Hôm nay,  

Ba Em Đi Tìm Tự Do - Cuộc Hành Trình của Ba

26/04/201500:01:00(Xem: 9882)
Ba Em Đi Tìm Tự Do
Adela Trần     


Ba em cũng như rất nhiều người Việt Nam vì không chấp nhận được cuộc sống không có tự do dưới chế độ cộng sản nên đã bỏ nước ra đi. Ba em đã phải trải qua một cuộc hành trình đầy khó khăn để đến xứ Mỹ này.

            Đầu tiên phải tìm đường móc nối với những người có ý định đi vượt biên. Rồi sau đó chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Phải mất năm lần với hai lần bị rượt đuổi và ba lần bị bắt nhốt nhưng ba em trốn thoát. Nghe ba em kể giống như trong phim đầy nguy hiểm và hồi hộp. Đến lần thứ sáu ba em mới đi được nhưng lại phải đối mặt với những nguy hiểm khác. Đầu tiên là không có nước uống. Với gần 60 người trên một con thuyền nhỏ tưởng chừng như nước biển có thể tràn vô bất cứ lúc nào. Đến lúc trời mưa ập xuống tưởng là có nước uống nhưng lại không được hứng nước uống vì nước mưa và sóng lớn sẽ làm lật thuyền bất cứ lúc nào. Ba em nói lúc đó ba em ăn được một tép chanh mà nó ngọt như đường. Cũng may là đến ngày thứ năm thì thuyền tới được một cái đảo nhỏ của người Inđo. Lúc đó khi ba em bơi vào bờ suýt chết đuối vì bị một người không biết bơi kéo theo.

            Ba em ở bên đảo 5 tháng thì được bảo lãnh qua Mỹ. Mặc dù những nguy hiểm đến tính mạng đã qua đi nhưng ba em còn phải đối mặt với nhiều khó khăn vất vả mới được như ngày nay.

            Từ những hy sinh của ba em cũng như hàng ngàn người Việt Nam để đi tìm tự do, em mới hiểu và trân quý khi được sống trên đất nước có tự do và nhiều cơ hội cho em nên em phải biết gìn giữ và sống xứng đáng với sự hy sinh đó.       

Adela Trần, 15 tuổi, là học sinh lớp 7 niên khóa 2014-2015 của trường Việt Ngữ Nguyễn Bá Tòng (giáo xứ St Barbara)

Chú thích: Tựa đề do thầy Trần Văn Minh đặt vì bài luận văn không có tựa đề.

.
.
Cuộc Hành Trình của Ba
Brian Phạm

Năm 1975, khi cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, từ đó đã xảy ra những cuộc di tản ra khỏi đất nước để trốn chạy chế độ cộng sản. Ba em cũng đã phải trải qua hành trình đầy khó khăn này.

            Trong năm 1982, ba em rời Việt Nam trên một chiếc thuyền nhỏ, tổng cộng có mười bảy người, trải qua hành trình ba ngày ba đêm trên biển cả. Ba em bị cướp hai lần bị mất hết tất cả. Sau đó đã vào một hòn đảo nhỏ ở Thái Lan. Lúc đến bờ, chủ tàu làm thuyền chìm để cảnh sát không đuổi ra nước được. Cảnh sát đến và cho chỗ ở cho hai tuần tới khi đi trại tị nạn với mấy ngàn người khác. Trại tị nạn của Thái Lan rất nghèo và những thân nhân của ba gửi ba tiền để sống. Cuối năm 1983, Mỹ phỏng vấn và nhận ba thì Mỹ gửi ba đi Ga Lăng II ở Indonesia để học Anh văn, văn hóa Mỹ và đời sống của người Mỹ. Ga Lăng II rất nghèo khổ và không bằng trại tị nạn ở Thái Lan. Trong tháng mười một năm 1984 có máy bay gửi ba đi Mỹ. Lúc ba đến Mỹ, ba chưa biết lái xe và chưa nói tiếng Anh giỏi thì ba phải học nghề, học Anh văn và học lái xe. Ba mua xe $500 để đi làm nhưng xe hay bị hư. Vì vậy ba phải nghỉ mỗi lần bị hư thì không được tiền ngày đó.

            Bây giờ em đang được sống ở một đất nước tự do, giàu có. Cuộc sống của em được đầy đủ về vật chất và tinh thần. Cái đó cũng nhờ ba em đã trải qua hành trình gian khổ để đi tìm tự do, hạnh phúc.

