Hôm nay,  

Tìm Ra Long Nữ Việt Nam

11/06/201500:00:00(Xem: 11906)

Năm ngoái, con trai thứ của bà Ngô Đình Nhu, anh Ngô Đình Quỳnh, cho xuất bản ở Pháp hồi-ký của mẹ anh mang tên Le Caillou Blanc (“Hòn cuội trắng”) dưới tên La République du Việt-Nam et les Ngô-Đình (“Việt-nam Cộng-hòa và nhà Ngô-đình”). Tôi may mắn được Ca Dao mua được cho một cuốn ở hôm ra mắt cuốn sách. Nhưng đọc, ta thấy khá ngỡ ngàng vì cuốn hồi-ký do chính bà Nhu viết bằng tiếng Pháp đã bị cắt xén, sắp xếp lại khá nhiều bởi chính anh Quỳnh và em gái, Ngô Đình Lệ Quyên, cùng với một người bạn của gia-đình, bà Jacqueline Willemetz.

Sở dĩ ta biết có chuyện này là vì theo Monique Brinson Demery, tác-giả cuốn Finding the Dragon Lady (mà tôi xin tạm dịch ra thành “Tìm ra Long Nữ” Việt-nam”), hồi-ký Le Caillou Blanc của bà Nhu Trần Lệ Xuân gồm hai tập dầy, viết một cách khá lộn xộn (như một tài-liệu “viết bằng mã-số,” trang 194). Nhưng dù như ta chỉ được đọc phần được trích dẫn trong sách của anh Quỳnh thì ta cũng sẽ thấy là bà Nhu tự coi mình như là một người được Chúa gọi để thực-hiện một sứ-mạng dưới trần-gian này, kể cả mang thánh-giá cho dân-tộc VN (như Chúa Giê-su vậy). Nói cách khác, bà là một người hoang-tưởng nhưng không phải vì thế mà bà sai trong một số những nhận-định hay tiên-đoán của bà.

Bà có cái nhìn rộng, một thứ nhìn chiến-lược vì trong một thế-giới trọng nam khinh nữ của thời Đệ nhất Cộng-hòa, bà đã dám tranh đấu cho phụ-nữ-quyền (qua luật Gia Đình của bà), dám nghĩ đến động-viên phụ nữ vào chuyện chống Cộng giữ nước (“giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”), đòi cho chính mình một tiếng nói vào chuyện quốc gia đại-sự. Như đã hơn một lần bà khuyên hai anh em ông Diệm (trong vụ chính-biến ngày 11/11/1960, chẳng hạn) mà rồi đã tỏ ra là bà đúng (lần đó bà khuyên hai ông Diệm-Nhu cứ nên cứng rắn với phe đảo chánh).

blank
Bìa sách “Finding the Dragon Lady.”

Nhưng có một điều là bà không giữ được cái miệng của bà. Sử-gia Demery không biết nhà Phật có câu “vạ miệng” rất chính-xác để mô-tả cái tật đó của bà Nhu. Khi gọi sự hy-sinh của Thượng-tọa Thích Quảng Đức là một vụ “nướng sư” (“monks barbecue”) và còn tuyên-bố là bà sẽ vỗ tay khi họ tiếp-tục thì đã tỏ ra cho cả thế-giới biết là bà không có một lòng nhân tối-thiểu, một sự thương xót rất con người mà thậm chí đẩy cả bố mẹ bà đi đến chỗ phải phủ-nhận bà.

