Hôm nay,  

Nhà Tù Phan Đăng Lưu

02/04/201500:00:00(Xem: 13220)

Nói đến ngày Quốc-Hận 30-4-1975 phải nói đến nhà tù Phan Đăng Lưu. Đây là nhà tù tuy không lớn nhưng nổi tiếng là khắt nghiệt nhất được Việt Cộng thành lập sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam. Nhà tù nầy nằm đối diện với chợ Bà Chiểu và sát với tòa tỉnh trưởng Gia Định, Sài Gòn xưa. Địa chỉ nhà tù nay là số 4 đường Phan Đăng Lưu, Sài Gòn.

Sau năm 1975, Việt Cộng dùng nhà tù nầy để nhốt các lãnh tụ tôn giáo miền Nam, các nhà tư bản, các chủ xí nghiệp, các phong trào phục quốc, cứu quốc, những văn nghệ sĩ miền Nam và kể cả các tổ chức vượt biên trốn ra nước ngoài. Tất cả những cá nhân, những tổ chức trên đều được chúng ghép vào tội phản động, tàn dư của Mỹ Ngụy và âm mưu lật đổ chính quyền cộng sản Việt Nam.

Trại có 2 khu là khu biệt giam và khu tập thể.Khu biệt giam với nhiều phòng nhỏ nằm sát nhau, mỗi phòng biệt giam rộng 1m và dài 2m.Mỗi phòng biệt giam có 2 sàn xi măng, sàn trên cao hơn sàn dưới độ 3 tấc. Sàn trên có một cái còng.Như vậy phòng biệt giam có thể nhốt 2 người tù mà bị còng thì chỉ có người nằm trên thôi. Trong phòng biệt giam có một cầu tiêu và một vòi nước khi mở khi không, trước phòng là một cửa sắt, trên cửa có một lỗ thông gió khoảng một tấc vuông dùng để đưa đồ ăn cho tù. Cải lỗ gió nầy được đóng hay mở cũng tùy thuộc cán bộ trực trại.

Lỗ gió nầy khi được mở và khi hành lang không có ai qua lại là niềm hạnh phúc của người tù. Nhờ lỗ gió mà người tù ở các phòng liền nhau có thể liên lạc với nhau dù không thấy mặt nhau. Họ có thể gọi nhau ra nói chuyện, cho nhau miếng bánh, cái kẹo, nhất là điếu thuốc rê đốt sẳn. Qua lỗ gió thấy an toàn, họ gọi nhau bằng cách gõ vào vách tường báo hiệu, xong thò tay qua lỗ gió, hai bàn tay sẽ gặp nhau…

Tôi bị bắt vào Phan Đăng Lưu năm 1983 về tội “ tổ chức vượt biên”.Tôi bị đưa vào phòng biệt giam. Tôi là tài công nhưng Việt Cộng tưởng tôi là tổ chức nên chúng đưa vào biệt giam và còng hai chân chân để tra khảo tôi phải khai tổ chức là ai và tiền, vàng, bạc để đâu. Lúc đầu ở biệt giam một mình, một tháng sau thì có thêm một người nữa. Người nầy là một cán bộ ngoài Bắc, không biết bị tội gì mà đưa vào ở chung với tôi.Một tháng sau, người cán bộ nầy ra thì một người tù khác vào, anh tên Cường có dính dáng đến “ Vụ Án Nhà Lam”. Cường người Huế, trước 1975 là một thợ chụp hình, khi T 54 của Việt Cộng tiến từ xa lộ Biên Hòa vào thành phố Sài Gòn, Cường đã ra đón và được cho lên xe tăng để chỉ đường cho đoàn xe vào Dinh Độc Lập. Chính anh đã chụp những bức ảnh T 54 ủi sập cổng chính của dinh và nhiều bức ảnh khác của những ngày Ba Mươi Tháng Tư. Cường không phải là ca sỉ nhưng có giọng hát hay mà lại bạo phổi, tối nào anh cũng đưa miệng qua lỗ gió hát lớn cho các tù biệt giam nghe. Cường cũng biết ngâm thơ nhất là bài “Hồ Trường”thì những ai ở biệt giam Phan Đăng Lưu vào những ngày ấy đều không quên giọng ngâm của anh vì tối nào nếu có dịp là anh ngâm, nhất là lúc trời mưa gió bên ngoài. Không may, một hôm anh đang ngâm “Hồ Trường” thì bị cán bộ trực trại phát hiện và anh bị kỷ luật và đưa đi nơi khác. Sau đó một người tù khác lại vào ở chung với tôi.Người thứ ba nầy là một cựu sĩ quan VNCH, ở chung với nhau một thời gian ngắn, chúng tôi hiểu nhau và chia sẽ mọi thứ cho nhau dù phòng kín chỉ vừa nửa chiếc chiếu, mồ hôi nhể nhải suốt ngày lại thêm muỗi mòng, gián chuột và mùi hôi thối từ lỗ cầu tiêu mục nát bốc lên.Có lúc đang ngủ giật mình thấy gián bò trên bụng hay chuột gậm gót chân.

