Hôm nay,  

Quét Lá Mùa Xưa

03/01/201500:00:00(Xem: 5378)
blank
Như chẳng còn gì để nuối tiếc một mùa thu, những chiếc lá vàng cuối cùng cũng lìa cành, rụng tả tơi trước hiên nhà. Lòng thầm nhớ câu hát của Đức Huy:

Mùa đông sắp đến trong thành phố

Buổi chiều trời lạnh.
Heo may từng cơn gió
bước chân về căn gác nhỏ…
Nhìn xuống công viên...
Ngồi xem lá úa trên đường vắng
Buổi chiều ngủ vùi…

Chiều hôm nay nghỉ làm và được ngủ vùi. Chẳng cần nhìn xuống công viên, từ cửa sổ phòng tôi nhìn ra hiên đã thấy lá úa ngập lối đi.

Lá vàng, đỏ ở đâu nhiều thế! Từ hai cây sồi và cây tro trước sân, từ hàng cây tử vi và cây phong nhà hàng xóm, lá bay sang rồi phủ thảm lên bải cỏ hiên nhà. Ngày hôm qua lưa thưa, sau một cơn gió, hàng cây như rùng mình se lạnh mà trút bỏ áo vàng để gầy hao cành mộc chào đón mùa đông. Phải quét lá thôi!

Kinh nghiệm những mùa thu trước khi không quét lá, những ngọn cỏ xanh không vươn lên nổi trên tầng lá khô dày, dấu tích của những khoảng đất nâu cỏ chết trên thảm xanh không đều. Năm nay cứ thấy lá vàng rơi là phải cào, phải quét. Càng quét lá càng rơi. Buổi chiều tỉnh lặng như chỉ có lá và tôi.

Quét lá vàng hốt nhiên bổng trở thành những phút giây suy niệm lan man. Nhớ những ngày thu còn nhỏ đi cào lá thông ở đồi Thiên An. Những tháng năm ấy “gạo châu củi quế”, cơm độn khoái sắn là thường. Và củi thì phải mua người ta đẩy xe đem về bán từ núi Bình Điền, Kim Phụng. Những bó củi nhỏ còn ẩm tươi, phải chẻ nhỏ đem phơi lề đường. Bếp lò là kiềng ba chân, có khi kê bằng ba cục gạch. Mồi lửa bằng miếng gỗ thông còn tươm nhựa cây. Và tất nhiên là khói, khói đến cay mắt, khói đến mờ mịt căn bếp nhỏ…Phụ mẹ chút tiền mua củi, tôi cùng bạn hàng xóm mướn xe bò, bới cơm trưa trong lon Guigoz. Hai đứa thay nhau làm bò, kéo lên đồi thông Thiên An cào lá thông đem về chụm. Đi từ mờ sớm, chừng hửng nắng thì đến đàn Nam Giao. Ngắm những hàng thông già, thông non dọc con đường dốc thoải thoải. Những nhánh thông non nhú lên xanh nỏn như ngọn bút lông, như ngọn nến chưa thắp, mà nhủ thầm “hàng cây thắp nến hai hàng” là đây! Tới đỉnh đồi Thiên An, thì nắng đã lên cao. Nắng làm bốc lên ngai ngái mùi hương tràm, nhựa thông. Nằm nghỉ ngửa mặt lên trời nhìn hàng thông lá nhỏ như chùm kim dài, đan vòm trên cao, gió thoảng vi vu, cả vùng đồi yên ắng. yên ắng đến nổi nghe được tiếng gió đi qua những hàng cây thông dáng đẹp trầm hùng. Và tiếng lá thông rơi khe khẻ. Lá rơi nhẹ lắm như không muốn cho cây biết, như không muốn làm động giấc ngủ miên man của sỏi đá. Lá thông rơi nhẹ như tóc bạc của mẹ (chẳng biết mẹ có hay!) Vậy mà ngày tháng trôi, lá khô đầy trên đồi vắng. Mùa sau lá xuân non sẽ mọc. (Tóc mẹ xanh có mọc lại chăng?)

