Hôm nay,  

Đọc Nỗi Niềm của cô giáo Nguyễn Ngọc Hà

10/01/201608:46:00(Xem: 6616)
Đọc Nỗi Niềm của cô giáo Nguyễn Ngọc Hà
(Tác giả in giới hạn, không bán, Houston, 2013)

Nguyễn Văn Sâm


C:\Users\samanh\Desktop\Dinh Cuong Nostagia.jpg

Đinh Cường_Nostalgie
.

Một số trường Đại học Mỹ ba thập niên gần đây, bên cạnh những lớp văn chương khảo sát về những tác phẩm danh tiếng được xác định qua thời gian và trở thành cổ điển cũng có một vài lớp, dầu rất ít, dạy về những tác phẩm bình dân, không được giới chuyên về văn học xác định là có giá trị văn chương. Tại sao? Những người dạy lớp nầy chủ trương rằng đó là mặt nhân văn của xã hội. Những tác phẩm nầy có số lượng độc giả đông đảo hơn tác phẩm kinh điển, vậy nó ảnh hưởng trên con người nhiều hơn, tại sao lại cố coi chúng là không có?
.

Tôi dựa trên ý niệm nầy cho rằng người viết ở hải ngoại ở mặt nào đó có thể chia làm hai loại:

Những nhà văn chuyên nghiệp, sống suốt đời liên hệ với văn chương bằng cách đọc và viết thường xuyên. Tác phẩm của họ vì vậy mang sắc thái văn học, nhiều hư cấu, lắm trau chuốt nên sự thực nỗi niềm trong lòng tác giả không nhiều trên tác phẩm. Những người viết ít, không muốn cả việc phổ biến cho công chúng trái lại không chú trọng nhiều về mặt văn chương mà phần lớn trình bày nỗi niềm của mình, rất thực, không màu mè, hư cấu gần như không có.
.

Vậy thì muốn tìm hiểu tâm tình của cộng đồng Việt lưu vong ta không thể bỏ qua những người viết ít, những người e ấp liệng một hai tác phẩm vào đời rồi trở về với công việc gia đình và đời sống xa chuyện viết đọc của mình. Đối với trường hợp di dân/ lưu vong của một sắc dân, văn chương và yếu tố được biết nhiều không thành vấn đề, điều quan trọng là nói lên được những  thái độ, những suy nghĩ, những phản ứng của chung phần đông cá thể tạo thành sắc dân đó đối với những trường hợp cụ thể của sinh hoạt trên bước đường lưu vong, hội nhập.
.

Chúng ta có những bài viết về vượt biên, về trận chiến- người viết có dự hay được nghe kể lại- về cuộc sống mới… độc giả thấy được tính hư cấu, và những truyện ngắn bài thơ cùng đề tài đọc lên thấy sự thật hiện rõ ràng nỗi lòng người viết.

Quyển tạp văn của một giáo chức Trung học từng dạy Pháp văn và Anh văn ở Việt Nam đến với tôi ở trường hợp thứ hai nầy. Tác phẩm Nỗi Niềm của  nhà giáo Nguyễn Ngọc Hà.
.

Quyển sách dầy 220 trang, gồm ba phần riêng biệt: Văn xuôi, thơ và vài bài thơ bằng Pháp văn, Anh văn là những sinh ngữ bà Hà trau luyện từ nhỏ. Đặc biệt, theo tôi ba phần nầy là một, những đề tài nói chung được diễn tả bằng văn xuôi hay văn vần, bằng ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ thủ đắc nơi học đường đều như nhau, quyện lại làm một, chỉ khác nhau về hình thức mà thôi.
.

Đó là những nỗi niềm của người ly hương, nhớ về kỷ niệm khi mình còn nhỏ hưởng những mùa hè lý thú ở quê ngoại, nay chỉ còn trong ký ức, đối diện với những tòa cao ốc vẫn thấy xa lạ (Hương Đồng Cả Nội), đó là những trạng huống dở khóc dở cười của những ngày mới đến nước Mỹ, tất cả đều thấy lạ lùng, nhưng rồi khi quen thì đó là những hành trang quí giá trong cuộc sống mới (Ngậm Ngùi)… tiếp theo là những chuyện về kỷ niệm nơi ngôi trường mình từng dạy, về người thầy mình được học, về người mẹ tần tảo nuôi con, bây giờ đã khuất bong, những trường hợp đáng ghi nhận nơi nầy nơi kia khi tác giả về thăm lại quê hương hay gặp trên nhưng nẻo đường của nước Mỹ… Tất cả tạo nên chất liệu để tác giả có những tâm cảm mà nhiều người trong chúng ta đã từng có nhưng chưa kịp viết lên trang giấy..
.

Tôi thích mấy dòng thơ đơn giản Mẹ tôi của tác giả, nó gợi cho người đọc tâm trạng thiếu vắng mẹ của mình:

Giờ thì Mẹ đã qua đời,

Nhớ thương rưng rức khó vơi đêm dài.