Bảy tháng sau tôi được đưa qua phòng giam tập thể, phòng nầy dài khoảng 10 mét rộng 5 mét, chứa khoảng gần 80 người tù đủ mọi lứa tuổi và đủ mọi thành phần tù tội.Thấy tôi mới đến, tên trưởng phòng giam là một đại úy công an Việt Cộng bị bắt vì tội “Tổ chức vượt biên” chỉ định tôi nằm gần sát cầu tiêu bên cạnh là một người tù lớn tuổi. Tên nầy đúng là một cai tù. Nó cùng đám tay chân nằm gần cửa ra vào để dể dàng tiếp cận cán bộ trại và hít thở không khí bên ngoài, còn lại tất cả nằm sắp lớp như cá mòi trong hộp. Tất cả đều răm rắp theo lệnh cai tù, cai tù lại theo lệnh của cán bộ trại. Phần đông trước khi vào khu tập thể, người tù nào cũng phải trãi qua biệt giam nên ai cũng gầy yếu, xanh xao, và còn bị cai tù bắt nạt, dọa dẫm đủ điều. Nằm cạnh nhau cả ngày mà tôi chưa dám nói chuyện với bác bên cạnh vì sợ cai tù nghe vu cáo chuyện tù cũ tù mới nhỏ to nói xấu bác, đảng và cách mạng. Đợi lúc cai tù ra ngoài làm việc, bác nằm cạnh tôi nói nhỏ:

- Kệ nó.Tránh voi chẳng xấu mặt nào.

Tôi tự giới thiệu tên rồi hỏi bác:

- Bác tên gì?

- Tôi tên Nguyễn Hoạt

Tôi hỏi lại:

- Có phải Nguyễn Hoạt là Hiếu Chân tiên sinh ?

Bác gật đầu. Tôi hỏi tiếp:

- Bác bị bắt vì tội gì?

- Biệt kích văn hóa.

- Trước bác làm gi?

- Giám đốc Văn Bút Việt Nam

Tôi nói đã đọc nhiều bài viết của bác trên các báo và rất ngưỡng mộ bác.

Từ đó, chúng tôi quen thân nhau, nằm sát nhau rồi ăn chung với nhau. Cũng nhờ đó tôi đã học hỏi từ bác nhiều thứ và xem bác như người thầy. Bác lớn hơn tôi 10 tuổi, sáng nào bác cũng ngồi thiền, chiều lại bác tập “trồng chuối ngược”, tức tập chúc đầu xuống đất, hai chân đưa thẳng đứng lên trời. Bác nói đây là cách tập luyện“Tinh, Khí, Thần”, hằng ngày mình ngồi, đứng nhiều, làm đảo ngược lại sẽ giúp máu xuống tim và lên đầu mạnh hơn.

Tôi lại hỏi bác:

- Bác nghĩ thế nào về văn học miền Nam trước năm 1975.

