Hôm nay,  

Thăm bạn già Trần Đình Liệu

31/12/201515:20:00(Xem: 16229)
 
Thăm bạn già Trần Đình Liệu

Tam Giang Hoàng Đình Báu

Nhân dịp cuối năm,vợ chồng tôi theo con cháu đi Las Vegas chơi.Lợi dụng thời gian nầy, chúng tôi đã đến thăm gia đình bạn Trần Đình Liệu đến định cư tại Las Vegas  từ ba năm nay.

Trần Đình Liệu sinh ngày 2-5-1940 tại làng Di Luân, Tổng Thuận Hóa, Phủ Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình. Di cư vào Nam năm 1954. Học Quốc Học Huế-Tú Tài II B. Nhập học khóa 11 trường Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang năm 1961.Khóa 11 mang danh hiệu Bảo Bình vì Bảo Bình là chòm sao thứ 11 trên hoàng đạo tính từ điểm xuân phân.Tôi và Liệu được sắp xếp nằm gần nhau trong khu vực mà bạn bè cùng khóa gọi là  “Xóm Nhà Lá” vì phần đông sinh viên trong khu vực nầy ham chơi hơn ham học.Thời đó Trần Đình Liệu đen như tây đen nên anh em tặng cho ‘nick- name’ là Lumumba.

.blankblank


So với 10 khóa đàn anh, khóa 11 đông nhất, 81 người gồm 65 dân chính, 8 cựu Không Quân, 5 cựu Hải Quân và 3 cựu Lục Quân. Sinh viên trẻ nhất vừa 18 tuổi(sinh năm 1943) và già nhất 35 tuổi( sinh năm 1926).

Năm 1972, Hạm Đội của Hải Quân/VNCH có nhiều Hạm Trưởng xuất thân từ Khóa 11. Đăc biệt khóa 11 có 2  Hạm Trưởng tham dự Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974. Khóa Bảo Bình11 lại có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo nhất Hải Quân/VNCH. Cũng có nhiều bạn sau khi ra trường đã học thêm và tốt nghiệp các bằng cấp dân sự ở Việt Nam và Hoa Kỳ.Từ ngày nhập khóa Đệ Nhất Bảo Bình năm 1961 cho đến nay năm 2016 tính ra đã 55 năm. Người nào cũng có một tiểu sử dài hoặc ngắn, còn sống hay đã qua đời, hy sinh cho tổ quốc hay mất tích trên đường vượt biển tìm tự do.Người trẻ nhất là Trần Quang Thiệu cũng là thủ khoa của khóa và người lớn tuổi nhất của khóa là Nguyễn Văn Tánh nay cũng đã tròn 90, cả hai đều còn sống.  Nguyễn Văn Tánh là Hạm Trưởng cuối cùng của HQ 502 hiện đang ở tiểu bang Utah.Tổng kết sau 55 năm khóa Đệ Nhất Bảo Bình đã có 25 người chết, hiện tại còn 56 người.
.

Bảo Bình Trần Đình Liệu, sau khi ra trường được làm tùy viên cho Tư Lệnh Hải Quân HQ Đại Tá Hồ Tấn Quyền.Tư Lệnh Hồ Tấn Quyền bị giết vào ngày 1-11-1963 do một nhóm sĩ quan phản chủ vì ông Hồ Tấn Quyền là người trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong thời gian làm tùy viên cho ông Quyền, Trần Đình Liệu nhận thấy ông Quyền người có tài và là con người liêm khiết.

Sau đó Trần đình Liệu tình nguyện đi Lực Lượng Hải Tuần, đây là lực lượng  gồm thủy thủ đoàn và 12 khinh tốc đỉnh cùng những toán Biệt Hải, người nhái Hải Quân phối hợp thành một lực lượng Đặc Nhiệm để thi hành những công tác khác nhau phía bắc vĩ tuyến 17. Tiếp đến Liệu phục vụ trên các Giang Đoàn, Duyên Đoàn, Phân Đoàn Trục Lôi, Hạm Phó HQ 11, LLTU 214, cuối cùng HQ 1( sĩ quan đệ tam).Cấp bậc sau cùng của Trần Đình Liệu là HQ Thiếu Tá.

Chán hải hồ, Trần Đình Liệu được bổ nhiệm làm đại diện HQ tại BTL/QĐ II/Pleiku.Trong Hải Quân có Tư Lệnh Hành Quân Sông, Tư Lệnh Hành Quân Biển nên anh em cùng khóa đặt cho Liệu tên mới là “Tư Lệnh Hành Quân Suối ?”.

