Hôm nay,  

Đốm Lửa, Cơn Gió Và Khoé Nhìn Của Nguyễn Xuân Hoàng

10/1/201300:00:00(View: 5938)
Từ một cuộc điện đàm giọng anh Hoàng chập chùng, nhẹ và mỏng như mây, tôi đang nói chuyện với “Người đi trên mây” có mái tóc bồng trải cụm rừng trắng ra vũ trụ. Tôi nhắc nhở đến những sáng tác của anh, có lẽ tôi gợi anh trôi về lãng đãng đại dương ký ức. Những dòng chữ trong cuốn Văn, sổ tay mùa hè năm 2001 được lần lượt lật ra trước mắt tôi. Anh viết về những nhặt nhạnh quanh cuộc sống, của mình, của người, bạn thân cũ, nhận xét, tư duy và quan niệm sống. Sắc bén, nhân hậu, sáng suốt và thấm đẫm nhiều tư tưởng triết lý nhân sinh là những đặc thù trong dòng suy tưởng của anh.

Anh đã viết: “Tôi là một người nhà quê. Cái thứ người tưởng là thành phố mà trời ơi sao nó cải lương đồng bóng [nói như thế là đã xâm phạm cải lương rồi!].... Tôi càng không phải và không bao giờ là một nhà trí thức.... Tôi có học đôi ba chữ để đọc để viết. Mẹ tôi không học chữ nhiều. Cha tôi chỉ học ở đời sống. Tôi học được lòng nhân của mẹ. Tôi cũng học được cái triết lý của cha: không có gì lớn mà không bị một cái lớn vượt qua, không có gì đẹp mà không bị cái đẹp khác lấn át. Cái mình biết bao giờ cũng rất nhỏ. Cái mình tưởng là chân lý, đôi khi chỉ là một hạt bụi thôi... Hiền lành không bao giờ đồng nghĩa với sự ngu dốt. Làm thinh không phải là không biết nói. Bất bạo động không phải là không có khả năng tấn công. Tôi biết thế nào là một đứa trẻ bụi đời. Tôi từng là một đứa trẻ như thế.”

Mỗi con người sinh ra với một nhân sinh quan khác nhau, tiêu cực, tích cực, yếm thế hay nhập thế. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan. Nguyễn Xuân Hoàng thường trang trải những nhận xét về cuộc đời, con người và vũ trụ trong phần lớn những ghi chép, tùy bút hay tác phẩm của anh. Có lẽ anh mượn tiếng nói của nhân vật “Ông B.” để phản ánh phần nào những bực bội, áp lực đời sống dấy lên đập vào anh.

Tôi đang có những ngày tháng không vui. Những ngày tháng mà bỗng dưng giữa đám bạn bè ai cũng nhìn tôi như một con quái vật mang hình dáng người. Một con quái vật trở mặt, thoắt một cái từ mặt người thành mặt thú, thoắt một cái từ cái dáng vẻ lương hảo thành tay lưu manh xảo quyệt, thoắt một cái từ sự thanh tao trở nên thô lỗ cục cằn… Con quái vật có đủ mọi thứ bề ngoài của một con người bình thường, nhưng khi nó há miệng ra cho người ta thấy những chiếc răng nanh nhọn hoắc đầy máu me của mình. Con quái vật có những ngón tay cầm bút nhưng khi nhìn kỹ đó chỉ là móng vuốt của một thứ Dracula đang bấu vào cổ người. Tôi vốn không tin có Dracula trong đời sống này. Chẳng qua đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Thật ra bây giờ tôi mới biết tôi đã có một ý nghĩ sai. Thế giới chúng ta quả thật có ma quỷ, có hồ ly, có Dracula. Dracula sống trà trộn giữa chúng ta. Chúng nói cười đi đứng sinh hoạt như chúng ta. Chúng luôn luôn than van thiếu thốn nghèo túng mặc dù chúng không hề túng thiếu. Chúng thích vơ vét, bốc hốt, thích dí mũi vào đời sống người khác may ra moi móc chút đời tư để kể lại bằng giọng hả hê. Chúng giống như con dòi ngúc ngoắc từ một đống phân. Chúng đóng vai một tên có chút kiến thức nhưng là một thứ kiến thức ăn đong cóp nhặt từ những trang báo, những cuốn sách chưa kịp tiêu. Những con quỷ Dracula không thể sống nếu không hút máu của người khác. Nhưng nó sẽ không hút được máu ai nếu trước hết nó không làm cho người khác tin nó là một con người tử tế. Người ta cứ tưởng nó mềm như một miếng bông gòn, nhưng thực ra nó là một cục chì, đất sét. Nó là một con vật thông minh chứa đầy nọc độc.(Trích “Ở quán cà phê Starbucks”-NXH)
nguyen-xuan-hoang-with-friends-resized
Hinh Chụp trong buổi HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC HẢI NGOẠI: THÀNH TỰU VÀ TIỀM NĂNG (California, 27 tháng 1, 2007), Hội trường Việt Báo. Từ trái sang: Hoàng Đình Bình, Nguyễn Xuân Hoàng, Trịnh Thanh Thủy, Hoàng Ngọc-Tuấn, Đặng Thơ Thơ và Nguyễn Thị Thanh Bình.

