Hôm nay,  

Bà Hillary Xuất Quân

15/07/201400:00:00(Xem: 8414)

...số tiền lớn để đọc diễn văn của cả hai ông bà Clinton, chẳng qua chỉ là tiền hối lộ...

Chính thức thì bà cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton đang nghỉ ngơi, chuẩn bị đón cháu ngoại. Đối với những câu hỏi về việc ra tranh cử tổng thống năm 2016 thì bà chỉ cười trừ, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Nhưng bí mật này giống như bí mật không biết ngày mai mặt trời có mọc hay không. Ngoại trừ chuyện vạn bất đắc dĩ nào đó thì bà sẽ không thể không ra tranh cử. Trên lý luận thì bà Hillary coi như sẽ là tổng thống thứ 45 của Mỹ rồi. Nhiều người vui, không ít người buồn. Nhưng có chắc không?

Bà đang chuẩn bị rất chu đáo. Viết sách và ra mắt sách đã là hiệp một của cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2016.

Vừa từ nhiệm Ngoại Trưởng buổi sáng thì buổi trưa bà đã lo ngồi viết hồi ký khoe thành tích rồi. Cuốn sách phát hành đầu tháng Sáu vừa qua đúng là một trường thiên bút ký viết cho ngang với số dặm bà đã bay khắp thế giới trong hơn 4 năm làm Ngoại trưởng. Nhà xuất bản cuốn Hard Choices (Những Lựa Chọn Khó Khăn) đã trả trước cho bà 14 triệu đô. Nhận 14 triệu để viết một cuốn sách chắc không thể là một lựa chọn khó lắm.

Nếu bà Hillary bay tới một triệu dặm mà chẳng có thành tích gì ghê gớm để lại, thì cuốn sách dài hơn 600 trang này cũng chẳng để lại một ấn tượng ghê gớm nào. Chỉ một tuần sau khi được rầm rộ phát hành, cuốn sách đã lọt ra ngoài danh sách bán chạy hàng đầu của New York Times. Chẳng những vậy, báo Washington Post cho biết theo nghiên cứu của Amazon, nhà xuất bản sách điện tử E-Book, chỉ có chừng 2% người mua sách đã đọc hết cuốn sách, hầu hết chỉ đọc trung bình có hơn 30 trang đầu thôi.

Hầu hết các bình luận gia, kể cả các anh cấp tiến phe ta nhất, cũng thất vọng. Cuốn sách bị chê là nhàm chán, quá dài một cách vô ích vì chẳng nói lên điểm gì. Rào đón theo kiểu vấn đề gì cũng được kể lại theo hai chiều, có cái hay nhưng cũng có cái dở. Các nhân vật bà nêu ra, ai cũng có cái được, cái không được. Một cuốn sách không thể nào ba phải hơn, có lẽ vì bà phải trực diện những lựa chọn quá khó khăn nên ba phải cho chắc ăn? Được coi như là tài liệu vận động tranh cử đầu tiên, khoe bà liên hệ đến đủ mọi chuyện lớn nhỏ trên thế giới, gặp cả ngàn nguyên thủ và lãnh đạo chính trị, văn hóa, xã hội thế giới, nhưng không thể làm mất lòng ai hết. Đưa đến câu hỏi thế thì bà Hillary là ai? Quan điểm như thế nào?

Các sử gia thất vọng. Họ đã mong đợi một hồi ký kiểu Henry Kissinger, hay của cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates, vén lên được vài bí mật lịch sử, hay ít ra cũng thẳng thừng chỉ trích hay hoan hô chuyện gì. Nhưng hồi ký của bà Hillary tuyệt đối chẳng có gì mới lạ, ngoại trừ một vài chuyện chi tiết có tính tự bào chữa, như vai trò của bà trong vụ khủng bố tấn công Benghazi. Không phải là một tài liệu lịch sử mà chỉ là một tài liệu khoe công để vận động tranh cử, vừa viết vừa cân nhắc chuyện vận động tranh cử, viết thế nào thì được nhiều phiều?

