Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

04/04/201400:00:00(Xem: 3372)

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích 2.000 km vuông. Dân số năm 2011 là 1.027.200 người, mật độ 561 người/km vuông. Sắc dân: Kinh, Hoa, Miên, Chơ Ro... Gồm có: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 6 huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo. Tỉnh lỵ ở thành phố Vũng Tàu. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bắc giáp Đồng Nai, tây giáp Sài Gòn, đông giáp Bình Thuận. Nam và đông nam giáp biển Đông, bờ biển dài 100 km, đã có 72 km là bãi tắm tốt. Nhiệt độ trung bình là 27 độ C, quanh năm nắng ấm.

Bà Rịa-Vũng Tàu phát đạt về du lịch, nhà hàng và khách sạn. Tỉnh có sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông; có nhiều hồ chứa nước lớn: Kim Long, Đá Đen, Đá Bàn... Có khoảng 200 con suối, đặc biệt suối nước nóng Bình Châu, nước nóng đến 800C, là nước khoáng có giá trị và có thể dùng trị liệu một số bệnh tật. Ngoài khơi Vũng Tàu, quần đảo Trường Sa có tiềm năng dầu mỏ và hải sản quan trọng.

Lịch sử tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh thành lập phủ Gia Định, lập huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên (trong đó có tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay). Tháng 10-1956, chính quyền VNCH lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa. Tháng 5-1979, lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Tháng 8-1991, lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh Bà Rịa trước kia. Năm 2003. giải thể huyện Long Đất. Lập 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ.

Chùa chiền ở Vũng Tàu: Thích Ca Phật Đài ở trên sườn núi Lớn, xây cất vào năm 1941, khuôn viên chùa rộng 6 ha, nơi đây có tháp Bát giác cao 19m, tượng Phật Thích Ca ngồi trên toà sen, toàn bộ tượng cao 10m, đường kính 6m; nên đứng từ xa vẫn chiêm ngưỡng tượng Phật dễ dàng. Niết Bàn tịnh xá, còn có tên là chùa Phật nằm, xây dựng năm 1969, trên đỉnh đồi núi Nhỏ, mặt hướng ra biển; trong chùa có pho tượng Thích Ca trông đồ sộ, dài 12m, đặt trên bệ cao 2,5m.

Chùa Quán Thế Âm Bồ Tát xây dựng năm 1976, trên núi Lớn, pho tượng cao 16m, mặt hướng ra biển, dáng Bồ tát hiền hoà, tay cầm bình cam lồ, đứng trên toà sen, trông uy nghi.

Tượng chúa Jesus, xây dựng năm 1971, trên đỉnh núi Nhỏ, tượng cao 28m đặt trên bệ cao 10m, trong lòng tượng có một cầu thang xoáy trôn ốc gồm 129 bậc, mặt tượng hướng ra biển.

Người Việt luôn nhớ ơn những người đức độ, hiền lương, nên ở Vũng Tàu dân chúng đã lập: Nhà Lớn, thờ ông Trần, người lập ra ấp Bà Trao và giảng đời sống đạo đức, kinh điển Phật giáo và Công giáo. Dinh Cô Long Hải thờ cô Lê Thị Hồng, lúc sống cô giúp người; tương truyền sau khi mất, linh hiển báo điềm lành hoặc điềm dữ, nên dân chúng lập đền thờ.


Hòn Bà cách núi Nhỏ 200m, ở giữa vùng sóng nước mênh mông. Lúc thủy triều xuống thấp, có thể men theo một lối đá nhỏ ra đảo. Núi Nứa sừng sững giữa trời xanh, quần thể núi dài 6 km, rộng 2 km, có những cột đá chọc thẳng lên trời như: Đỉnh Bà Trao (183m), đỉnh Hố Rồng (120m). Dưới chân Núi Nứa có hồ nước ngọt Mang Cá, hồ có những hoa sen xinh đẹp.

Hải đăng Vũng Tàu: Xây năm 1911, thành tháp tròn, có đường kính 3m, cao 18m, xây trên đỉnh cao của Núi Nhỏ với độ cao 170m. Hải đăng Vũng Tàu rọi xa 35 hải lý, có kính viễn vọng để theo dõi và hướng dẫn tàu thuyền trên biển.

Suối Tiên bắt nguồn từ Núi Dinh, cao 491m, chảy uốn lượn ngoằn ngoèo trông vô cùng ngoạn mục.

Vũng Tàu có bãi tắm thơ mộng nổi tiếng. Bãi Sau (bãi Thuỳ Vân) ở phía đông nam của thành phố, dài 8 km, từ chân núi Nhỏ đến Cửa Lấp, du khách tắm biển nơi đây đông đúc hơn so với các bãi tắm khác ở Vũng Tàu. Bãi Trước (bãi Tầm Dương) ở ngay trung tâm Vũng Tàu, có nhiều nhà hàng, khách sạn khang trang.

Nhìn xa xa ra biển khơi, có cụm đảo 16 hòn. Hòn đảo lớn nhất là Côn Đảo, khi xưa những người hoạt động chính trị chống thực dân Pháp, bị chúng bắt giam giữ nơi đây. Người Việt nhìn Côn Đảo sẽ không khỏi nghĩ đến sự đấu tranh can trường của tiền nhân, như Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh... lòng ngậm ngùi và kính phục. Nhưng cũng xót xa cho những người đã đấu tranh lầm đường lạc lối, phản lại tư tưởng tự do và nhân quyền bị lao lung đáng tiếc. Dù sao Côn Đảo cũng là một di tích lưu lại nhiều cảm xúc.

Vũng Tàu bãi biển đẹp xinh
Miếu đền, hải đảo, hữu tình khó quên

Cảm tác: Non nước Bà Rịa-Vũng Tàu

Bà Rịa-Vũng Tàu sát biển khơi
Láng giềng phía bắc, tỉnh Đồng Nai
Mênh mông biển cả, lô nhô đảo
Bát ngát đất đai, thấp thoáng đồi
.
Uy nghi Phật, Chúa, dáng phi thường
Kính cẩn thiêng liêng, tâm vấn vương
Bồ Tát độ trì, người lạc bước
Jesus dẫn dắt, kẻ lầm đường
.
Từ xa trông Chúa, rõ hình hài
Đức Phật hiền hoà, đứng bục đài
Vĩnh viễn từ bi, thương thế tục
Thiết tha bác ái, giúp trần ai
.
Đồng bào lưu luyến kẻ hiền lương
Người tốt nghìn sau mãi tiếc thương
Nhà Lớn ông Trần, nghi ngút khói
Dinh Cô Long Hải, ngạt ngào hương
.
Bãi Sau, Bãi Trước, đẹp như tranh
Lố nhố ngoài khơi, đảo quẩn quanh
Trơ trọi Hòn Bà, trên sóng bạc
Dãi dầu Núi Nứa, giữa trời xanh
.
Suối Tiên uốn lượn, tự trên nguồn
Côn Đảo rì rào, sóng hận tuôn
Ấn tích ngục tù u uất mãi
Vũng Tàu-Bà Rịa, nhớ nhung luôn

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.