Rẽ trái bên đồi có một con đường nhỏ dẫn vào một đan viện còn xây lỡ dở. Nơi góc đồi có góc nhà nguyện nhỏ. Từ băng ghế đá nhìn xuống một hành lang kín ngầm dưới đất sau bức tường bê tông. Thi thoảng có vài tiếng động nhỏ nghe như tiếng nguyện cầu. Đan viện! Cái tên gọi nghe thật buồn mà đẹp. Đan là cô đơn, lẻ loi. Cũng như từ monastery có nguồn gốc từ chữ mono. Đan viện là nơi chiêm nghiệm tự thân đầy khắc kỷ. Bên ngoài này tôi ngồi đó với chiếc cào lá thông cùng những ham muốn áo cơm, bên trong bức tường kín sâu trong lòng đồi là những đức tin đầy hiến dâng cho sự cứu rỗi. “Vì em đã mang lời khấn nhỏ. Bỏ tôi đứng bên đời kia (TCS)”…

Tôi có thằng bạn, thất tình chán đời đi tu. Chùa đẹp lắm, cảnh như vườn Nhật, phong lan và thư họa treo ngút ngàn, tiếng lành vang danh thiên hạ. Chùa càng đẹp khách vãn cảnh chùa càng đông, toàn nam thanh nữ tú, thi văn tài nhân dập dìu. Hắn chợt thấy lòng càng vọng động, mê cái đẹp đến ngất ngây, nên lại yêu đời mà hoàn tục. Có lẽ thay vì quét lá, ngày ngày hắn đi tưới nước hòn đá non bộ, mong cho đá mọc rêu. Nơi đó soi bóng dáng người con gái đi viếng chùa những chiều nhạt nắng. Đá chưa rong rêu mà lòng hắn đã mốc meo…

Những đống lá thông vun cao, chúng tôi bỏ vào bao bố và chất lên xe bò mang về thành phố. Đường về thả dốc, hai đứa phải ngả người ra sau để xe lăn chậm xuống đồi. Bàn chân bám lấy mặt đường đầy sỏi mà lòng ấm áp khi nghỉ về bếp lửa nồng thơm mùi thông của mẹ chiều nay.

“Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giửa trời mà reo.” (Nguyễn Công Trứ))

Làm sao tôi qua được kiếp này với tâm hồn nặng đầy hoài niệm? Vẫn còn trong kiếp này với nhiều năm về sau nơi tha phương, khi quét lá vàng cuối thu mênh mang. Tay vẫn quét, mắt vẫn dõi trông từng xác lá úa màu thời gian, và tâm trí cứ lan man. Trong khi lá vẫn không ngừng rơi, chừng như gió không muốn nghỉ ngơi và cây khô chưa thôi hờn dỗi cho mùa sang…Chổ vừa quét xong thì ngoảnh lại đã thấy có vài xác lá êm ả đậu xuống. Chợt nghỉ đến những chú tiểu quét lá sân chùa. Việc quét lá, gánh nước, bửa củi…như là hành thiền. Quét lá vàng cũng là một công án thiền. Thật vậy! Bởi công việc thật đơn sơ mà đòi hỏi tấm lòng thanh thản. Quét lá không phải một chiều mà xong. Quét lá là không màng luận lý viễn mơ. Quét lá là không mong sự hoàn tất bởi khi đang quét lá để gom sạnh “quả” thì “nhân” của duyên đã khởi sinh cho những lá khác tiếp tục lìa cành. Như khi đặt nhát chổi đầu tiên đã mong sự hoàn tất cho thảm cỏ đẹp, thì ắt lòng đã dấy lên sự hối hả bất an. Như khi đặt nét cọ đầu tiên lên khung vải đã thấy tiếng trầm trồ, như khi chớm vài câu thơ đầu dòng đã nghe danh vọng ngút ngàn…Hình như chữ khổ và nghiệp dĩ buồn đã thấp thoáng ở đâu đó.

Nghe đâu ngài Châu-lợi-bàn-đà-già ở Ấn Độ ngày xưa ngu đần lắm, vào cửa chùa không học nỗi một câu kinh, không nhớ nỗi một lời tụng. Phật hỏi biết làm gì, Châu-Lợi-bàn-Đà-Già nói biết quét sân. Phật cho làm việc quét lá để tu tập, trong khi quét thì quán niệm câu “quét bụi, quét bặm”. Quét lá ngày sang ngày, mùa sang mùa, rồi ngài quét đi cả tham ái trần tục trong tâm và đắc quả A-La-Hán.