Bà có một khả-năng chối bỏ sự thật rất kinh hoàng, như khi bà không tin là em bà, Trần Văn Khiêm, đã giết cả bố lẫn mẹ, ông bà cựu-đại-sứ Trần Văn Chương, trong một cơn điên ở Washington. Bà nhất-quyết cho đó là một sự “frame up” tức có người âm-mưu nhằm đưa ông Khiêm vào tù và làm nhơ nhớp tiếng tăm của gia-đình bà (trang 14). Bà còn hoang-tưởng trong nhiều chuyện khác nữa nhưng ai cũng phải công-nhận bà là một người đàn bà can đảm, dám nói, dám làm. Nhà báo Morley Safer của chương-trình 60 Minutes trên CBS đã viết về cuốn sách của bà Demery:


“Người ta nói về [nhà thơ] Lord Byron là ông ta điên, tệ hại, và nguy hiểm đối với ai biết ông ta. Đem áp-dụng nhận-định đó cho bà Trần Lệ Xuân… cũng không phải là dở. Monique Brinson Demery đã khéo léo bắt nắm được cả thời-đại của người phụ nữ đã dám thách thức cả chính-phủ của mình, các lực-lượng Cộng-sản Bắc-Việt, và cả người Mỹ nữa.”

Cuối cùng, với một cái nhìn lại sau 50 năm, với sự nguôi ngoai của giận hờn, yêu ghét thì có lẽ như một nhân-vật trong kịch của Shakespeare hay như một con người của bi-kịch Hy-lạp, bà Nhu đã hiện ra như một con người bị Định Mệnh đuổi theo ráo riết, không khoan nhượng. Bà đang ở Los Angeles mổ một khối u ở mắt thì được tin chồng bà và anh chồng đã bị bên quân-nhân đảo chánh giết chết một cách dã-man, bà nói liền với các nhà báo Mỹ: “Tôi có thể tiên-đoán với tất cả Quý Vị rằng câu chuyện Việt-nam đến đây mới chỉ là bắt đầu.”

Ba tuần sau, chính Tổng-thống Kennedy bị Lee Oswald bắn chết ở Dallas, Texas. Tổng-thống Johnson lên cầm quyền, đưa quân ồ ạt vào Việt-nam. Và câu chuyện Việt-nam kéo dài và kết thúc bi đát làm sao, chúng ta đều biết cả.

Và trong câu chuyện lớn giữa Việt-nam và Hoa-kỳ, có lẽ cũng ít có hai gia-đình nào bị tắm máu trong bi-kịch như hai gia-đình Kennedy và Ngô Đình, trong đó có bà Nhu, con bà và bố mẹ bà.

Điều đáng phục là tác-giả cuốn Finding the Dragon Lady, sử-gia Monique Brinson Demery, sinh năm 1976 sau chiến-tranh Việt-nam. Tuy không có một ký-ức nào từ cuộc chiến của Mỹ ở Việt-nam, bà đã tò mò muốn tìm hiểu, đi học về Á-đông-học để tìm hiểu, kể cả sang Hà-nội học hai năm tiếng Việt để có đủ vốn chữ nghĩa lần mò vào các văn-khố Pháp (mẹ bà là người Pháp), văn-khố Mỹ, sưu-tập về chiến-tranh của ông Douglas Pike, các thư-viện của các Tổng-thống Kennedy, Nixon và Johnson, để tìm ra không biết bao nhiêu chi-tiết về cuộc chiến, về gia-đình Ngô Đình và về bà Nhu. Nhờ vào sự kiên trì không bỏ cuộc, bà đã may mắn tìm được hồi-ký của bà Nhu viết vào các năm 1959-63 (do một quân-nhân Mỹ, ông James Van Thach giữ được) rồi lại được chính bà Nhu gởi cho hồi-ký viết vào cuối đời bằng tiếng Pháp, Le Caillou Blanc, để chiết lọc được ra những sự thật về một con người mà ít ai, kể cả người Việt, đã có thể nói được là hiểu nhiều trong lịch-sử nước ta. Dù như không bao giờ được gặp trực-diện bà Nhu, ta phải ngả mũ chào tác-giả Demery là đã viết nên được “one hell of a story” (“một câu chuyện thần sầu”) như một bài báo trên tờ Daily Beast viết.

Ý kiến bạn đọc
12/06/201516:55:50
Khách
Nếu đem so sánh về tầm nhìn sâu, rộng tương lai Việt nam và thế giới thì Bà Nhu, một phụ nữ Việt, vượt trội hơn nhiều so với Hillary Clinton, một phụ nữ Mỹ. Vubinh
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.