Hôm nay,  

Tìm Ra Long Nữ Việt Nam

11/06/201500:00:00(Xem: 11912)

Năm ngoái, con trai thứ của bà Ngô Đình Nhu, anh Ngô Đình Quỳnh, cho xuất bản ở Pháp hồi-ký của mẹ anh mang tên Le Caillou Blanc (“Hòn cuội trắng”) dưới tên La République du Việt-Nam et les Ngô-Đình (“Việt-nam Cộng-hòa và nhà Ngô-đình”). Tôi may mắn được Ca Dao mua được cho một cuốn ở hôm ra mắt cuốn sách. Nhưng đọc, ta thấy khá ngỡ ngàng vì cuốn hồi-ký do chính bà Nhu viết bằng tiếng Pháp đã bị cắt xén, sắp xếp lại khá nhiều bởi chính anh Quỳnh và em gái, Ngô Đình Lệ Quyên, cùng với một người bạn của gia-đình, bà Jacqueline Willemetz.

Sở dĩ ta biết có chuyện này là vì theo Monique Brinson Demery, tác-giả cuốn Finding the Dragon Lady (mà tôi xin tạm dịch ra thành “Tìm ra Long Nữ” Việt-nam”), hồi-ký Le Caillou Blanc của bà Nhu Trần Lệ Xuân gồm hai tập dầy, viết một cách khá lộn xộn (như một tài-liệu “viết bằng mã-số,” trang 194). Nhưng dù như ta chỉ được đọc phần được trích dẫn trong sách của anh Quỳnh thì ta cũng sẽ thấy là bà Nhu tự coi mình như là một người được Chúa gọi để thực-hiện một sứ-mạng dưới trần-gian này, kể cả mang thánh-giá cho dân-tộc VN (như Chúa Giê-su vậy). Nói cách khác, bà là một người hoang-tưởng nhưng không phải vì thế mà bà sai trong một số những nhận-định hay tiên-đoán của bà.

Bà có cái nhìn rộng, một thứ nhìn chiến-lược vì trong một thế-giới trọng nam khinh nữ của thời Đệ nhất Cộng-hòa, bà đã dám tranh đấu cho phụ-nữ-quyền (qua luật Gia Đình của bà), dám nghĩ đến động-viên phụ nữ vào chuyện chống Cộng giữ nước (“giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”), đòi cho chính mình một tiếng nói vào chuyện quốc gia đại-sự. Như đã hơn một lần bà khuyên hai anh em ông Diệm (trong vụ chính-biến ngày 11/11/1960, chẳng hạn) mà rồi đã tỏ ra là bà đúng (lần đó bà khuyên hai ông Diệm-Nhu cứ nên cứng rắn với phe đảo chánh).

blank
Bìa sách “Finding the Dragon Lady.”

Nhưng có một điều là bà không giữ được cái miệng của bà. Sử-gia Demery không biết nhà Phật có câu “vạ miệng” rất chính-xác để mô-tả cái tật đó của bà Nhu. Khi gọi sự hy-sinh của Thượng-tọa Thích Quảng Đức là một vụ “nướng sư” (“monks barbecue”) và còn tuyên-bố là bà sẽ vỗ tay khi họ tiếp-tục thì đã tỏ ra cho cả thế-giới biết là bà không có một lòng nhân tối-thiểu, một sự thương xót rất con người mà thậm chí đẩy cả bố mẹ bà đi đến chỗ phải phủ-nhận bà.