Tôi thuộc một thế hệ của người đọc sau 1975 nên ít có cơ hội đọc các tác phẩm của anh được in trước đó. Mới được đọc anh gần đây (phần lớn những bài được dán lên trang mạng Da Màu), nên góc nhìn khuyết đi một nửa. Tôi có dịp đi sâu vào thế giới văn chương và tuỳ bút đằm thắm hương vị triết học của anh. Thấp thoáng đâu đó trong những tác phẩm, không cốt chuyện, những băn khoăn, kể lể, trăn trở dưới dạng tự sự nhân vật không đặt tên. Đó có phải là những mảnh triết lý sống tiềm ẩn trong con người anh không?

Tuổi trẻ của y đâu? Cái tuổi trẻ rồ dại đã cột chặt động cơ phản lực vào đời sống y, cái tuổi trẻ như con ngựa bất kham lồng lộn hất y tung lên ngã xuống. Y là chiếc chong chóng xoay mãi xoay mãi không ngừng. Điều buồn thảm là y không hề thấy chóng mặt. Y tỉnh táo trong sự quay cuồng và mệt mỏi trong sự bất động.... Y tham lam nhưng lòng tràn đầy bao dung....... Phải. Chính ở đỉnh chóp đỉnh của đời sống đó y đụng phải cái tận cùng của đáy huyệt, cùng lúc với vinh quang y khám phá nỗi nhục nhằn. Ánh sáng ấy chói chang quá làm y mù lòa....Ta khác nào con bò già ngồi gậm nhấm nhai lại ngọn cỏ quá khứ, những ngọn cỏ vốn đã úa héo và nghiền nát. Trên đầu ta là bóng tối của trời đất và trong ta chỉ là vết tích của một thời đã qua. Y tưởng nước mắt có thể chảy giàn giụa trên mặt mũi y. Dưng không, như thế thôi. Nhưng chẳng có gì hết. Những giọt nước mắt ấy cũng không còn nữa trong đời y. Phải có cái gì để khêu gợi y trở lại thời trẻ tuổi. Tế bào trên đời sống y đã chết cứng dày cộm để có thể có được một cảm giác. Y đã quá già để nhớ lại tuổi thanh xuân.....Ta đã quá bạc nhược để làm anh hùng thêm một lần nữa. Y là một thứ hoa lục bình đang trôi lênh đênh dưới gậm cầu quên lãng.(Trích Quá khứ một lần nữa-NXH).

