Hôm nay,  

Vũ Khí Bí Mật Để Chinh Phục Dư Luận Của Tập Cận Bình

28/04/201300:00:00(Xem: 7586)
1* Mở bài

Tập Cận Bình mới lên nắm quyền lãnh đạo Trung Cộng cho nên việc bảo vệ, củng cố quyền lực và đánh bóng tên tuổi là điều rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh tranh giành quyền lực, đấu đá và thanh trừng nhau trong nội bộ các đảng Cộng Sản, mà Bạc Hy Lai là một bằng chứng.

Các nhà quan sát cho rằng ông Tập đã xử dụng vũ khí bí mật để chinh phục dư luận trong và ngoài nước, vũ khí đó là bà vợ tài sắc Bành Lệ Viện.

Trong nước, vẻ đẹp rạng rỡ của bà Bành làm dịu mát hình ảnh khô khan của ông, ngoài nước, vẻ đẹp thanh tú, dịu dàng với nụ cười và thời trang đúng mốt góp phần xoa dịu chính sách ngoại giao và hành động côn đồ của Trung Cộng đối với các nước láng giềng trong khu vực.

Các nhà quan sát cho rằng vũ khí bí mật đó là bà vợ của ông, Bành Lệ Viện.

2* Tập Cận Bình phát huy vũ khí bí mật

Người ta bắt đầu chú ý nhiều đến bà Bành Lệ Viện khi ông Tập trở thành người lãnh đạo quốc gia. Bà Bành không chỉ là một ca sĩ nổi tiếng mang quân hàm Thiếu tướng, tài sắc vẹn toàn mà bà còn chinh phục dư luận quần chúng qua lối sống giản dị, không màu mè, không gây scandal, và đã tích cực trong các công tác xã hội.

Báo chí cho rằng ông Tập đã tung ra vũ khí bí mật để chinh phục người dân trong nước và cả dư luận nước ngoài nữa. “Rõ ràng là vũ khí bí mật của ông đã phát huy hiệu quả một cách lợi hại ở trong nước vì người dân Trung Quốc đã thực sự “phát sốt” với Đệ nhất phu nhân của họ”.

Vốn đã quen với ánh đèn sân khấu và xuất hiện trước đám đông, Đệ nhất phu nhân nầy đã sinh động, tỏa sáng bên cạnh chồng trong các hoạt động ở Moscow của Nga. Hình ảnh của bà tràn ngập một cách khủng khiếp trên các mặt báo trong nước vào hai ngày 23 và 24 tháng 3 vừa qua. Tờ Tin Bắc Kinh, bán chạy hàng đầu trong nước đã dành hẳn một trang để đăng thông tin và hình ảnh của bà. Tờ báo ghi “Trong vai trò Đệ nhất phu nhân, bà Bành Lệ Viện đã thể hiện được quyền lực mềm của Trung Quốc trong chuyến công du đầu tiên”.

Tin tức, hình ảnh của bà Bành cũng tràn ngập trên trang Blog của mạng Weibo trong nước.

Về mặt quốc tế, một tờ báo chạy tin “Chủ tịch Trung Quốc đã tung ra vũ khí bí mật để giúp ông chinh phục chính trường và dư luận quốc tế”. Ông Tian Yimiao, giáo sư Viện Âm Nhạc Thượng Hải cho rằng “Với nền tảng là một nghệ sĩ, tài sắc của bà Bành Lệ Viện chắc chắn sẽ giúp thêm điểm cho chồng. Bà ấy sẽ trở thành một thần tượng ngoại giao. Sự xuất hiện của bà làm cho hình ảnh của các nhà ngoại giao lùi lại phía sau”. Một cư dân mạng viết “Cuối cùng, chúng ta cũng có được một Đệ nhất phu nhân xinh đẹp trên trường quốc tế”.

3* Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện

3.1. Tiểu sử Bành Lệ Viện

Khi Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Trung Cộng thì đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện được báo chí khai thác triệt để, chú trọng vào “tài sắc vẹn toàn” của bà.

Bành Lệ Viện (Peng Liyuan) sinh ngày 20-11-1962 tại tỉnh Sơn Đông. Bà Bành sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, mẹ là thành viên của đoàn văn công, cha là một quản thủ viện bảo tàng địa phương.

Năm 14 tuổi, Bành Lệ Viện theo học trường nghệ thuật địa phương. Năm 18 tuổi gia nhập đoàn văn công quân đội thuộc Tổng cục Chính trị. Bà có bằng thạc sĩ về nhạc dân tộc Trung Hoa.

