Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Lạng Sơn

08/03/201300:00:00(Xem: 5133)
TỈNH LẠNG SƠN

Tỉnh Lạng Sơn diện tích 8305 km vuoâng.

Dân số năm 2011 là 831.800 người, mật độ 90 người/km vuoâng. Sắc dân: Kinh, Tày, Nùng, Dao... Gồm có: Thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quang, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Mộc Bình, Đình Lập. Tỉnh lỵ ở TP Lạng Sơn. Tỉnh Lạng Sơn đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây của Tàu (253 km), bắc giáp tỉnh Cao Bằng, tây giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, nam giáp Bắc Giang, đông giáp Quảng Ninh. Nhiệt độ trung bình 220C. Lạng Sơn có nhiều rừng núi, cây gỗ dồi dào. Các thung lũng, là nơi trồng hoa màu tươi tốt. Có đồng cỏ rộng rãi, nên trâu bò mập mạp. Ở Lạng Sơn đã phát hiện ra các di chỉ của người Việt thời văn minh cổ đại. Dân tộc Tày có nhiều tục ngữ ca dao phong phú. Dân tộc Nùng có làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc.

Lịch sử tỉnh Lạng Sơn: Thời vua Hùng, vùng đất Lạng Sơn thuộc bộ Lục Hải, vào thời nhà Trần gọi là lộ Lạng Giang. Thời vua Lê Thánh Tông gọi là thừa tuyên Lạng Giang (1466), rồi xứ Lạng Sơn (1490). Năm 1831, thời Minh Mạng đổi thành tỉnh Lạng Sơn. Tháng 12-1975, Lạng Sơn và Cao Bằng gộp lại thành tỉnh Cao Lạng; đến tháng 12-1978, lại tách ra làm hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng trở lại.

Chùa Tam Thanh: Chùa ở trong động Tam Thanh, thuộc TP. Lạng Sơn, Động Tam Thanh sâu khoảng 50m, trong động có Hồ Cảnh (Hồ Âm Ty) nước không bao giờ cạn, cuối động có lối thông thiên. Trong động có nhiều hình tượng ly kỳ như tượng Phật, chạm trổ tinh vi từ TK 16-17. Nên chùa Tam Thanh là “Trấn danh bát cảnh” cuả xứ Lạng. Gần động Tam Thanh có thành cổ nhà Mạc.

Di tích ở huyện Bắc Sơn, đã phát hiện ra nhiều tư liệu khảo cổ, được xác định nền văn hóa Bắc Sơn thuộc thời kỳ đồ đá sơ khai, nơi đây còn tìm được nhiều công cụ đồ đá và di chỉ về sự cư trú của người Việt cổ, đã sinh sống chốn này.

Gần TP Lạng Sơn có hòn Vọng Phu, theo truyền thuyết nàng Tô Thị, bồng con lên núi cao, dõi mắt chờ chồng chinh chiến phương Bắc mà hoá đá. Nên Lạng Sơn từ xưa đã truyền tụng:

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa.

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."

Ải Chi Lăng ở Lạng Sơn là vị trí hiểm yếu về quân sự. Núi đá vôi ở phía tây, núi Thái Hòa và Bảo Đài ở phía đông, chỗ rộng nhất 1 km. Nơi đây đã biết bao lần là nơi làm mồ chôn giặc Bắc xâm lược. Quân Tống bị đánh đuổi tan tành vào thời nhà Lý, quân Nguyên bị đánh dồn dập dưới đời nhà Trần. Đại viện binh của Liễu Thăng bị Nghĩa quân Lam Sơn bao vây tiêu diệt trọn vào ngày 10-10-1427, nên ải Chi Lăng là nơi ấn tích lẫy lừng của nước Việt.

Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn, buôn bán nhộn nhịp, cách TP. Lạng Sơn về phía bắc 17 km, là thị trấn Đồng Đăng, từ đây có thể nhìn thấy ải Nam Quan. Nhưng ải Nam Quan hôm nay (30-4-2008) đã bị cắt nhượng cho Tàu cộng, tuy nhiên người viết vẫn tìm tòi, trình bày về di tích lịch sử này; vì ải Nam Quan là di tích của Lịch sử. Quyển “Phương đình dư Địa chí” của Nguyễn Văn Siêu (Ngô Mạnh Nghinh dịch, Tự Do xuất bản, Sài Gòn, 1960): “Cửa hay ải Nam Quan, đời Hậu Lê trở về trước gọi là cửa Pha Lũy (Pha Dữ) ở về phía bắc châu Văn Yên. Muốn vào An Nam phải qua ải này.”

Năm 1774, Đốc trấn Nguyễn Trọng Đang, tu sửa Ngưỡng Đức Đài của ta ở Nam Quan, ghi như sau: “Ngưỡng Đức Đài không biết dựng từ đời nào, hình như có từ niên hiệu Gia Tĩnh triều Minh, ngang với đời vua Lê Trang Tông nước ta. Đài không có quán xá, hai bên tả hữu, lợp bằng cỏ, từ trước, sửa chữa qua loa, nên vẫn như cũ. Vào năm Canh tý, nhà Lê Trung hưng của ta đời thứ 14, ngang với năm 44 đời vua Càn Long nhà Thanh. Đang tôi làm chức Đốc trấn (Lạng Sơn). Năm năm sau, Đang tôi sửa chữa xây dựng lại bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng”.

Trong cuốn “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Đỗ Đình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tâm, Hà Nội, 1926): “Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Việt-Tàu. Từ Hà Nội đến Lạng Sơn 150 km, đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa, đến cây số 158 là Tam Lung, đến cây số 162 là Đồng Đăng, đến cây số 167 là cửa Nam Quan, có núi Vọng Phu hay nàng Tô Thị là những danh thắng của Lạng Sơn, và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17 km”. Non nước Việt, Tiền Nhân đã tô điểm bằng xương máu. Chúng Ta phải làm gì?!!!

Lạng Sơn xinh xắn núi đồi
Nam Quan di tích, nhớ hoài khó quên

Cảm tác: Non nước Lạng Sơn

Lạng Sơn, bắc giáp tỉnh Cao Bằng
Liền lặn phía nam, giáp Bắc Giang
San sát Trung hoa, dài tít tắp
Trùng trùng rừng núi rộng thênh thang

Lạng Sơn, lắm suối, lại nhiều sông
Thung lũng bao la, ấy cánh đồng
Gia súc, cỏ tươi, quanh quẩn gặm
Nghề nông, đất tốt, mải mê trồng

Lạng Sơn, rừng rú rộng thênh thang
Nơi chợ Kỳ Lừa, hàng ngổn ngang
Nghi ngại Đồng Đăng, bờ giới tuyến
Giữ gìn tổ quốc, ải Nam Quan?!

Ải Chi Lăng, ấn tích sinh tồn
Đả viện, quân Minh hết đất chôn
Dồn dập đuổi Nguyên, Nguyên khiếp vía
Lẹ làng phạt Tống, Tống kinh hồn

Vọng phu Tô Thị, đứng chờ chồng
Hoá đá, bồng con, âu hoá công!
Thiếp ở lẻ loi, thao thức đợi
Chàng đi biền biệt, nhớ nhung trông

Chùa Tam Thanh, thạch nhũ lung linh
Tượng Phật, hoa đăng, thanh thoát hình
Di tích Bắc Sơn vang vọng tiếng
Lạng Sơn non nước vấn vương tình

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.