Hôm nay,  

Bên Thắng Cuộc 2 Quyền Bính: Tác Phẩm Xuất Sắc, Nên Đọc

02/04/201300:00:00(Xem: 4562)
"Bên Thắng Cuộc 2 - Quyền Bính" là tác phẩm xuất sắc, cần có trong tủ sách gia đình của những người quan tâm và muốn tìm hiểu về các dòng chảy chính trị, văn học và xã hội ở quê nhà.

Nên đọc tác phẩm này để biết thác Bản Giốc đã bị mất ra sao, và cuộc tranh cãi trong nội bộ Đảng CSVN về việc "chia đôi" thác Bản Giốc ra sao (trang 337-339). Nên đọc để biết rằng cuối tháng 4-1975, nhiên liệu xăng dầu của Lục Quân VNCH đã cạn sạch (ghi chú 258, trang 168). Nên đọc để biết thiệt hại của Huế trong Tết Mậu Thân: 14.000 thường dân chết, 24.000 thường dân bị thương, chưa kể gần 3.000 lính VNCH và lính Hoa Kỳ, 627.000 người mất nhà cửa... tới nổi "băn khoăn về Mậu Thân còn dai dẳng, thời gian cũng không thể che lấp được. Lịch sử đang đợi những người còn sống phải làm rõ, nhất là những người có chức, có quyền." (trang 162-163)... Đó chỉ là miớ kể một số thông tin vài trang trong bộ sách dày 448 trang này.

Bản in trên giấy của Bên Thắng Cuộc 2 "Quyền Bính" đã chính thức phát hành tại Quận Cam, hiện đang phát hành bởi Nhật Báo Người Việt.

Tác phẩm này bây giờ đã đưa ra nhiều thông tin mà những người "bên thua cuộc" -- thí dụ như tôi, trước giờ tuy là người ngaỳ đêm tìm đọc thông tin về quê nhà, nhưng chủ yếu chỉ là nghe đồn và không bao giờ có thể dám khẳng định điều gì là hư, là thực -- có thể dựa vào để làm một tác phẩm tham khảo khả tín và phong phú.

Trước Huy Đức, cũng có những người viết cận cảnh như Vũ Thư Hiên, Bùi Tín và một số tác giả khác đã phổ biến những mảng thông tin về chế độ CSVN, về phong trào Nhân Văn, về cải cách ruộng đất, về trận đàn áp những thủ hạ thân tín của Tướng Võ Nguyên Giáp và triệt hạ những người có tư tưởng cấp tiến.

Nhưng cơ duyên Huy Đức là khác -- anh là người sống giữa và chứng kiến các vận động đổi mới của cơ chế CS -- và anh đã bổ túc những mảng thông tin từ một nhà báo hoạt động từ Sài Gòn và tiếp cận những mảng thông tin trong thời kỳ đổi mới, phỏng vấn trực tiếp và quan sát những người như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, vân vân.

Thực tế, trong tác phẩm BTC2, Huy Đức cũng viết về những vấn đề mà anh không có cơ duyên tiếp cận, như về Nhân Văn Giai Phẩm, như về biên giới Trung Quốc và Việt Nam -- nhưng anh trình bày với thông tin từ những người trực tiếp với những vấn đề naỳ. Thí dụ, về Nhân Văn Giai Phẩm, Huy Đức trình bày qua tài liệu thu thập từ Nguyễn Huy Tưởng, từ Phùng Quán, từ Vũ Tú Nam, hay từ Đại Tá Thái Kế Toại của sở A-25 (tức nhà văn Lê Hoài Nguyên).

Nơi đây, chúng ta trích một số đoạn về tranh chấp biên giới để thấy rằng nhiều nơi ở biên giới, kể cả thác Bản Giốc đã lấn chiếm ra sao, qua mô tả của Huy Đức ở Chương 20 (Lê Khả Phiêu và Ba Ông Cố Vấn):

