trở nên khích động và mang màu sắc giận dữ, kỳ thị và chia rẽ.

Khái niệm dân chủ đang trải qua một thời kỳ khủng hoảng tận cội rễ ở cả các nước văn minh lẫn những quốc gia chậm tiến. Nền dân chủ đủ vững để thích ứng và tồn tại, nhưng những thử thách hiện giờ cho thấy tiến trình này không tất yếu mà sẽ trải qua nhiều cơn quặn thắt, bởi thế rất cần đến sự suy xét chín chắn, nghiêm túc và thành thật trong mọi tầng lớp xã hội hầu đóng góp cho bước đi này ngày một vững vàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.