Hay,

“Thói quen, tôi coi đời sống như một chuỗi những thói quen, những thói quen tốt và xấu đan kết vào nhau chằng chịt (….) Thói quen làm ta dửng dưng hết mọi sự vật, trí tưỡng tượng khô cằn và cảm xúc cũng trở nên chai cứng” (trang 61). “Đời sống bị bủa vây bởi những đều đặn nhàm chán, niềm tin cũng đã tàn rữa” (trang 64).(Trích Sinh Nhật-NXH)

Trong cái nhân sinh quan tích cực thời trai trẻ, anh đã bước xuống đời, nhập thế, phả hết năng lực mình vào đời sống, lồng lộn như con ngựa bất kham, đi làm, đi dạy. Gót ngựa hồng chùng lại, mắt bị miếng che giáo dục, đạo đức bắt con ngựa phải đi thẳng một đường. Cương đã kìm, nhịp phải lỏng, anh lững thững qua các triền xanh đời sống như một gã lãng tử nhàn du. Đôi khi, tôi trộm nghĩ, đằng sau những trầm lắng khuôn phép của một nhà mô phạm ấy, thế nào anh chẳng có những lúc sôi nổi, lãng mạn, day dứt, bão tố trùng trùng? Tuy nhiên có lẽ các vai trò làm thầy, làm chồng, làm cha, làm chủ bút đã kềm gót phóng của một con ngựa rừng dại lại để nó chỉ còn gõ được những vết móng nhẹ nhàng thư thái trên mây.

Trò chơi văn chương đưa anh vào một sân chơi mới với nhiều bè bạn và những cuộc hành trình bất tận của ngòi viết. Làm chủ bút một tờ tạp chí văn học là tờ “Văn” cho anh cơ hội đọc nhiều hơn bao giờ hết. Khi nói chuyện với anh, tôi hay hỏi những kỷ niệm anh có với những bạn bè thời anh còn điều hành “Văn”. Có thể tàng thức anh nắm giữ một kho tàng vô tận về những huyền thoại, kỷ niệm, những mẩu chuyện vui buồn của các văn nghệ sĩ trong các thập niên trước và sau 75 nhưng với một cá tính khiêm tốn, điềm đạm, chừng mực, anh ít tiết lộ điều gì.

...... Sau những phút thăm hỏi bệnh tình, tôi muốn tìm những lời quan tâm an ủi sâu xa nói cho anh nghe nhưng bản tính vụng về làm tôi ngắc ngứ rồi chuyển qua chuyện văn chương. Tôi hỏi anh về phân đoạn anh viết trong Sổ tay mùa hè 2001, về cuốn “Lấp lánh sao trời” của Thích Nữ Trí Hải và những cảm nhận sâu xa khi đọc xong, vì nó trả lời được những câu hỏi của anh đã đi tìm về hạnh phúc và đời sống. “Anh không nhớ rõ Thủy ơi”. Anh bảo, anh vừa xong thủ tục Chemo lần đầu mà không thấy đau. Sarcoma và những cơn đau gầm lên như tiếng vỗ miên man đánh vào thính giác, xô ngã con người. Sinh, lão, bệnh, tử gom lại phiêu hốt quật vào không gian, dội xuống cõi người, nổ bùng khắp chốn một tiếng hải triều âm“khổ”. Có lẽ đốm lửa trong bài thứ 27: Sống Chết và Thời gian bỗng rực sáng trong tâm thức và anh không còn cảm thấy đau nữa. Thượng đế ác hay công bằng khi người tạo ra những cơn đau và những dục lạc song song? Anh loay hoay lý giải, anh nhận thức qua bài viết của Ni Sư Trí Hải, cuộc đời như đốm lửa chợt loé, chợt tắt. Biết được cái ngắn ngủi của đời sống và việc tận dụng để có sự vẹn toàn hạnh phúc. Xem nhẹ cái ta, trấn áp sự ham muốn, vật dục. Trong cơn bão tố hồng thủy đời anh đang phải chống đỡ này, tôi cầu mong anh được an lành, vững tay chèo chống, tràn đầy năng lực để vượt qua. Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào,

“Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại”

Trịnh Thanh Thủy

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.