Năm 1983, Bành Lệ Viện trở thành một ngôi sao âm nhạc khi trình diễn trong chương trình ca nhạc năm mới, được đài truyền hình trung ương phát sóng trên toàn quốc. Bà Bành được nổi tiếng nhờ sắc đẹp và giọng ca trong những bài hát dân tộc, ca ngợi Đảng và quân đội Trung Cộng.

Là một thành viên của đoàn văn công quân đội với tư cách là một quân nhân bình thường, theo đoàn đi trình diễn khắp nơi, gồm những đơn vị xa xôi từ biên giới tới hải đảo.

3.2. Cuộc tình của Tập Cận Bình và Bành Lệ Viện

Nhắc lại cuộc tình, trong hồi ký bà viết “Do bạn bè giới thiệu nên nhân dịp chuyến công tác về Hạ Môn hai người gặp nhau. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, tôi cố tình ăn mặc xề xòa trong bộ quân phục rộng phùng phình dầy cộm, và không trang điểm để xem ông cán bộ nầy phản ứng ra sao. Phút đầu gặp gỡ, tôi cảm thấy thất vọng vì ông nầy đặc sệt nông dân, cử chỉ vụng về và hình dáng bên ngoài thì già hơn tuổi. Tuy nhiên, không giống những cán bộ lãnh đạo khác, là thường hỏi về công tác, về thành tích, chính trị, trái lại, ông hỏi về nghệ thuật dân ca, về các làn điệu khác nhau của các sắc tộc, các địa phương. Qua 40 phút tiếp xúc, tôi nhận thấy ông có một trái tim mộc mạc, trung thực và sâu sắc. Tôi cảm thấy mình là một nửa của ông, và sau nầy, ông cho biết đã bị tiếng sét ái tình ngay giây phút đầu tiên”.

Ông Tập đặc sệt nhà quê cũng phải, vì ông bị đưa đi cải tạo lao động cưỡng bách ở nông thôn 6 năm, và sau khi cha ông được trả tự do và phục hồi danh dự, từ văn phòng chính phủ ở Bắc Kinh, ông Tập tình nguyện về công tác ở nông thôn suốt 24 năm. Con đường sự nghiệp bắt đầu từ những chức vụ ở xã, huyện đến tỉnh rồi vào Bộ Chính Trị.

Ngày 1-9-1987, họ làm lễ cưới. Ông Tập Cận Bình đã có một đời vợ nhưng không được nói đến. Bà Bành khi đó đang ở Bắc Kinh, khi nhận được điện thoại cầu hôn, sau vài giờ bàn bạc với nhau, bà xin phép đơn vị rồi đáp chuyến bay đến thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến. Vừa ra khỏi phi trường, ông Tập đưa bà đến một tiệm hình chụp ảnh cưới, rồi dẫn nhau đi đăng ký kết hôn. Sau đó, hôn lễ được tổ chức rất đơn giản.

Sau đám cưới, vợ chồng sống ở hai nơi, bà Bành sống ở Bắc Kinh, theo đoàn văn nghệ đi trình diễn khắp nơi, ông Tập giữ chức phó chủ tịch thành phố Hạ Môn.

Lúc ở nhà, bà thường đạp xe ra chợ mua đồ về nấu ăn. Bà cũng trả giá, mặc cả, cò kè bớt một thêm hai với những người bán hàng ngoài chợ. “Nhưng họ không biết tôi, nếu nhận ra chắc xấu hổ lắm”, bà thuật lại như thế. Có người nói “chị rất giống một người”, tôi hỏi “giống ai?” họ bảo giống Bành Lệ Viện”. Họ không nhận ra cũng phải, vì hình ảnh trên sân khấu được trang điểm cẩn thận cùng với ánh đèn màu, nên khác xa với khuôn mặt của đời thường ở ngoài chợ.

Tập Cận Bình là người thâm trầm, kín tiếng, họ ít xuất hiện trước công chúng, lần ra mắt gần nhất là vào tháng 10 năm 2009, trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Khi đó, ông Tập ngồi trên khán đài ở quảng trường Thiên An Môn, bà Bành trình diễn văn nghệ ở phía dưới.

Bà Bành trả lời báo chí “Nếu tôi không có một cuộc hôn nhân hạnh phúc với người lãnh đạo, thì chắc tôi không thể duy trì hình ảnh sáng chói trước công chúng như hôm nay”.