Nếu quả thực bà Hillary tính ra tranh cử với cuốn sách này thì có lẽ hy vọng đắc cử hơi mong manh. Tốt nhất là bà nên ra tranh cử với lý do bà là phụ nữ và bây giờ là lúc tới phiên phụ nữ lên làm tổng thống, không cần nhìn vào sự nghiệp và thành qủa. Lý do đó sẽ giúp bà đắc cử dễ dàng. Cũng như TT Obama đã đắc cử với lý do là tổng thống da đen đầu tiên, bất chấp quá trình mỏng tanh.

Việc cuốn sách chẳng nói lên chuyện gì không phải là một ngạc nhiên khi ta nhìn lại quá trình 4 năm làm Ngoại Trưởng của bà Hillary, chính sách đối ngoại của Mỹ chẳng có gì đáng nói, chẳng có thành tích nào để đời, ngoại trừ luộm thuộm và thất bại.

Một điều lý thú là sau khi bà Ngoại Trưởng đã từ chức gần hai năm thì TT Obama mới chính thức công bố cái gọi là chủ thuyết đối ngoại Obama (Obama Doctrine) tại trường West Point mới đây! Tức là bà Hillary làm bốn năm Ngoại Trưởng mà không có “Chủ Thuyết” hay đường hướng gì hết sao? Hay là bà đã không chấp nhận “Chủ Thuyết Obama”, và TT Obama phải đợi bà đi rồi mới công bố cái chủ thuyết đó được? (Xin xem “Ghi chú” cuối bài).

Rất có thể cái thiếu thành tích của bà Hillary xuất phát từ bất đồng ý kiến với TT Obama nên bà bị trói tay. Điển hình, bà Hillary diều hâu hơn TT Obama nhiều. Bà ủng hộ và biểu quyết việc đánh Iraq tuy sau này thay đổi thái độ trong cuộc chạy đua với TNS Obama để tranh phiếu cánh tả của đảng Dân Chủ, bà chủ trương can thiệp mạnh tại Syria, chống lại việc hấp tấp rút quân khỏi Iraq, tố Putin là Hitler tân thời, chống lại việc trao đổi tù nhân với Taliban, … Nhiều quan sát viên đã nhận định chính sách đối ngoại của TT Obama trong nhiệm kỳ đầu đúng là của TT Obama, xuất phát từ Tòa Bạch Ốc, trong khi Ngoại Trưởng Hillary chỉ là người thừa hành.

Dù sao thì thành tích đối ngoại của bà cựu Ngoại Trưởng chẳng có gì đáng khắc vào bia đá. Đã vậy, việc quảng bá sách đã mang lại cho bà Hillary vài cái hố lớn, kiểu tướng vừa xuất quân đã … gẫy cờ.

Ngoài việc ngồi ký tên sách tại các tiệm sách lớn khắp nước, bà Hillary cũng đã thu xếp với truyền thông “phe ta” để được phỏng vấn hai lần. Và cả hai lần đều bị hố to.

Lần đầu lên truyền hình trả lời câu hỏi của nhà báo Diane Sawyer của đài ABC về thù lao rẻ nhất cũng phải 200.000 đô mỗi lần đi đọc diễn văn, bà Hillary đã than vãn là bà … nghèo lắm. Bà nói khi dọn ra khỏi Tòa Bạch Ốc năm 2001, hai ông bà ở trong tình trạng phá sản (“dead broke”), nợ ngập đầu (vì tiền luật sư bào chữa cho TT Clinton). Bà than là cuộc sống của bà những ngày đó không dễ dàng chút nào.

Kẻ viết này xém chút nữa đã mủi lòng đập con heo đất lấy ít tiền gửi yểm trợ bà rồi. Nhưng nghĩ lại, hình như có gì không ổn.

Đúng là chi phí luật sư của TT Clinton rất nặng. Nhà Nước không trả tiền luật sư vì là chuyện cá nhân, liên quan đến việc một bà đào xồn xồn, Paula Jones, thưa kiện cá nhân ông Clinton về tội xách nhiễu tình dục, tố ông khi còn làm Thống Đốc Arkansas đã cho nhân viên an ninh đi mời bà vào phòng riêng rồi tụt quần xuống kêu bà này... làm gì đó thì chỉ có hai người biết. Ra tòa cãi cọ cả năm trời, lòi ra vụ cô Monica, rồi đàn hạch. Sau đó TT Clinton đã điều đình trả 850.000 đô để bà này rút đơn kiện. Cộng với bạc triệu tiền luật sư thượng thặng nhất của Mỹ. Có lẽ đây là một trong những vụ... 2 phút tụt quần đắt giá nhất lịch sử nhân loại?

