Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Lạng Sơn

3/8/201300:00:00(View: 5895)
TỈNH LẠNG SƠN

Tỉnh Lạng Sơn diện tích 8305 km vuoâng.

Dân số năm 2011 là 831.800 người, mật độ 90 người/km vuoâng. Sắc dân: Kinh, Tày, Nùng, Dao... Gồm có: Thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quang, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Mộc Bình, Đình Lập. Tỉnh lỵ ở TP Lạng Sơn. Tỉnh Lạng Sơn đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây của Tàu (253 km), bắc giáp tỉnh Cao Bằng, tây giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, nam giáp Bắc Giang, đông giáp Quảng Ninh. Nhiệt độ trung bình 220C. Lạng Sơn có nhiều rừng núi, cây gỗ dồi dào. Các thung lũng, là nơi trồng hoa màu tươi tốt. Có đồng cỏ rộng rãi, nên trâu bò mập mạp. Ở Lạng Sơn đã phát hiện ra các di chỉ của người Việt thời văn minh cổ đại. Dân tộc Tày có nhiều tục ngữ ca dao phong phú. Dân tộc Nùng có làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc.

Lịch sử tỉnh Lạng Sơn: Thời vua Hùng, vùng đất Lạng Sơn thuộc bộ Lục Hải, vào thời nhà Trần gọi là lộ Lạng Giang. Thời vua Lê Thánh Tông gọi là thừa tuyên Lạng Giang (1466), rồi xứ Lạng Sơn (1490). Năm 1831, thời Minh Mạng đổi thành tỉnh Lạng Sơn. Tháng 12-1975, Lạng Sơn và Cao Bằng gộp lại thành tỉnh Cao Lạng; đến tháng 12-1978, lại tách ra làm hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng trở lại.

Chùa Tam Thanh: Chùa ở trong động Tam Thanh, thuộc TP. Lạng Sơn, Động Tam Thanh sâu khoảng 50m, trong động có Hồ Cảnh (Hồ Âm Ty) nước không bao giờ cạn, cuối động có lối thông thiên. Trong động có nhiều hình tượng ly kỳ như tượng Phật, chạm trổ tinh vi từ TK 16-17. Nên chùa Tam Thanh là “Trấn danh bát cảnh” cuả xứ Lạng. Gần động Tam Thanh có thành cổ nhà Mạc.

Di tích ở huyện Bắc Sơn, đã phát hiện ra nhiều tư liệu khảo cổ, được xác định nền văn hóa Bắc Sơn thuộc thời kỳ đồ đá sơ khai, nơi đây còn tìm được nhiều công cụ đồ đá và di chỉ về sự cư trú của người Việt cổ, đã sinh sống chốn này.

Gần TP Lạng Sơn có hòn Vọng Phu, theo truyền thuyết nàng Tô Thị, bồng con lên núi cao, dõi mắt chờ chồng chinh chiến phương Bắc mà hoá đá. Nên Lạng Sơn từ xưa đã truyền tụng:

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa.

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."

Ải Chi Lăng ở Lạng Sơn là vị trí hiểm yếu về quân sự. Núi đá vôi ở phía tây, núi Thái Hòa và Bảo Đài ở phía đông, chỗ rộng nhất 1 km. Nơi đây đã biết bao lần là nơi làm mồ chôn giặc Bắc xâm lược. Quân Tống bị đánh đuổi tan tành vào thời nhà Lý, quân Nguyên bị đánh dồn dập dưới đời nhà Trần. Đại viện binh của Liễu Thăng bị Nghĩa quân Lam Sơn bao vây tiêu diệt trọn vào ngày 10-10-1427, nên ải Chi Lăng là nơi ấn tích lẫy lừng của nước Việt.

Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn, buôn bán nhộn nhịp, cách TP. Lạng Sơn về phía bắc 17 km, là thị trấn Đồng Đăng, từ đây có thể nhìn thấy ải Nam Quan. Nhưng ải Nam Quan hôm nay (30-4-2008) đã bị cắt nhượng cho Tàu cộng, tuy nhiên người viết vẫn tìm tòi, trình bày về di tích lịch sử này; vì ải Nam Quan là di tích của Lịch sử. Quyển “Phương đình dư Địa chí” của Nguyễn Văn Siêu (Ngô Mạnh Nghinh dịch, Tự Do xuất bản, Sài Gòn, 1960): “Cửa hay ải Nam Quan, đời Hậu Lê trở về trước gọi là cửa Pha Lũy (Pha Dữ) ở về phía bắc châu Văn Yên. Muốn vào An Nam phải qua ải này.”

Năm 1774, Đốc trấn Nguyễn Trọng Đang, tu sửa Ngưỡng Đức Đài của ta ở Nam Quan, ghi như sau: “Ngưỡng Đức Đài không biết dựng từ đời nào, hình như có từ niên hiệu Gia Tĩnh triều Minh, ngang với đời vua Lê Trang Tông nước ta. Đài không có quán xá, hai bên tả hữu, lợp bằng cỏ, từ trước, sửa chữa qua loa, nên vẫn như cũ. Vào năm Canh tý, nhà Lê Trung hưng của ta đời thứ 14, ngang với năm 44 đời vua Càn Long nhà Thanh. Đang tôi làm chức Đốc trấn (Lạng Sơn). Năm năm sau, Đang tôi sửa chữa xây dựng lại bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng”.

Trong cuốn “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Đỗ Đình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tâm, Hà Nội, 1926): “Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Việt-Tàu. Từ Hà Nội đến Lạng Sơn 150 km, đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa, đến cây số 158 là Tam Lung, đến cây số 162 là Đồng Đăng, đến cây số 167 là cửa Nam Quan, có núi Vọng Phu hay nàng Tô Thị là những danh thắng của Lạng Sơn, và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17 km”. Non nước Việt, Tiền Nhân đã tô điểm bằng xương máu. Chúng Ta phải làm gì?!!!

Lạng Sơn xinh xắn núi đồi
Nam Quan di tích, nhớ hoài khó quên

Cảm tác: Non nước Lạng Sơn

Lạng Sơn, bắc giáp tỉnh Cao Bằng
Liền lặn phía nam, giáp Bắc Giang
San sát Trung hoa, dài tít tắp
Trùng trùng rừng núi rộng thênh thang

Lạng Sơn, lắm suối, lại nhiều sông
Thung lũng bao la, ấy cánh đồng
Gia súc, cỏ tươi, quanh quẩn gặm
Nghề nông, đất tốt, mải mê trồng

Lạng Sơn, rừng rú rộng thênh thang
Nơi chợ Kỳ Lừa, hàng ngổn ngang
Nghi ngại Đồng Đăng, bờ giới tuyến
Giữ gìn tổ quốc, ải Nam Quan?!

Ải Chi Lăng, ấn tích sinh tồn
Đả viện, quân Minh hết đất chôn
Dồn dập đuổi Nguyên, Nguyên khiếp vía
Lẹ làng phạt Tống, Tống kinh hồn

Vọng phu Tô Thị, đứng chờ chồng
Hoá đá, bồng con, âu hoá công!
Thiếp ở lẻ loi, thao thức đợi
Chàng đi biền biệt, nhớ nhung trông

Chùa Tam Thanh, thạch nhũ lung linh
Tượng Phật, hoa đăng, thanh thoát hình
Di tích Bắc Sơn vang vọng tiếng
Lạng Sơn non nước vấn vương tình

Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.