Ngày ông Tập Cẩm Bình vào Bộ Chính Trị thì đó cũng là thời gian bà Bành được mang quân hàm thiếu tướng trong quân đội. Một cấp bậc không phải được thăng cấp từ dưới lên, mà là cấp bậc nhảy ngang hông vào quân đội, cũng như cấp đại tướng của Võ Nguyên Giáp và của Kim Jong Un (Bắc Hàn).

3.3. Đệ nhất phu nhân “tài sắc vẹn toàn”

Từ khi ông Tập lên nắm quyền lãnh đạo quốc gia, báo chí khai thác kỹ về người phụ nữ nầy, cho rằng “Đệ nhất phu nhân tài sắc vẹn toàn”.

Họ so sánh, từ đệ nhất phu nhân Giang Thanh, rồi 3 đệ nhất phu nhân thời hậu Mao cho đến nay.

Giang Thanh cũng xuất thân từ ngôi sao điện ảnh, được đưa vào Bộ Chính trị, quyền hành trong tay vô tận, nên đã tàn bạo trong Cách Mạng Văn Hoá, giết chết 7,730,000 người Trung Hoa, cuối cùng chết thảm trong nhà tù trong bọn “Bè lũ 4 tên”, Tứ nhân bang.

Vợ của Đặng Tiểu Bình rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Vợ của Giang Trạch Dân hầu như không hề tháp tùng chồng, và vợ của Hồ Cẩm Đào cũng không xuất hiện trước công chúng. Người mình có câu “tốt khoe, xấu che”, có lẻ các vị phu nhân đó không có cái gì đặc biệt để khoe cả, ví dụ như những mụ nái sề gặp nhau từ hồi còn du kích trong bưng. Bà Bành thì trái lại, bà nổi tiếng hơn ông Tập do sắc đẹp và giọng hát, lời ca của một ca sĩ.

3.4. Đệ nhất tiểu thơ Tập Minh Trạch

Theo chính sách một con, ông Tập, bà Bành có cô con gái duy nhất là Tập Minh Trạch (Xi Mingze), sinh ngày 27-6-1992.

Tháng 9 năm 2010, Tập Minh Trạch theo học tại Đại học Harvard với một cái tên khác để tránh sự chú ý. Tờ Washington Post cho biết, cô gái họ Tập nầy được bạn bè mô tả là người rất dễ hoà đồng, hiếu học và rất kín đáo. Nói tiếng Anh rất chuẩn. Cô được các vệ sĩ Trung Cộng bảo vệ 24/24, thậm chí nhân viên FBI cũng được nhiệm vụ bí mật bảo vệ cô đệ nhất tiểu thơ nầy.

Trước đại hội 18 của đảng Cộng Sản Trung Hoa, con cái của cán bộ lãnh đạo đang làm việc hoặc học tập ở nước ngoài, bất ngờ phải ngưng tất cả mọi hoạt động để trở về nước. Họ phải bán nhà, bán xe, hủy bỏ các tài khỏa ngân hàng của mình ở nước ngoài.

Nhiều lý do được báo chí phỏng đoán là trước đây, dư luận cho rằng nhiều cán bộ chân trong chân ngoài, đưa vợ con đem tài sản ra khỏi nước, chuyển tiền ra ngân hàng ngoại quốc, xây dựng bãi đáp để hạ cánh an toàn khi có biến. Việc đưa con cái về nước để chứng tỏ sự trung thành của mình.

Tập Minh Trạch về nước trước khi cha cô được cử làm Tổng bí thư Đảng hồi tháng 11 năm 2012.

3.5. “Đệ nhất phu nhân dính vào tội ác”

Trong chuyến công du đầu tiên với chức vụ Tổng Bí Thư Đảng và Chủ Tịch nước, đến Nga và 3 nước Phi châu là Tanzania, Congo và Nam Phi, dư luận thế giới chú ý nhiều đến đệ nhất phu nhân 51 tuổi nầy, xinh đẹp, rực rỡ, ăn mặc rất thời trang, luôn nở nụ cười của người nghệ sĩ nhân dân với quân hàm thiếu tướng.