Có một chu kỳ của bốn mùa mà sự khát khao vội vàng “hoài thu, chán đông” chỉ là ước mơ rất đời thường. Vừa quét lá vừa lắng nghe lòng mình không vội vã. Nghe tiếng chổi, tiếng cào rê lên mặt cỏ, nghe chút sỏi đá lao xao trở mình, nghe tiếng lá rụng nhè nhẹ và tiếng gió đi qua hàng cây giơ xương để sẳn sàng chờ đón một mùa đông lạnh căm rét mướt. Vừa quét lá vừa thấy. Thấy những sắc màu xanh đỏ vàng nâu, những lá đủ hình dạng nhỏ to, cạnh tròn hay có răng cưa, trơn láng hay sần sùi gân lá…Đời của lá có khác gì đời mình? Có thấy màu “sắc – không” vô thường trong màu vàng úa của lá một thời xanh nỏn trong nắng thủy tinh? Có thấy ngọn gió kia có là duyên đưa đẩy cho cho lá lìa cành. Hay lá ham đùa, muốn rong ruổi cùng gió một trận mê cuồng trước khi về cùng đất ấm mục rã càn khôn…

“Con vua thì lại làm vua
Con của nhà chùa thì quét lá đa.”

Có đúng vậy không? Đất nước mình có cậu bé mồ côi Lý Công Uẩn, vào chùa nuôi khi còn nhỏ, sau này giỏi giang xuất chúng được Thầy Vạn Hạnh dạy dỗ chăm lo. Lý Công Uẩn làm quan và sau cùng lên làm vua đầu tiên nhà Lý. Và vì vua Trần Nhân Tông sau khi xuất gia nương cửa Phật, khoát chiếc áo nâu sòng như màu đất, cầm chổi quét lá sân chùa trên đỉnh núi Yên Tử. Lòng nhẹ nhàng như nắng sớm mây chiều. Quyền lực - Vinh Quang – Danh vọng, có phù hư như chiếc lá khi mùa sang, kết thúc những tháng ngày vàng son huyên náo.

Lại yêu mến câu hát “Người phu quét lá bên đường. Quét cả nắng vàng, quét cả mùa thu.” (TCS). Vợ của bạn tôi có thời làm người phu quét lá. Trong đêm thu vắng, tiếng chổi tre của chị cứ xạc xào vang dội trên đường vắng. Vang vọng cùng những tiếng rao đêm lạc lỏng trong cô tịch, khi mọi người đang say giấc nồng trong chăn ấm. Tiếng chổi tre như cào lên mặt đường những vết xước trên thịt da của phận người nghèo khó. Chị ấy đã quét đi cả nắng khuya trên con đường phượng bay, quét luôn cả mùa thu, những mùa thu không đẹp như thi ca và tranh ảnh.

Thấm thoát mà đã gần cuối năm. Lập đông nơi này vẫn còn những chiếc lá vàng làm duyên trên những cành khô, như người con gái lỡ thì làm dáng với đời. Nhớ cuối năm của mùa xưa tôi từng hát cho em khi tàn năm cũ: “Anh đến thăm em đêm ba mươi. Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi. Anh nói với người phu quét đường, xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em. (Nguyễn Đình Toàn - Vũ Thành An).” Trong chiếc lá vàng nọ phải có lời chung thủy và chứng nhân cho những gót chân hò hẹn, dẩm lên đời nhau nhàu nát ngày nào. Ai bảo mùa thu chết khi lá vàng bay, khi lời hẹn thề vẫn hằn lên gân lá những kỷ niệm long lanh nắng chiều…Tôi vẫn miên man quét lá nơi này. Mùa thu trong tim vẫn vàng như áo em ngày nọ. Mỗi chiếc lá đều mang một dáng dấp của kỷ niệm. Trong tim hình như chỉ có một mùa tình.

Ước chi tôi có thể đốt đống lá này để sưởi ấm mùa đông. Một mùa đông trong tim chưa bao giờ thanh thản. Bởi hồn đầy lá úa của mùa vàng năm xưa. Làm sao quét hết…

SB, Dec 31, 2014

Sean Bảo

www.baosinh.com | Tùy Bút site

www.sean-bao.com | SB Graphic Design

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.