Nhưng trước khi TT Clinton rời Tòa Bạch Ốc thì bà Hillary đã ký hợp đồng 8 triệu đô ứng trước viết hồi ký, trong khi ông chồng cũng đã ký hợp đồng 15 triệu đô ứng trước cũng để viết hồi ký. Vị chi hai ông bà ra khỏi Tòa Bạch Ốc với 23 triệu đô trong túi. Chưa kể tiền hưu của ông và tiền lương nghị sĩ của bà, gộp lại gần nửa triệu. Cũng không kể Nhà Nước chu cấp tiền thuê, trợ tá, nhân viên, cho văn phòng TT Clinton tại New York.

Ngay sau đó, phải lo đi kiếm nhà ở. Hai ông bà đã bỏ 4,5 triệu ra mua một căn nhà đồ sộ tại Chappaqua, tiểu bang New York, vì bà là thượng nghị sĩ của New York. Rồi thêm 6 triệu mua một căn nhà khác tại Washington DC, vì bà làm việc tại Thượng Viện. Rồi một căn hộ tại Manhattan không rõ bao nhiêu triệu nữa, vì TT Clinton có văn phòng tại Harlem. Thỉnh thoảng, hai ông bà Clinton cũng chán ở nhà mình, đi nghỉ hè vùng biển đông bắc, thuê một dinh cơ khổng lồ với nửa tá phòng ngủ ở Hamptons với giá 200.000 đô một tháng để thay đổi không khí.


Phá sản kiểu này, kẻ viết này cũng đang mơ được phá sản.

Chưa hết. Cho dù là lúc đó ông bà Clinton đang trong tình trạng cần tiền, nhưng câu hỏi của bà Sawyer là chuyện thù lao bà Hillary đang lãnh bây gìờ, tức là hơn 13 năm sau khi rời Toà Bạch Ốc, chứ có hỏi chuyện xưa đâu. Chẳng lẽ 13 năm sau, bà vẫn còn lận đận trong túng quẩn phải đi đọc diễn văn vài trăm ngàn đô một bài để kiếm sống?

Câu chuyện nổ bùng ngay sau khi bà nói chuyện tại Đại Học Nevada tại Las Vegas, được trả 225.000 đô, rồi bị sinh viên tại đây phản đối yêu cầu bà trả lại tiền. Họ phản đối việc tiền học phí cả năm của cả trăm sinh viên dành để trả một tiếng đồng hồ nói chuyện của bà Hillary. Mới đây báo phe ta Washington Post đã loan tin bà Hillary đã đọc diễn văn tại 8 trường đại học lớn và đã thu gần hai triệu đô, trong khi phần lớn các trường đó đều mới tăng học phí sinh viên.

Tin giờ chót: bị chỉ trích quá mạnh, Bà Hillary tuần rồi đã cho biết tất cả tiền thu từ các đại học đã được chuyển qua quỹ từ thiện... Clinton Foundation. Nói cách khác, bà đã trấn an dư luận, xác nhận đã... lấy tiền từ túi quần bên phải bỏ qua túi quần bên trái rồi!

Đó chỉ là những bài nói chuyện tại các đại học lớn. Còn bao nhiêu bài diễn văn khác nữa thì không ai biết.

Ban tham mưu của bà đã biện minh là bà Hillary cũng đã đọc cả chục bài miễn phí, cũng như nhiều lần tiền thù lao đã được đóng góp cho qũy từ thiện... của bà. Và họ cũng phân trần là các chính khách Cộng Hoà cũng đọc diễn văn có thù lao vậy. Cũng vẫn là lý luận kiểu “người ta làm được thì tôi cũng làm được”, bất kể chuyện hợp pháp hay không, đạo đức hay không, nhân cách hay không. Họ cũng lờ đi việc mấy ông chính khách CH chẳng có ông nào, kể cả hai cha con ông Bush, được trả nhiều tiền như vậy và đọc diễn văn nhiều như vậy.