Khi Tập Cận Bình về nước thì ban kiểm duyệt nhà nước Trung Cộng rất đau đầu vì một bức ảnh của đệ nhất phu nhân trên trang web China Digital Times ngày 30-3-2013. Ghi hình bà Bành đã hát bài ca ngợi các đơn vị đã trực tiếp dùng xe tăng cán nát thây sinh viên và thanh niên trong vụ thảm sát tàn bạo của đảng CS Trung Hoa ở Thiên An Môn năm 1989, làm chết trên 3,000 người. Các tổ chức dân chủ người Hoa ở hải ngoại tiết lộ những tin tức và hình ảnh của bà Bành liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn 24 năm về trước (3-6-1989). Bức ảnh của bà Bành khi ấy còn trẻ, mặc quân phục màu xanh, tóc buộc lại theo kiểu đuôi ngựa, đứng hát trước các bộ đội đầu đội mủ sắt, tay mang súng trường ngồi thành hàng trên quảng trường Thiên An Môn. Dưới bức ảnh có ghi chú như sau “Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, Bành Lệ Viện hát để động viên những người lính. Tạp chí Open Magazine đã công bố bức hình nầy”. Tấm hình gây tranh luận và bị cán bộ kiểm duyệt xóa ngay lập tức. Tài khỏan của người tung ra bức ảnh cũng bị đóng ngay sau đó.

Đó là sự khác biệt giữa các đệ nhất phu nhân Cộng Sản với các đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ. Nguyên tắc chung để đánh giá, cái gì có dính líu, thuộc về Cộng Sản thì chưa bao giờ hoàn toàn tốt cả, sắc đẹp và tài năng của bà Bành cũng thế.

Các Blogger dân chủ hải ngoại yêu cầu ông Tập, bà Bành hãy tỏ thái độ rõ ràng về sự kiện Thiên An Môn, yêu cầu ngừng đàn áp Pháp Luân Công và xây dựng một nghĩa trang cho những người bị giết bởi chế độ tàn bạo, diệt chủng.

Một nhà dân chủ ở Pháp cho rằng, bà Bành là một bông hoa tươi thắm, cài trên ngực ông Tập, thì bổng nhiên trở thành một cánh hoa hồng héo úa đầy gay nhọn, cực kỳ nguy hiểm.

4* Tập Trọng Huân
4.1. Tiểu sử

Tập Cận Bình được xem như thuộc thế hệ thái tử đỏ, tức là nối nghiệp cha lãnh đạo quốc gia. Nói đến thái tử thì phải nhắc đến các vua cha. Tập Trọng Huân.

Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun) sinh ra ở một nông trại của tỉnh Thiểm Tây vào ngày 15-10-1913. Chết ngày 24-5-2002. Được kết nạp vào đảng năm 1928, từng giữ chức phó thủ tướng thời Chu Ân Lai.

Cuối tháng 9 năm 1962, bị giáng chức vì bị ghép tội cầm đầu nhóm chống Mao Trạch Đông, chống đảng. Trùm mật vụ lúc đó là Khang Sinh (Kang Sheng), tên tàn bạo ví như trùm mật vụ Beria của Stalin bên Liên Xô, ghép Tập Trọng Huân về tội chỉ đạo, là tác giả thứ nhất của cuốn sách nói về tiểu sử của một cán bộ tên Lưu Chí Đan (Liu Zhidan), nguyên là đồng chí cũ của Trọng Huân, tên nầy chỉ trích Mao Trạch Đông về những thất bại của “Bước Đại Nhảy Vọt”, tức là từ nông nghiệp lạc hậu với cái cày và con trâu, nhảy thẳng lên công nghiệp hoá, cơ giới hóa, thông qua việc nhà nhà đều xây dựng lò luyện thép. Nông dân bỏ ruộng đồng, hoa màu thúi rữa để luyện thép. Kết quả kinh tế thất bại đưa đến nạn đói giết chết 40 triệu người Trung Hoa. Họ phải trao đổi con cho nhau để ăn thịt. Tác giả cuốn sách Lưu Chí Đan tên là Li Jiantong, Trọng Huân không có liên hệ gì đến cuốn sách đó cả, chỉ vì Lưu Chí Đan là bạn đồng chí cũ của ông mà thôi.

4.2. Bị giáng chức và bỏ tù

Tập Trọng Huân bị giáng chức, từ phó thủ tướng xuống làm phó giám đốc xưởng sản xuất máy cày.

Trong Cách Mạng Văn Hoá, vào tháng 1 năm 1967, Tập Trọng Huân bị đưa đến đấu tố ở nhiều nơi trong tỉnh Thiểm Tây, sau đó bị giam 8 năm tù và tiếp theo là 8 năm quản chế. Lúc đó, Tập Cận Bình bị đày đi lao động cưỡng bách ở nông thôn.