...Có lẽ ít có một quốc gia to lớn nào lại sử dụng những phương thức lấn cõi theo kiểu người Trung Quốc đã làm ở Việt Nam: “Ở một số địa phương, do địa hình phức tạp, điều kiện sinh hoạt của dân cư Trung Quốc gặp khó khăn, theo yêu cầu của phía Trung Quốc, Việt Nam đã cho mượn đường đi lại, cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy củi, đặt mồ mả,… trên đất Việt Nam. Nhưng, lợi dụng thiện chí đó của Việt Nam, họ đã dần dần mặc nhiên coi những vùng đất mượn này là đất Trung Quốc. Khi xây dựng các công trình cầu cống trên sông, suối biên giới như cầu ngầm Hoành Mô, Quảng Ninh, cầu ngầm Pò Hèn, Quảng Ninh, đập Ái Cảnh, Cao Bằng, cầu Ba Nậm Cúm, Lai Châu,… phía Trung Quốc cũng lợi dụng việc thiết kế kỹ thuật làm thay đổi dòng chảy của sông, suối về phía Việt Nam, từ đó dịch dần đường biên giới”(502).

bia_sach_ben_thang_cuoc
Bìa sách Bên Thắng Cuộc 2 "Quyền Bính."
Chuyện Trung Quốc tự ý di chuyển, lén lút đập phá, thủ tiêu các cột mốc, lấy tên bản của Trung Quốc đặt cho xóm của Việt Nam… có thể tìm thấy ở bất cứ địa phương nào trên vùng biên giới. Họ cũng không ngần ngại áp dụng những phương thức như vậy để lấn chiếm những vùng lãnh thổ nổi tiếng lâu đời của Việt Nam như Đồng Đăng, thác Bản Giốc.

“Ngày 20-2-1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc. Khi quan hệ hai bên còn hữu nghị, Trung Quốc đã xây dựng đường sắt vượt qua đường biên giới lịch sử 300m rồi coi điểm nối ray đó là biên giới. Họ trắng trợn nguỵ biện rằng khu vực hơn 300m đường sắt đó là đất Trung Quốc vì không thể có đường sắt của nước này đặt trên lãnh thổ nước khác”(503).

Đàm phán biên giới Việt - Trung lần thứ nhất diễn ra tại Bắc Kinh ngày 15-8-1974, khi “tình hữu nghị” giữa hai nước bắt đầu có những rạn nứt sau chuyến đi năm 1972 của Nixon. Sau khi đánh chiếm Hoàng Sa, ngày 19-1-1974, Trung Quốc bắt đầu gia tăng các hoạt động khiêu khích biên giới (504). Đàm phán lần thứ hai, kéo dài từ ngày 7-10-1977 tới tháng 6-1978, diễn ra khi các vụ khiêu khích vũ trang từ phía Trung Quốc tăng cao hơn(505). Đối thoại chấm dứt khi xung đột lên đỉnh điểm bởi vụ “nạn kiều”. Sau cuộc chiến tranh biên giới, kéo dài từ ngày 17-2 đến 5-3-1979, ngày 18-4-1979, cuộc đàm phán lần thứ ba được nối lại tại Hà Nội. Nhưng, từ đó cho đến năm 1991, xung đột vũ trang liên tục diễn ra. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, mỗi năm Trung Quốc gây ra hơn tám trăm vụ khiêu khích biên giới (506)..."(hết trích)

Có thể thấy rằng, lúc đó mỗi năm TQ gây ra hơn 800 vụ khiêu khích biên giới... Điều khó hiểu rằng, tại sao Hà Nội im lặng khi TQ chiếm Hoàng Sa thì không có thông tin rõ ràng.

Bên Thắng Cuộc 2 "Quyền Bính" dày 448 trang, đầy những thông tin về những diễn biến lớn ở Việt Nam, về các nỗ lực hậu trường kình nhau giữa người đổi mới và bảo thủ, và các vận động này vẫn đang dẫn Việt Nam đi...

Nơi trang bìa sau có lời trình bày của Nguyễn Xuân Long, từ Đại học Michigan, Ann Arbor, USA:

“Tôi sẽ mua mấy bộ sách này để đem tặng. Một bộ cho cha tôi, một đảng viên cộng sản, người hằng đêm vẫn còn run lên vì xúc động khi kể cho tôi những gì xảy ra với chính cha ông mình thời cải cách ruộng đất. Một bộ sách cho dượng tôi, một gia đình công chức bình thường của chế độ cũ với tám người con đã bỏ Sài Gòn để bơ vơ khắp lục tỉnh miền Tây trong suốt 5 năm trời trước khi vượt biên thành công. Và một bộ sách cho bố vợ tôi, một người lính miền Bắc giản dị đã đặt chân vào Sài Gòn trong những ngày tháng Tư lịch sử ấy.”

Độc giả có thể mua sách này ở Người Việt Shop trên Amazon: www.amazon.com/shops/NGUOIVIETSHOP.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.