Nỗi niềm biết tỏ cùng ai,

Chập chờn trăn trở gọi hoài ‘Má ơi’
.

Tôi cũng thích bài thơ Mélancolie nostalgique và cả bài tiếng Việt ‘Buồn Hoài Hương’, bài thơ đưa người đọc đến nỗi buồn man mác của điệu thơ của Le Lac, của Chanson d’exil (Lamartine), xin chép lại như một tài liệu, cho những ai chưa thấy tập tạp bút Nôi Niềm.

Mélancolie nostalgique

 

Vietnam, mon pays torturé

Déchiré par des guerres sans fin

Terre bien-aimée qui a bercé

Mes jeunes années et mes souvenirs lointains

                                      *

Vietnam, ce nom murmuré tendrement

Remue mon cœur étrangement

Comme une note mélancolique

Porteuse d’une émotion unique

                                      *

Je revois ces cocotiers élancés

 Une rivière qui serpente près d’un petit sentier

Les champs de blé à perte de vue

Et ce déclin du jour qui m’a beaucoup émue

                                      *

Mon peuple, la tête haute, affronte la misère

Et jamais n’a capitulé devant les revers du sort

Par respect d’une tradition héroïque et fière

Qui puise son énergie dans la dignité de l’effort

                                      *

Ma mère, cette âme généreuse et dévouée

Auprès de mon père, un homme aux principes bien affirmés

L’exemple édifiant que mes parents m’ont laissé

M’a guidée et soutenue quand j’ai failli m’écrouler

                                      *

Et comment pourrais-je oublier

Ma grand-mère aux cheveux de neige, à la peau dorée

Avec son sourire sans fard et son regard illuminé

Qui me disait souvent, sur moi affectueusement penchée

“Mon cher trésor, va tout droit devant toi sans jamais dévier”

                                      *

Bien des années se sont écoulées

Mais mon cœur restera toujours profondément attaché

À ce passé si riche et si agité

Qui a forgé mon enfance dans la tourmente

D’un pays témoin de tant de  soufrances

                      .        

Buồn hoài hương

 

Việt Nam, đất nước tôi bị dày xéo

Tả tơi vì những cuộc chiến triền miên

Mảnh đất thân yêu đã từng vỗ về

Những ngày thơ ấu của tôi với những kỷ niệm xa xưa.

                                       *

Việt Nam, tên gọi thầm trìu mến

Làm tim tôi thổn thức lạ thường

Như một nốt nhạc buồn man mác

Mang niềm cảm xúc có một không hai

                                       *

Tôi hồi tưởng lại những cây dừa cao ngất

Dòng sông uốn khúc cạnh con đường mòn

Những cánh đồng lúa hun hút đến tận chân trời

Và cảnh hoàng hôn đã làm tôi vô cùng xúc động

                                       *

Dân tộc tôi hiên ngang đương đầu với cảnh nghèo khổ

Và không bao giờ khuất phục trước nghịch cảnh của số mệnh

Vì tôn trọng một truyền thống anh hùng đầy hào khí

Lấy nghị lực từ sự cố gắng đáng ngợi khen

                                       *

Mẹ tôi, một người tận tụy và có lòng độ lượng
Bên cạnh cha tôi, một người  có nguyên tắc vững vàng 

Tấm gương cao quý mà hai người đã để lại cho tôi

Đã dìu dắt và nâng đỡ tôi khi tôi suýt ngã gục

                                       *

Và làm sao tôi quên được

Bà tôi với mái tóc trắng như tuyết và làn da ráng vàng

Với nụ cười mộc mạc và ánh mắt sáng ngời

Thường nói với tôi trong lúc âu yếm cúi xuống bên tôi

"Cháu cưng của Bà, hãy nhìn thẳng về phía 

      trước mà đi tới,  đừng bao giờ lạc lối"

                                       *

Biết bao năm đã trôi qua

Nhưng tim tôi luôn gắn bó thiết tha

Với cái quá khứ vô cùng phong phú và hết sức giao động đó

Vì nó đã nung đúc thời thơ ấu của tôi trong phong ba bão tố

Của một đất nước từng chứng kiến biết bao đau khổ dày vò.

 

Đọc Nỗi Niềm của Nguyễn Ngọc Hà ta hiểu rõ hơn lòng người ly hương. Nghiên cứu về sự hình thành của Cộng đồng Việt ở bất cứ nước tạm dung nào cũng vậy, cần đọc những quyển tương tợ. Những tác phẩm không bị văn chương và kỷ thuật của truyện, của thơ che lấp nên những sự thực ở đây quí giá vô cùng. Người khó tánh có thể nói mình mất đi chút ít hứng thú của người thưởng thức văn nghệ nhưng với tôi tác phẩm nầy, cũng như những trường hợp tương tợ, cho ta những nét cần thiết về tâm tình của người mới đến vùng đất tạm dung.… Điều nầy quí biết bao. Xin những cây viết tài tử luôn luôn giữ vững ngòi bút của mình, phóng ta đời càng nhiếu tác phẩm càng tốt.


Nguyễn Văn Sâm


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.