Sau khi “Bọn bè lũ bốn tên” (Tứ nhân bang) do Giang Thanh đứng đầu bị cầm tù, Tập Trọng Huân và vợ đâm đơn kêu oan khắp nơi.


Ngày 4-8-1979, ông được trả tự do, phục hồi danh dự và được cử làm bí thư tỉnh Quảng Đông.

Đặng Tiểu Bình giao cho nhiệm vụ thành lập đặc khu kinh tế, mở cửa mời tư bản vào đầu tư, theo kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Đông. Được bầu làm phó chủ tịch quốc hội khoá 5 và khoá 7. Tập Trọng Huân là người thầy đào tạo, dìu dắt đưa Hồ Cẩm Đào lên làm Tổng Bí Thư, cho nên họ Hồ mới hết lòng nâng đở, đưa Tập Cận Bình lên vị trí lãnh đạo quốc gia như hiện nay.

Tập Trọng Huân cũng đã bị chỉ trích là đã có quyết định dùng vũ lực để đàn áp sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989. Báo chí nhà nước đã che dấu sự kiện đó vì sợ vấn đề có ảnh hưởng đến Tập Cận Bình đang giữ chức Tổng bí thư đảng và Chủ tịch nước.

5* Tập Cận Bình
5.1. Tiểu sử

Tập Cận Bình (Xi Jinping) sinh ngày 15-6-1953 tại Thiểm Tây. Tổng Bí Thư Đảng, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, lãnh đạo một đất nước với 1.4 tỷ dân, Tổng tư lịnh một quân đội với trên 4 triệu người, gồm cả quân trừ bị. Cha là Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun) mẹ là vợ thứ hai của Trọng Huân tên Qi Xin.

Tập Cận Bình tốt nghiệp cử nhân chính trị, kỹ sư hoá chất, thạc sĩ và tiến sĩ luật.

Phó chủ tịch nước (15-3-2008). Được cho là thế hệ thái tử đảng nhưng Tập Cận Bình đã trải qua 6 năm bị đày đi lao động cưỡng bách ở nông thôn, đời sống rất thiếu thốn và khó khăn. Có lẻ vì lý do đó mà ông Tập trở nên kín đáo, trầm lặng, vì chế độ độc tài Cộng Sản kiểm soát con người toàn diện, từ thái độ đến suy nghĩ bằng những tổ tam tam chế. Không ai tin tưởng ai cả, ngay giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái. Một bằng chứng cụ thể là con gái của Lâm Bưu là Lâm Lập Hành, đã tố cáo cha, mẹ là Diệp Quân và em là Lâm Lập Quả mưu đồ đào thoát, nên cả gia đình bị chết không toàn thây do phi cơ bị hỏa tiễn của Mao Trạch Đông bắn hạ.

Tập Cận Bình có nụ cười mỉm chi luôn nở trên môi nên không ai biết được cảm xúc của ông ta cả. Đó là nụ cười bí hiểm.

5.2. Trung Cộng chặn trang Bloomberg vì tiết lộ tài sản gia đình Tập Cận Bình

Ngày 29-6-2012, trang tin kinh tế hàng đầu thế giới Bloomberg loan tin về tài sản của những người trong gia đình Tập Cận Bình, có nhiều khoản đầu tư và tài sản ở Hồng Kông, trang tin nầy bị khóa truy cập ở Trung Cộng suốt hơn một tháng.

Sau bản tin, mật vụ Trung Cộng đã theo dõi những nhân viên của trang tin kinh tế nầy. Các ngân hàng và cơ quan tài chánh nhà nước cũng hủy bỏ những cuộc họp với Bloomberg. Ông Mathew Winkler, tổng biên tập cho biết, nhân viên điều tra Trung Cộng đã đến kiểm tra các ngân hàng trong nước, xem họ có tiết lộ tin tức bí mật về tài sản của gia đình họ Tập hay không.

Phần lớn, các ngân hàng nhà nước và các cơ quan tài chánh đều mua tin tức của Bloomberg, nên hành động nầy có thể làm cho Bloomberg mất đi nhiều triệu USD trong doanh nghiệp.

Bloomberg đưa tin, tài sản của gia đình họ Tập ở Hồng Kông trị giá ít nhất là 376 triệu USD của người chị là Tập Kiều Kiều và chồng con, của em là Tập Viễn Bình.

