Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Thành Phố Sài Gòn (tiếp theo)

27/02/201400:00:00(Xem: 4234)
THÀNH PHỐ SÀI GÒN
(tiếp theo)

Dinh Độc Lập: Dinh này do người Pháp xây năm 1868. Từ năm 1871 đến năm 1887, dinh được dành cho Thống đốc nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên cũng gọi là dinh Thống đốc. Từ năm 1887 đến 1945 gọi là dinh Toàn quyền. Năm 1955, sau khi trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đắc cử Tổng thống. Ông quyết định đổi tên là Dinh Độc Lập, để chính phủ làm việc, Từ đó, được gọi là Dinh Tổng Thống. Theo thuật phong thủy, Dinh ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng được gọi là Phủ đầu rồng. Dinh có diện tích mặt bằng 2.000m vuông, cao 5 tầng, gồm có 100 phòng, mỗi phòng được trang trí lịch sự, thích hợp cho nhu cầu làm việc của chính phủ.

Văn hoá lễ hội: Lễ giỗ vua Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 (ÂL), đền thờ ở trong khuôn viên Thảo Cầm Viên. Lễ giỗ Đức Trần Hưng Đạo ngày 20 tháng 8 (ÂL) tưởng nhớ người anh hùng danh tiếng của VN. Lễ giỗ Lê Văn Duyệt tổ chức tại Lăng Ông, vào ngày 29, 30 tháng 7, và ngày 1 tháng 8 (ÂL). Sài Gòn có nhiều chùa chiền, đình miếu, nhà thờ, đền thờ, những nơi nổi tiếng là: Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa xây dựng năm 1964 đến 1971, trên diện tích 8.000m vuông, bên trái của chùa có tháp Quan Âm 7 tầng, cao 35m. Chùa Xá Lợi xây dựng năm 1956 trên khuôn viên rộng 2.500m vuông, bên trái cổng chùa có tháp chuông cao 7 tầng, trong chùa có thờ Ngọc xá lợi Phật, do ngài Narada ở Tích Lan dâng tặng.

Chùa Ấn Quang, xây từ năm 1948 mang tên "Ứng Quang Tự". Năm 1950 đổi tên Ấn Quang, được chọn làm trụ sở Phật học Việt Nam, từ năm 1967 là Viện Tăng Thống giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Thiền Viện Vạn Hạnh tọa lạc trên diện tích 1 ha, nơi đây nghiên cứu Phật học và phiên dịch kinh sách.

Chùa Giác Lâm xây năm 1744, là chùa cổ xưa nhất của thành phố, phong cảnh nơi chùa trang nghiêm cổ kính.

Chùa Giác Viên còn giữ được nhiều pho tượng quí giá, nơi đây là trung tâm huấn luyện bồi dưỡng các vị cao tăng.

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ trong khuôn viên rộng lớn của chùa có nhiều tượng Phật to lớn lộ thiên như: tượng Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Quan Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng bồ tát...

Chùa Bà Thiên Hậu do người Hoa xây dựng năm 1760. Người Hoa tin Bà là một vị thần hay cứu giúp người khi bị tai nạn. Những chùa khác: Chùa Ngọc Hoàng, chùa Linh Sơn, chùa Phụng Sơn đều uy nghi trang nghiêm.

Nhà thờ Đức Bà còn gọi Nhà thờ Lớn, xây cất vào năm 1877 và khánh thành năm 1880, do kỹ sư Bourard người Pháp vẽ bản sơ đồ và chỉ huy xây cất. Thánh đường có chiều dài 133m, rộng 35m, cao 21m và có hai tháp cao 57m tính từ mặt đất. Nhà thờ đồ sộ, đến năm 1959 toà thánh Vatican ban tước hiệu và nâng lên hàng "Vương Cung Thánh Đường".

Nhà thờ Chợ Quán, là nhà thờ lâu đời, được xây dựng từ năm 1674 và đại tu sửa năm 1891, khánh thành năm 1896. Nhà thờ Huyện Sỹ do ông bà Huyện Sỹ cung cấp tiền bạc và Đức cha Bouttier thiết kế.

Nhà thờ thánh Phanxico Xavié (nhà thờ Cha Tam) sau khi xây xong nhà thờ, cha sở còn xây trường học và nhà giữ trẻ.

Đền thờ Trần Hưng Đạo, trong đền có nhiều câu đối hoành phi, ca ngợi tài năng hiển hách của Ngài và thờ các vị anh hùng chống Nguyên như: Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão...

Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, lưu giữ 17.000 cổ vật quí giá, trưng bày: Từ thời đại nguyên thủy, thời vua Hùng, nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn. Đặc biệt nơi đây còn trưng bày: Đồ thờ cúng Việt Nam, tượng Phật, đồ gốm của Việt Nam và các nước Châu Á, văn hóa Óc Eo, văn hóa Chăm, văn hóa các sắc dân Việt Nam. Sài gòn còn nhiều viện bảo tàng, chùa chiền và những lễ hội đặc thù của các dân tộc Chăm, Miên theo đạo Hồi giáo.