Brian Phạm, 15 tuổi, là học sinh lớp 7 niên khóa 2014-2015 của trường Việt Ngữ Nguyễn Bá Tòng (giáo xứ St Barbara)


.
,

Ý kiến bạn đọc
27/12/201923:22:29
Khách
Bai viet cua hai em rat de thuong. Tuy viet ngan, loi van mộc mạc, nhung đu noi len long biet on cha minh đa bat chap hiem nguy, gian kho trong cuoc hanh trinh tim tu do, de cac em co duoc ngay hom nay. Mong cac em tiep tuc viet.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
BBC ái ngại loan tin: “Hôm 8/6, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát một video (‘Thông tin xuyên tạc ẩn tu của ông Thích Minh Tuệ’) có độ dài 3 phút 40 giây … Sau khi phóng sự được đăng tải trên các trang báo, cũng như các trang mạng xã hội, có không ít người nghi ngờ về độ chân thực của video”.
Hội nghị thượng đỉnh về hoà bình cho Ukraine tại Bürgenstock, Thụy Sĩ vào ngày 15 và 16 tháng 6 năm 2024 được coi là một thành công khiêm nhường cho Ukraine. 80 nước đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho chính nghĩa đấu tranh của Ukraine, nhưng tiếp tục phát huy thành quả này sẽ là không chắc chắn.
Cảnh người Mỹ tranh cãi và dọa dẫm kiện tụng liên quan đến “Thập giới” lại làm tôi nghĩ đến “Thập cửu giới” – tức “Mười chín điều đảng viên không được làm” trên đất Việt. Trên phương diện sử học thì “Thập giới”, hay “Mười điều răn”, chính là bộ luật hình sự đầu tiên của nhân loại. Theo Cựu ước thì bộ luật này được Thượng Đế ban cho Nhà tiên tri Moses trên đỉnh núi Sinai để thiết lập trật tự cho cộng đồng Do Thái. Cũng trên phương diện sử học thì Cựu ước chính là một “đại tự sự” – một “câu chuyện lớn” tương tự câu chuyện về Bốn ngàn năm văn hiến hay con Rồng cháu Tiên của chúng ta v.v.. – với ý hướng tạo một bản sắc chung để kết hợp các bộ lạc Do Thái lại với nhau.
Tôi quen Đinh Quang Anh Thái đã lâu, lâu tới cỡ không còn biết là mình đã gặp gỡ y vào cái thuở xa xưa nào nữa. Dù không mấy khi có dịp “giao lưu” (hay “tương tác”) nhưng tôi vẫn nghe thằng chả ra rả hàng ngày, về đủ thứ chuyện trên trời/biển – ròng rã suốt từ thế kỷ này, qua đến thế kỷ kia – và hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu gì là gã sẽ (hay sắp) tắt đài trong tương lai gần cả. Nghề của chàng mà. Tắt tiếng là (dám) treo niêu luôn, chớ đâu phải chuyện chơi. Chỉ có điều hơi bất ngờ là đương sự không chỉ nói nhiều mà viết cũng nhiều không kém. Hết xuất bản Ký 1, Ký 2, rồi tới Ký 3. Nay mai (không chừng) sẽ có Ký 4 và Ký 5 luôn nữa.
Đảng CSVN tiếp tục cãi chầy cãi cối về các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình. Tất cả những quyền này đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nhưng khi thi hành thì lại nại cớ “theo pháp luật quy định” với những điều kiện khe khắt để can thiệp thô bạo...
Việc tòa án New York sẽ công bố mức án của Donald Trump vào ngày 11 tháng 7 năm 2024 và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11 năm 2024 là hai diễn biến nội chính trọng đại của nước Mỹ, nhưng cũng sẽ là thách thức mới dành cho các nước khắp thế giới. Nhiều nước đang quan tâm, theo dõi và chuẩn bị tìm cách đối phó, trong đó có cả châu Âu.
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có nhiều chứng bệnh nan y vì chúng là máu thịt của cán bộ, đảng viên. Chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở thường xuyên từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống. Đứng đầu trong số này là chứng “chủ nghĩa cá nhân” đã đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện (“Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”) của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh trong của lực lượng công an
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.