Đối với hai ông bà Clinton, đọc diễn văn đã trở thành một con gà đẻ trứng vàng vĩ đại. Quá nhiều tiền, lại quá dễ dàng khi người ta biết là cái khó của hai ông bà Clinton không phải ở điểm phải nói nhiều, mà cái khó của họ là ở chỗ phải ngưng nói.

Câu chuyện bà Hillary phá sản đang nóng bỏng thì bà Hillary lại chêm thêm dầu cho nó trở thành ngọn lửa cháy phừng phực coi cho vui.

Bà cho báo The Guardian phỏng vấn đặc biệt. Đây là nhật báo thiên tả lớn nhất Anh Quốc, thuộc loại phe ta luôn luôn tung hô TT Obama vô điều kiện. Bà được hỏi hai ông bà giàu có như vậy làm sao có thể nói chuyện công bằng xã hội? Bà hiểu gì về đời sống dân nghèo? Bà Hillary đã trả lời đại ý chúng tôi đâu có thực sự giàu có gì (“not truly well-off”)! Cũng như mọi người bình thường, đóng thuế đầy đủ không giống như những nhà giàu khác, và làm việc rất cực khổ (“dint of hard work”).

Định nghiã “giàu có” và “làm việc cực khổ” của bà Hillary có lẽ cần phải xét lại.

Theo tài liệu cựu TT Clinton công bố thì ngay từ hai tuần sau khi rời Tòa Bạch Ốc, ông đã bắt đầu đi đọc diễn văn, thuyết trình, nói chuyện, có khi hai hay ba lần một tuần, trên khắp thế giới, nhiều nhất là bên Trung Cộng là nơi các đại gia đỏ cần mượn tiếng của TT Clinton để phát triển kinh doanh ở Mỹ. TT Clinton đi TC như đi chợ. Tất cả đều có thù lao, từ rẻ nhất 100.000 đô cho đến cao nhất 850.000 đô, dĩ nhiên không kể tiền máy bay hạng nhất, ăn ở khách sạn 5-6 sao, đi đâu cũng được đón rước như... tổng thống. Từ ngày mãn nhiệm đến đầu năm nay ông đã lãnh hơn 100 triệu đô.

Chưa kể ông đã thu được hơn 500 triệu cho quỹ từ thiện Clinton Foundation, phần lớn từ khối Ả Rập và các đại gia đỏ TC.

Ngần ấy tiền mà bà Hillary còn nói “không thực sự giàu có”? Có lẽ bà Hillary giao du với giới tỷ phú đóng tiền yểm trợ cho bà quen rồi, nên bạc trăm triệu là quá nhỏ.

Việc bà Hillary tả khổ, “phải làm việc cực khổ” đã khiến bà nhà báo cấp tiến Ruth Marcus bực mình viết thẳng tay trên Washington Post là “hard work là loại việc làm của anh thợ đang ngồi dưới nắng mưa sửa mái nhà cho tôi”, chứ không phải lên diễn đàn nói chuyện lảm nhảm một tiếng đồng hồ!

Thật sự ra, không ai nói giàu có là một cái tội. Hai ông bà Clinton đều xuất thân tuy không phải là hàn vi, bần cố nông, nhưng thuộc trung lưu thấp. Ông thân sinh TT Clinton là tay nghiện ngập, rượu chè be bét, đã bỏ mẹ ông từ nhỏ, khiến bà tái giá, và lấy tên ông chồng sau, Clinton, đặt cho con. Ông Bill Clinton leo lên tột đỉnh và bây giờ là triệu phú là điều đáng khâm phục. Bà Hillary cũng xuất thân gia đình trung lưu bình thường, tuy khá hơn chồng. Việc bà có cơ hội trở thành tổng thống phụ nữ đầu tiên của Mỹ cũng đáng khâm phục không kém.