Khu du lịch Kỳ Hòa có diện tích 14 ha. Nơi đây có Trung tâm hội chợ, nhà hàng, khách sạn và rạp hát Hòa Bình là rạp hát lớn trong thành phố. Nơi đây có hồ nước, có sở thú mini, nhà trưng bày sinh vật biển, có sân khấu Đồi Hoa Vàng với hơn 1.000 chỗ ngồi bên hồ thơ mộng. Công viên Đầm Sen rộng 52 ha, nơi đây có vườn chim thiên nhiên, vườn hoa Âu châu, nhà sinh vật biển... Công viên nước Sài Gòn (Saigon Water Park) rộng 5 ha, là khu giải trí dưới nước lành mạnh.

Thảo Cầm Viên rộng 12 ha, xây dựng vào năm 1924, hoàn thành 1865, do ông J.B. Louis Pierre phụ trách, năm 1924 mở rộng diện tích thêm 10 ha, năm 1927 Pháp xây viện bảo tàng Blanchard De La Bross. Năm 1956, chính phủ VNCH cho tu sửa, viện bảo tàng Blanchard De La Bross đổi tên thành Viện Bảo Tàng Quốc Gia Sài Gòn. Nơi đây có 600 loài thú, 1.800 loài thực vật và vô số loài lan nội địa, bonsai... và có nhiều loại cầm thú.

Bưu điện Sài Gòn khởi công năm 1861, khánh thành năm 1863, gồm hai khu Bưu chính và điện tín. Đến năm 1878, bưu chính và điện tín hợp thành ngành bưu điện. Năm 1886, trùng tu xây nhà bưu điện đồ sộ, đồ án do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Bưu điện ngày nay luôn nhộn nhịp.

Khu du lịch Vàm Sát-Cần Giờ, cách Sài Gòn 50 km, là khu rừng sinh thái, diện tích 70.000 ha, một nửa diện tích ấy là rừng ngập mặn có cây tràm, cây đước rậm rạp và các loại động, thực vật đa đạng. Khu vực Vàm Sát-Cần Giờ được tổ chức UNESCO đã công nhận là vùng sinh quyển của thế giới. Nơi đây có sân chim tự nhiên rộng 100 ha.

Chợ Bến Thành: Năm 1859, là một chợ nhỏ ở khu đất đồng lầy, bên sông Bến Nghé và Thành Sài Gòn, nên gọi là chợ Bến Thành, chợ xây tường gạch lợp tranh. Năm 1870 bị cháy, từ năm 1911 đến năm 1914, chợ được xây cất lại, năm 1985, đại tu bổ bên trong, chợ đầy đủ mọi hàng hóa, buôn bán luôn tấp nập.

Chợ Lớn: Năm 1788, một số người Hoa ở Cù Lao Phố và Mỹ Tho về đây buôn bán và phát triển dần dà thành Chợ Lớn ngày nay. Chợ Lớn còn gọi là Phố Tàu (China Town) rất sầm uất. Chợ Lớn, đầy đủ tất cả các mặt hàng, luôn tưng bừng nhộn nhịp. Sài Gòn phố phường lộng lẫy, nguy nga, người luôn đông đúc, nhộn nhịp, đúng là "Hòn Ngọc Viễn Đông".

Sài Gòn viên ngọc viễn đông
Phố phường lộng lẫy, biển sông cận kề

Cảm tác: Phố phường Sài Gòn

Sài Gòn tráng lệ, phố phồn hoa
"Hòn Ngọc Viễn Đông" dáng ngọc ngà
Kỹ nghệ, học đường, đều rạng rỡ
Phố phường, chợ búa, thật nguy nga
.
Sài Gòn, chùa miếu rất nghiêm trang
Xá Lợi, Lăng Ông, đến Ấn Quang
Chuông vọng ngân nga, nghe tỉnh táo
Kinh vang trầm bỗng, gợi miên man
.
Thánh Đường đồ sộ, vững vàng trông
Đức Mẹ thương người, chan chứa lòng
Cứu rỗi linh hồn, tha thiết nhớ
Dắt dìu trần tục, đậm đà mong!
.
Thảo Cầm Viên, đẹp biết bao nhiêu!
Tươi tốt làm sao, cảnh mỹ miều!
Muôn thú tung tăng, muôn lạ lẫm
Vạn hoa chúm chím, vạn yêu kiều
.
Bến Thành, Chợ Lớn rộn ràng luôn
Đông đảo người mua, tăm tiếng đồn
Đầy đủ mặt hàng, niềm nở bán
Tràn trề phẩm vật, dễ dàng buôn
.
Sài Gòn bưu điện, rộng khang trang
Điện tín, thư từ, gởi nhịp nhàng
Khách khứa xôn xao, người nhã nhặn
Sài Gòn lộng lẫy phố huy hoàng!.


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.