Khi Cộng Sản chiếm Miền Nam năm 1975. Liệu đi tù cải tạo rồi trốn trại, sau đó bị bắt và bị nhốt biệt giam cả năm ở Vũng Tàu. Ra trại năm 1984, sau 9 năm ở tù Việt Cộng, Liệu sang Hoa Kỳ theo diện HO 8, tháng 9-1991. Qua Mỹ, Liệu lang thang làm nhiều nghề như lao công, làm vườn, đi tàu đánh cá cuối cùng làm thợ móng tay với vợ và con.

Trần Đình Liệu, trong quân đội là con ngựa chứng. Qua Mỹ như cá gặp nước. Với chiếc xe hơi cũ, Liệu đã lái đi khắp nước Mỹ, qua dủ mọi địa hình, từ sa mạc lên đồi núi, rồi từ các thành phố đến các vùng quê hẻo lánh để tìm nơi làm việc. Nước Mỹ quá rộng lớn mà một mình một chợ đưa vợ con trên chiếc xe băng qua các xa lộ chằng chịt quả thật không thú vị chút nào mà còn nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sau nầy do thời tiết khác biệt nhất là vào mùa đông.Nhưng Liệu đã vượt qua và đã mở nhiều tiệm Nail cho gia đình ở NewYork, Florida. Texas cuối cùng về Nevada.Tóm lại Liệu đã đi xuyên bang từ miền Đông qua miền Tây, từ miền Trung xuống miền Trung Nam Hoa Kỳ.Các xa lộ I-66, 81,75,59, 12, 10… Liệu đều  quen biết.Cho nên các bạn dặt cho Liệu một tên khác nữa là “Liệu Xuyên Bang”.

Ngựa già thấm mệt.Liệu bán nhà ở Nevada và đưa cả đại gia đình về Nam California chung sống trong một  căn Mobile- home ở khu Little Saigon vì sức khỏe có vấn đề. Năm 2003 Liệu vào bệnh viên để mổ tim và làm “by pass”.Năm 2009,bị bể ruột già phải vào bệnh viện cắt bỏ và nối lại.Vài năm sau lại nhập viện để gắn máy trợ tim. Nhiều lần ra vào bệnh viên, sức khỏe của Trân Đình Liệu ngày một sa sút tưởng chừng không  qua nổi nhưng ý chí của bạn Liệu vẫn còn minh mẫn .Nhưng rồi Trần Đình Liệu lại dọn lên Las Vegas làm mọi người ngạc nhiên. Bạn bè trong khóa nói chắc tử vi của Trần Đình Liệu thuộc cung Thiên Di nên cuộc đời Liệu luôn thăng trầm và thường xuyên di chuyển nay đây mai đó. blankblank


Buổi chiều ngày cuối năm 28-12-2015, xe chúng tôi đến gần khách sạn South Point thì anh chị Liệu đến đón chúng tôi về nhà.Anh chị ở trong một khu chung cư nhiều căn Apartment khang trang với hai phòng ngủ . Gia đình con trai, con gái  của anh chị cũng ở gần bên cạnh và đều làm nghề Nail.

Chúng tôi gặp nhau xem như bất chợt nên rất vui mừng, còn các bà thì lâu ngày mới gặp nhau nên ai cũng nghẹn ngào muốn khóc. Liệu lúc ở Nam Cali thường gặp bạn bè cùng khóa vào đầu tháng  hoặc những lúc có bạn bè từ xa đến thăm khu Little SaiGon.Nay cu ki một mình bên chiếc computer,may nhờ con cháu ở gần nên vợ chồng Liệu bớt cô đơn.

Hôm nay tiết trời bên ngoài Las Vegas lạnh giá. Bên ly cà phê và bên tách trà nóng,chúng tôi sống lại cái không gian ngày xưa tung hoành ngang dọc khắp mọi miền đất nước.Nay ở cái tuổi gần 80,ngồi nhớ lại cái thời thanh xuân vào quân trường nằm bên nhau.Bao nhiêu mộng đẹp thời ấy vẫn còn dù đôi chân nay đã mõi. Chúng tôi nhớ quảng thời gian ấy, mỗi đứa đều có một cái tên mà không biết ai đặt. Cái tên toàn là thú vật như Vịt, Heo Nọc, Chó, Chó Bông, Mèo, Trâu, Bò, Ngựa,Sơn Dương, Dê, Voi, Cóc, Cọp… Lại có những cái tên như Nam Đ. Thộn,Lumumba, Tào Tháo, Michelin, Grand Monde, Thợ Mộc,Xe Ngựa, Fakir, Thầy Cúng, Cá Heo, Mr Cu, Tổng Thống, Nham Nhở, Duyên Dáng, De Gaule, KK, Vịt Xiêm, Cò Ma, Cá Trê, Mệ, Gà Mái, Xì Dầu, Kanguroo, Ngố, Nông Dân, Chị Tư, Cá Sơn, Ông Địa, Saxophone, Lý Bá Sơ, Già Tánh, Sứt, Nai Vàng, Fernandel, Tiếu Lâm, Mobutu, Đồng Quê, Mực, Gần Đất Xa Trời, Ba Cụt, Chuối, Hai J, Péni…