Cái đáng chê trách là tính giả dối. Giàu thì cứ nói giàu, có gì xấu? Đâu phải tiền ăn cắp hay ăn cướp ai đâu? Nhưng vẫn làm như chỉ là trung lưu bình thường, tay hốt bạc triệu, miệng than vãn “đời sống không dễ dàng”. Có cả trăm triệu đô mà vẫn chưa thấy dễ dàng thì đối với hàng trăm triệu dân Mỹ cả đời chưa thấy một triệu, đời sống họ ra sao? Đúng như báo The Guardian hỏi, bà biết gì về đời sống dân tình bình thường nếu một trăm triệu vẫn còn “chưa dễ dàng”?

Tại sao còn than vãn? Vì lý do chính trị. Để có thể khoác cái áo bình dân lao động vất vả, chống đại gia chuyên môn bóc lột người nghèo, để có thể lấy phiếu cử tri nghèo ngây ngô dễ tin.

Điểm thứ hai đáng nói nữa, ai nhìn vào cũng thấy ngay những số tiền lớn để đọc diễn văn của cả hai ông bà Clinton, chẳng qua chỉ là tiền hối lộ không hơn không kém. Ngay cả cô con gái, chẳng có quá trình hay tài ăn nói ghê gớm gì, mà cũng đã được mời đi nói chuyện với giá 75,000 đô một bài. Rất nhiều người, nhất là các đại gia đỏ TC, đánh cá bà Hillary sẽ là tổng thống, nên coi như mua chuộc trước thôi. Nếu không phải là tham nhũng thì là gì?

Đảng Dân Chủ với những chiêu bài mỵ dân, suốt ngày chống nhà giàu, tranh đấu cho dân lao động, dân nghèo, là một đảng giả dối hơn ai hết. Các ông Ted Kennedy, Al Gore, John Edwards, … đều là những người có thể nói là ba đời triệu phú. Ngoại trưởng John Kerry trước đây là thượng nghị sĩ giàu nhất Thượng Viện. Những người ủng hộ đảng Dân Chủ mạnh nhất là George Soros, Warren Buffett, Bill Gates, Steve Jobs, và các chủ tịch đại tập đoàn tài chánh lớn nhất Wall Street. Trong kỳ bầu cử tổng thống 2012, trong số tiền các đại gia Wall Street ủng hộ hai ứng viên tổng thống, hai phần ba đã được dành cho TT Obama, chỉ một phần ba cho TĐ Romney.

Bà Hillary vừa xuất quân đã bị hố nặng, nhưng chuyện rồi cũng sẽ qua. Tới khi tranh cử, ta sẽ thấy hình ảnh một bà lão tuổi thất tuần với cuộc sống “không dễ dàng”, hy sinh hạnh phúc cá nhân, lặn lội trong tuổi già sức yếu đi tranh cử tổng thống, để có cơ may bênh vực và bảo vệ người nghèo chống lại sự bóc lột của các triệu phú … như bà và các đồng minh của bà!

Và rồi bà sẽ đắc cử vì sẽ không ít người … sẽ tin, mủi lòng và bầu cho bà. (13-07-14)

Ghi chú: Quý độc giả nào cảm thấy hứng thú muốn tìm hiểu hơn về quan hệ phức tạp giữa ông bà Clinton và ông bà Obama, xin giới thiệu cuốn sách mới nhất của nhà báo Edward Klein, “Blood Feud. The Clintons vs. The Obamas”. Cuốn sách này đã “hất văng” sách của bà Hillary để leo lên số 1 trong danh sách bán chạy nhất của New York Times.

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
15/07/201419:37:45
Khách
Bai phan tich rat sang suot.
Ca nhan toi, se khong bau cho ba Hillary. Chi vi ba la dan ba, khong the naolam Tong thong doi nghich lai duoc voi Putin o phuong Tay hay Tap Can Binh o phuong Dong. Obama qua yeu ve van de ngoai giao roi. Nguoi ly tuong toi ao uoc duoc tro thanh Tong Thong cua Hoa Ky la Dai Tuong Petraus. Rat tiec vi scandal voi mot phu nu ca` cho+'n, ma duong su nghiep cua ong bi cat dut mot cach lang xet !
15/07/201415:41:47
Khách
Meaningful, yes, if you've turned hard-left. A bit unbalanced, I'd say. A fine example of 'thiên lệch' or 'nghiên trời' to the extreme
15/07/201412:37:38
Khách
Many thanks for a very meaningful assessment!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.