Bác trả lời:

- Nhiều bước tiến rõ rệt. Bác dẫn chứng, miền Nam Việt Nam trước năm 1954 chưa có gì. Thế mà sau 20 năm, miền Nam có tất cả, dù chưa lớn lắm, nhưng đã hơn nhiều nước ở Đông Nam Á. Bác nói tiếp, bây giờ lại trở về con số không.

Tôi lại hỏi:

- Trong thời kỳ cầm bút, bác thích thú điều gì nhất?

- Tôi thích nhất là lúc gặp nhà văn Kim Dung khi ông trên đường bay từ Singapore về Hồng Kông, ông có ghé qua Tân Sơn Nhất vài tiếng.Vài tiếng nhưng tôi đã nói chuyện nhiều với ông ấy.

Kim Dung là nhà văn nổi tiếng của Hồng Kông, tác giả của những tập truyện kiếm hiệp làm say mê hằng triệu độc giã khắp thế giới. Bác thích nhất câu nói của Kim Dung: “ Chỉ có tự do mới sáng tác hay được”.

Cuối năm 1984 tôi được chuyển lên nhà tù Chí Hòa. Một năm sau tôi lại chuyển lên trại tù Tống Lê Chân thuộc tỉnh Bình Long để phá rừng trồng cây tiêu, cây điều, ba năm sau, cuối năm 1987 mới được thả về. Sau đó tôi được biết bác Nguyễn Hoạt cũng bị đưa lên Chí Hòa và chết tại trại tù nầy, không biết lý do gì.

Nghĩ đến trại tù Phan Đăng Lưu. Gần 40 năm, tôi vẫn còn nhớ đến những bạn tù trong biệt giam cũng như những bạn tù trong phòng giam tập thể.Trong đó có người bạn tù không tên ở bên cạnh phòng biệt giam thường cho tôi điếu thuốc rê đốt sẳn.Tuy nghe giọng nói hằng ngày của nhau nhưng chưa bao giờ thấy mặt nhau, đã làm tim tôi khắc sâu ân tình nầy, tiếp đến là anh Cường, trẻ tuổi, vui tính và nhiệt tình, sau cùng là bác Hoạt tức Hiếu Chân tiên sinh, người đã nằm cạnh và ăn chung suốt nhiều tháng, một nhà văn tha thiết tự do với nhiều mơ ước chưa thành sự thật đã phải từ giã người thân, bạn bè và cây bút của mình trong nhà tù Công sản.

Lúc qua Mỹ, tôi có xuất bản một tập thơ lấy tên “Mẹ và Quê Hương” trong đó có bài thơ ghi lại vài dấu tích với những bạn trong ngục tù Phan Dăng Lưu, một trại tù đã gây biết bao nỗi kinh hoàng cho mọi người vào thời đó. Sau đây là bài thơ “Ngục tù Phan Đăng Lưu”:

Đêm dài không ngủ được
Thời gian đếm bước chân
Nằm chờ nghe tiếng gõ
Đợi nhau qua lỗ gió
Trao nhau điếu thuốc rê
Cho nhau lời thăm hỏi
Những chẳng thấy mặt nhau
Bạn cho ta tiếng hát
Vang lên như tình gọi
Lời ca trong đêm vắng
Thắm tình tù thiết tha
Phòng rộng nửa chiếc chiếu
Thiếu không khí, thiếu mặt trời
Đôi lúc bạn bị còng
Điếu thuốc chẳng chuyền tay
Bài ca đành tắt lịm
Khi cả hai bị còng
Cuộc tình thêm thê thảm
Nằm đợi tiếng gõ vách
Vui quên đời ngục tù
Cám ơn bạn bên kia
Phòng biệt giam T-28
Ngày đêm ta có bạn
Bây giờ bạn ở đâu.

Cali 1-4-2015

Tam Giang Hoàng Đình Báu

Ý kiến bạn đọc
03/04/201502:16:20
Khách
Biét bao nhân tài như bác Hoạt này đã là nạn nhân của cọn cọn sản vô thần khát máu! Nhắc để đừng bao giờ quên!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.