Hơn một giờ trà đạo, Trần Đình Liệu đưa vợ chồng tôi ra về.Tôi không cho Liệu lái xe vì thấy sức khỏe Liệu không được tốt, nhưng Liệu không chịu. Cuối cùng hai ông bà trong chiếc áo màu đỏ lái xe đưa chúng tôi thăm thành phố vui nhất, rực rỡ nhất và nhiều ánh đèn nhất thế giới.Liệu vẫn lạc quan yêu đời đưa chúng tôi từ Casino South Point đến Casino MGM. Hai đứa tôi vừa đi vừa nói chuyện văn thơ, chuyện lẩm cẩm hằng ngày và nhìn đời bằng màu hồng hợp với màu của những người yêu Casino.

Nhìn  lại, sau những năm tháng của cuộc đời, chúng ta tưởng chúng ta đạt được rất nhiều trong cuộc hành trình nầy nhưng thật sự chẳng có gì, như những vỏ ốc chơ vơ trên bãi cát. Dù vậy, chúng ta  vẫn tự hào Bảo Bình là những người lính biển trọn tình bạn và trọn nghĩa với non sông.

Khi tôi về lại Nam Cali thì nhận được email Liệu cám ơn vợ chồng tôi đã đến thăm trong đó có bài thơ mà Liệu ưa thích vì hợp với nhân sinh quan của Liệu, bài thơ có tên “Bải Lầy”.Bài thơ mà Liệu không còn nhớ tên tác giả và thiếu những 6 câu sau.

Bãi Lầy

Nơi sú buồn, lạnh lẽo một vầng trăng

Nơi nhòe nhoẹt mặt trời tan bọt mặn

Mặt trời chết trên vỏ tàu chết lặng

Ta trở về lay dậy một vầng dương

Hải âu ơi, người mở cánh tâm hồn

Cho tuổi trẻ ta đi vào biển biếc

Làm sống lại cả một vùng đất chết

Cùng mặt trời ta hát khúc bình minh

.

Chân cắn sâu vào bãi sú sình lầy

Ngực áp tới trấn những triền sóng cả

Tay xé toạt sương mù, nắng bừng chóa lóa

Hiện mặt người từng chấm đỏ lung linh

Đất ngàn đời trong sóng bể lanh tanh

Ta kéo đất xô lên thành bờ bãi

Ta tạo lập một bình nguyên rộng rãi

Có ấm chăng trời đất buổi mai nầy

.

Đất vun lên vạm vỡ ngút đường cày

Ta gieo hạt tình yêu nơi ngọn sóng


Bài thơ thật hay nhờ cốt cách và lời thơ đầy khí khái của một đấng nam nhi tuổi mới vào đời, muốn xé tan cả bầu trời, muốn tác cạn Biển Đông nhưng lại chỉ có hai bàn tay không. Vậy mà bài thơ lại được nuôi dưỡng trong con người của Trần Đình Liệu từ ngày mới tuổi 20 ở  quân trường đến hôm nay. Trần Đình Liệu ví mình như con sếu buồn muốn tạo lập một bình nguyên bát ngát có mặt trời mang nắng ấm để gieo hạt tình yêu nơi ngọn sóng. Đúng là một nhân vật trong nhiều nhân vật của “Bảo Bình Dị Sử”mà tôi đang viết nhưng  khó mà xuất bản. Họ là những người bạn dù chưa thành công nhưng cũng đã thành nhân.

Năm mới chúc bạn Liệu cũng như bạn bè xa gần một năm mới  2016 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Chúc sức khỏe  của những bạn già  dù đau yếu, dù hết khát vọng cho tương lai, nhưng vẫn trẻ trong tâm hồn, trẻ trong tư tưởng để còn gặp lại nhau.


California ngày 1-1-2016

Tam Giang Hoàng Đình Báu






.
.

Ý kiến bạn đọc
02/01/201601:23:13
Khách
Một thời ngang dọc, một đời trôi nổi với mệnh nước !
01/01/201600:23:19
Khách
Xin vui lòng cho hỏi có phải anh Liệu đã từng ở trại tù Z30A và B Xuân Lộc.
Nếu đúng thì làm sao để liên lạc.
Chân thành đa tạ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.