Gia tài đồ sộ của gia đình cán bộ lãnh đạo là một chướng ngại vật trong chủ trương bài trừ tham nhũng.

6* Việt Nam sau nụ cười bí hiểm của Tập Cận Bình

Đặc điểm nổi bật về nhân dạng của Tập Cận Bình là miệng luôn nở nụ cười mỉm chi. Mỉm chi hay cười mỉm là chỉ chúm môi hay hơi hé miệng, chớ không cười ra tiếng.

Bản thân Tập Cận Bình rất kín đáo, thâm trầm, luôn che dấu cảm xúc, đối tượng không biết ông đang nghĩ gì cho nên gọi đó là nụ cười bí hiểm.

Nụ cười mỉm của Tập Cận Bình ấn tượng đến nổi vào ngày 16-2-2012, sau 27 năm gặp lại, vợ chồng người Mỹ là ông bà Roger và Sarah Lande, câu nói đầu tiên của bà Sarah khi gặp lại Tập Cận Bình là “Tôi thích nụ cười của ông” (I like your smile & he had the same smile). Nguyên là khi Tập Cận Bình làm phó chủ tịch thành phố Hạ Môn, năm 1985 ông Tập sang thăm thành phố kết nghĩa với Hạ Môn là Muscatine, bang Iowa, khi đó được ông bà Roger và Sarah Lande đãi bửa ăn tối tại nhà. Ông Tập sang Iowa để nghiên cứu về nông nghiệp của Hoa Kỳ.

Kể từ khi tái lập bang giao hai nước từ năm 1991, chưa bao giờ chủ quyền Biển Đông của Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng như dưới thời Tập Cận Bình nằm trong giới lãnh đạo Bắc Kinh. Thế nhưng đảng CSVN luôn luôn tỏ ra hèn nhát, luôn miệng ca ngợi kẻ cướp, nào là bạn bè tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, trong khi ngư dân Việt Nam bị bắn giết, bắt bớ đánh đập, tịch thu dụng cụ và tài sản…

Trong khi Nguyễn Phú Trọng nhiều lần gọi điện thoại chúc mừng, ca ngợi với lời lẻ nịnh bợ, thì ngày 28-1-2013, Tập Cận Bình tuyên bố “Không một quốc gia nào hy vọng Trung Quốc sẽ thương lượng lợi ích quốc gia cốt lõi của mình, cũng không nên hy vọng rằng Trung Quốc có thể chấp nhận quả đắng trong việc làm tổn hại lợi ích chủ quyền, an ninh, và phát triển của Trung Quốc”.

Cụm từ “lợi ích chủ quyền” ai ai cũng biết là vùng biển hình lưỡi bò, trong đó có HS/TS của VN, mà Trung Cộng nhận là chủ.

Điều đáng chú ý là kể từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền thì Trung Cộng thi hành nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, cuộc tập trận lớn nhất diễn ra ngày 30-1-2013. Đồng thời với tập trận Trung Cộng còn ra quyết định khám xét tàu bè “nước ngoài” ở Biển Đông, mục đích rõ ràng là ngăn chặn tàu đánh cá của ngư dân VN và Philippines trong khu vực.

Đảng CSVN không có cách gì bảo vệ được tài nguyên và lãnh thổ của VN trong vùng biển của mình. Đó không phải là do Trung Cộng là một cường quốc hùng mạnh về quân sự đối với VN, mà là do cái tinh thần nộ lệ Trung Cộng đã phát sinh từ thời Hồ Chí Minh, cụ thể là tôn sùng, thờ phượng, bợ đít Mao Trạch Đông. Kế đến, Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng biển đảo cho quan thầy, rồi tới Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười van xin để cho được làm một khu tự trị trực thuộc vào Bắc Kinh ở Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) ngày 2-9-1990. Giang Trạch Dân đã ra thời gian 30 năm để VN hoàn tất thủ tục xin lệ thuộc vào thiên triều.

Tinh thần nô lệ được thể hiện khi đảng CSVN cho biết sẽ thành lập một “Ngày đền ơn đáp nghĩa”, mời những quan thầy đã giáo dục những cán bộ VN du học Trung Cộng, mời họ sang VN, để cho đám học trò bày tỏ lòng cung kính và nhớ ơn, ghi lòng tạc dạ. Một số cán bộ du học Trung Cộng gồm Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Khoan và hơn 20 cán bộ chính phủ đã từng học ở đại học Quế Lâm (Quảng Tây). Nguyễn Tấn Dũng, học về “ngành sư phạm”.