Bà có một khả-năng chối bỏ sự thật rất kinh hoàng, như khi bà không tin là em bà, Trần Văn Khiêm, đã giết cả bố lẫn mẹ, ông bà cựu-đại-sứ Trần Văn Chương, trong một cơn điên ở Washington. Bà nhất-quyết cho đó là một sự “frame up” tức có người âm-mưu nhằm đưa ông Khiêm vào tù và làm nhơ nhớp tiếng tăm của gia-đình bà (trang 14). Bà còn hoang-tưởng trong nhiều chuyện khác nữa nhưng ai cũng phải công-nhận bà là một người đàn bà can đảm, dám nói, dám làm. Nhà báo Morley Safer của chương-trình 60 Minutes trên CBS đã viết về cuốn sách của bà Demery:


“Người ta nói về [nhà thơ] Lord Byron là ông ta điên, tệ hại, và nguy hiểm đối với ai biết ông ta. Đem áp-dụng nhận-định đó cho bà Trần Lệ Xuân… cũng không phải là dở. Monique Brinson Demery đã khéo léo bắt nắm được cả thời-đại của người phụ nữ đã dám thách thức cả chính-phủ của mình, các lực-lượng Cộng-sản Bắc-Việt, và cả người Mỹ nữa.”

Cuối cùng, với một cái nhìn lại sau 50 năm, với sự nguôi ngoai của giận hờn, yêu ghét thì có lẽ như một nhân-vật trong kịch của Shakespeare hay như một con người của bi-kịch Hy-lạp, bà Nhu đã hiện ra như một con người bị Định Mệnh đuổi theo ráo riết, không khoan nhượng. Bà đang ở Los Angeles mổ một khối u ở mắt thì được tin chồng bà và anh chồng đã bị bên quân-nhân đảo chánh giết chết một cách dã-man, bà nói liền với các nhà báo Mỹ: “Tôi có thể tiên-đoán với tất cả Quý Vị rằng câu chuyện Việt-nam đến đây mới chỉ là bắt đầu.”

Ba tuần sau, chính Tổng-thống Kennedy bị Lee Oswald bắn chết ở Dallas, Texas. Tổng-thống Johnson lên cầm quyền, đưa quân ồ ạt vào Việt-nam. Và câu chuyện Việt-nam kéo dài và kết thúc bi đát làm sao, chúng ta đều biết cả.

Và trong câu chuyện lớn giữa Việt-nam và Hoa-kỳ, có lẽ cũng ít có hai gia-đình nào bị tắm máu trong bi-kịch như hai gia-đình Kennedy và Ngô Đình, trong đó có bà Nhu, con bà và bố mẹ bà.

Điều đáng phục là tác-giả cuốn Finding the Dragon Lady, sử-gia Monique Brinson Demery, sinh năm 1976 sau chiến-tranh Việt-nam. Tuy không có một ký-ức nào từ cuộc chiến của Mỹ ở Việt-nam, bà đã tò mò muốn tìm hiểu, đi học về Á-đông-học để tìm hiểu, kể cả sang Hà-nội học hai năm tiếng Việt để có đủ vốn chữ nghĩa lần mò vào các văn-khố Pháp (mẹ bà là người Pháp), văn-khố Mỹ, sưu-tập về chiến-tranh của ông Douglas Pike, các thư-viện của các Tổng-thống Kennedy, Nixon và Johnson, để tìm ra không biết bao nhiêu chi-tiết về cuộc chiến, về gia-đình Ngô Đình và về bà Nhu. Nhờ vào sự kiên trì không bỏ cuộc, bà đã may mắn tìm được hồi-ký của bà Nhu viết vào các năm 1959-63 (do một quân-nhân Mỹ, ông James Van Thach giữ được) rồi lại được chính bà Nhu gởi cho hồi-ký viết vào cuối đời bằng tiếng Pháp, Le Caillou Blanc, để chiết lọc được ra những sự thật về một con người mà ít ai, kể cả người Việt, đã có thể nói được là hiểu nhiều trong lịch-sử nước ta. Dù như không bao giờ được gặp trực-diện bà Nhu, ta phải ngả mũ chào tác-giả Demery là đã viết nên được “one hell of a story” (“một câu chuyện thần sầu”) như một bài báo trên tờ Daily Beast viết.

Ý kiến bạn đọc
12/06/201516:55:50
Khách
Nếu đem so sánh về tầm nhìn sâu, rộng tương lai Việt nam và thế giới thì Bà Nhu, một phụ nữ Việt, vượt trội hơn nhiều so với Hillary Clinton, một phụ nữ Mỹ. Vubinh
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.