Do cái tinh thần nô lệ được mỹ miều thêu dệt là tình đồng chí môi hở răng lạnh, 16 chữ vàng, vì thế, những ai tin rằng đảng CSVN sẽ ra sức bảo vệ chủ quyền về tài nguyên, lãnh thổ VN ở Biển Đông là lầm to.

Thời gian qua, một cán bộ lãnh đạo đảng đã mớm ý cho một giải pháp gọi là hợp tác khai thác chung, tức là gạt bỏ vấn đề ai làm chủ qua một bên, mà cùng nhau thăm dò, khai thác và sản xuất rồi chia nhau theo tỷ lệ đóng góp về trí tuệ, khoa học kỹ thuật và phương tiện sản xuất. Thực tế là Trung Cộng lãnh đạo. Giải pháp nầy nhân dân VN không có lý do gì để chỉ trích đảng CSVN được cả. Trung Cộng chia chác bao nhiêu thì đó thuộc về bí mật quốc phòng, quốc gia, nên không công bố.

7* Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tập Cận Bình

7.1. Điện đàm chúc mừng

Sáng ngày 21-3-2013, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng, một lần nữa đã điện thoại chúc mừng đồng chí hảo hữu, (như quan thầy tốt) Tập Cận Bình đã vinh dự được bầu vào chức Chủ tịch nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, chúc nhân dân Trung Quốc anh em, dưới sự lãnh đạo tài tình của Tập Tổng bí thư, sẽ giành được thắng lợi vẻ vang, những thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trước đó, ngày 15-12-2012, Nguyễn Phú Trọng cũng đã điện chúc mừng khi ông Tập được cử làm Tổng bí thư đảng CS Trung Hoa. “Tôi rất vui mừng trước sự thành công của Đại hội đảng lần thứ 18, và tin tưởng rằng, nhân dân Trung Quốc anh em thực hiện thắng lợi mục tiêu do Đại hội đề ra. Trong những năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc đã đem lại lợi ích thiết thực của hai nước”.

Ngoài hai lần gọi điện thoại chúc mừng, Nguyễn Phú Trọng còn cữ một đặc sứ sang chầu quan thầy Tập Cận Bình. Đó là đặc sứ Hoàng Bình Quân, UV/TW Đảng, Trưởng ban Đối ngoại TW, hướng dẫn một phái đoàn sang sứ Trung Cộng. “Nhà nước và nhân dân VN luôn luôn coi trọng quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc”. Nhân dịp nầy, đặc sứ Hoàng Bình Quân chuyển lời của ông Trọng, mời ông Tập sang viếng Việt Nam trong cương vị mới.

Dư luận trong nước cho rằng, khi mà Trung Cộng bắn cháy tàu cá của ngư dân VN, ngăn cấm, rượt đuổi ngư dân mà ông Trọng không tiếc lời tâng bốc, ca tụng lãnh đạo Trung Cộng như thế, đúng là một hành động vô liêm sĩ.

Trong khi ông Trọng thốt những lời bợ đít quan thầy, thì một học sinh lớp bốn tên Trương Ánh Dương đã làm một bài thơ dạy ông Tổng bí thư một bài học về danh dự dân tộc và liêm sĩ của người Việt Nam.

7.2. Học sinh lớp bốn dạy Tổng bí thư về danh dự dân tộc và liêm sĩ của người Việt Nam

Ông Trọng nói “Nhân dân Việt Nam luôn luôn coi trọng sự hợp tác toàn diện với Trung Quốc”. Thử hỏi nhân dân nào đây? Nói dóc hoài. Cho dù có hèn hạ, trơ trẻn, thì nịnh bợ kẻ thù cũng nên ở mức độ vừa phải thôi chứ!

Một cậu bé 9 tuổi, học lớp 4 trường Trí Đức tên Trương Ánh Dương, do cô giáo Đặng Nguyệt Anh phụ trách đã làm bài thơ có những đoạn như sau:

Bà kể chuyện các binh đoàn lính tế
Đảo Hoàng Sa là đất nước, là nhà
Dẫu xa xôi nhưng thật là gần gũi
Là máu thịt của bao đời ông cha
Cũng bởi nghịch cảnh của chiến tranh
Bọn cơ hội tham lam vào xâm chiếm
Giành Hoàng Sa từ đấy đến bây giờ
Người Việt Nam cháu luôn tự hỏi
Người Trung Hoa đất rộng mênh mông
Đây sa mạc, kia là biển cả
Tranh giành chi đất nước của ông cha (cháu)
Người chính nghĩa lấy nhân từ làm trọng
Người Việt Nam sao không nổi giận
Đất của ta, đảo cũng của ta
Ngàn năm ấy yên bình không giành giật
Giờ tàu bè đánh bắt bị đuổi ra
Những ngư dân hiền lành ra biển cả
Mang theo mình chỉ mảnh lưới, cần câu
Ông biết không? thế là bọn ác bá
Dùng sức mạnh súng đạn bắn cháy tàu
Cho cháu hỏi một câu ông Tập nhé
Nếu ông là người Việt sẽ nghĩ sao?
Vốn hòa hữu ghét kẻ cường hào
Chắc ông mĩm cười chẳng nói thành câu!

Bài thơ do độc giả Đặng Quốc Bảo đăng lên, và trang mạng Nguyễn Tấn Dũng đăng lại.

So sánh lời lẻ của một em bé 9 tuổi với ông già 69 tuổi, người ta thấy như cậu bé chửi cha ông cụ. Đó là một bài học về danh dự dân tộc và liêm sĩ của người Việt Nam.

Cậu bé dám chửi bọn Tàu khựa bằng những từ ngữ “bọn cơ hội tham lam xâm chiếm”, “đất của ta đảo cũng của ta”, “bọn ác bá”, “bắn cháy tàu”, “ghét kẻ cường hào”…Trong khi cậu bé dám nói “người Việt Nam sao không nổi giận?” thì ông Tổng Trọng lại nói “Nhà nước và nhân dân VN luôn luôn coi trọng sự hợp tác toàn diện với Trung Quốc, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước”. Lại còn mời mọc, tiếp đón kẻ thù vào nhà. Nhớ lại trước đây, họ Tập được các trẻ em VN cầm cờ 6 sao (thay vì cờ chính thức 5 sao) thể hiện việc thi hành Hội Nghị Thành Đô năm 1990, theo đó đảng CSVN gồm Nguyễn Văn Linh (TBT), Phạm Văn Đồng (cố vấn) Đỗ Muời (TT), Hồng Hà, Đinh Nho Liêm, xin được nhận làm một khu tự trị như Mãn, Tạng, Hồi, Mông và Việt của Trung Cộng.

Thật ra cũng nên thông cảm cho ông cụ, vì ở Hội Nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) ngày 2 tháng 9 năm 1990, bọn bán nước, làm tay sai cho đế quốc Trung Cộng đã tự nguyện xin cho được làm một khu tự trị của Trung Cộng, đến nổi tên Việt Cộng chính cống Nguyễn Cơ Thạch cũng phải dậm cẳng kêu trời, và xác nhận “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Vì nói câu đó mà bị cách chức, loại trừ ra khởi Bộ Chính Trị Đảng CSVN.

8* Kết luận

Các nhà quan sát cho rằng ông Tập dùng bà Bành làm thứ vũ khí chinh phục, được xem như bí mật vì không tiết lộ, thì có thể đúng với quần chúng người Trung Hoa trong nước, nhưng đối với quốc tế thì các vấn đề hệ trọng có liên quan đến quyền lợi quốc gia thì sắc đẹp phụ nữ bị dẹp qua một bên.

Dư luận cho rằng Hồ Cẩm Đào đã được Tập Trọng Huân dìu dắt, nâng đở đưa lên chức Tổng bí thư cho nên việc họ Hồ đưa Tập Cận Bình lên thay thế mình thì không phải là chuyện lạ.

Tập Cận Bình cam kết thực hiện “giấc mộng Trung Quốc” tức là làm chúa tể càn khôn, do vậy Việt Nam khó thoát ra khỏi bàn tay của Trung Cộng, một khi đã cầu xin được lệ thuộc vào mẫu quốc ở Hội Nghị Thành Đô năm 1990.

Năm 2010, khi Tập Cận Bình viếng thăm, các em học sinh Việt Nam cầm cờ 6 sao để chứng tỏ việc thêm một ngôi sao, đó là khu tự trị Việt Nam cùng với 4 sao đã có là Mãn, Tạng, Mông, Hồi bao quanh Hán tộc là ngôi sao lớn ở chính giữa.

Nguyễn Cơ Thạch không dám nói chơi, khi xác nhận “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu” (năm 1990)

Trúc Giang
Minnesota ngày 26-4-2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.