Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Lạng Sơn

08/03/201300:00:00(Xem: 5140)
TỈNH LẠNG SƠN

Tỉnh Lạng Sơn diện tích 8305 km vuoâng.

Dân số năm 2011 là 831.800 người, mật độ 90 người/km vuoâng. Sắc dân: Kinh, Tày, Nùng, Dao... Gồm có: Thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quang, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Mộc Bình, Đình Lập. Tỉnh lỵ ở TP Lạng Sơn. Tỉnh Lạng Sơn đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây của Tàu (253 km), bắc giáp tỉnh Cao Bằng, tây giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, nam giáp Bắc Giang, đông giáp Quảng Ninh. Nhiệt độ trung bình 220C. Lạng Sơn có nhiều rừng núi, cây gỗ dồi dào. Các thung lũng, là nơi trồng hoa màu tươi tốt. Có đồng cỏ rộng rãi, nên trâu bò mập mạp. Ở Lạng Sơn đã phát hiện ra các di chỉ của người Việt thời văn minh cổ đại. Dân tộc Tày có nhiều tục ngữ ca dao phong phú. Dân tộc Nùng có làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc.

Lịch sử tỉnh Lạng Sơn: Thời vua Hùng, vùng đất Lạng Sơn thuộc bộ Lục Hải, vào thời nhà Trần gọi là lộ Lạng Giang. Thời vua Lê Thánh Tông gọi là thừa tuyên Lạng Giang (1466), rồi xứ Lạng Sơn (1490). Năm 1831, thời Minh Mạng đổi thành tỉnh Lạng Sơn. Tháng 12-1975, Lạng Sơn và Cao Bằng gộp lại thành tỉnh Cao Lạng; đến tháng 12-1978, lại tách ra làm hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng trở lại.

Chùa Tam Thanh: Chùa ở trong động Tam Thanh, thuộc TP. Lạng Sơn, Động Tam Thanh sâu khoảng 50m, trong động có Hồ Cảnh (Hồ Âm Ty) nước không bao giờ cạn, cuối động có lối thông thiên. Trong động có nhiều hình tượng ly kỳ như tượng Phật, chạm trổ tinh vi từ TK 16-17. Nên chùa Tam Thanh là “Trấn danh bát cảnh” cuả xứ Lạng. Gần động Tam Thanh có thành cổ nhà Mạc.

Di tích ở huyện Bắc Sơn, đã phát hiện ra nhiều tư liệu khảo cổ, được xác định nền văn hóa Bắc Sơn thuộc thời kỳ đồ đá sơ khai, nơi đây còn tìm được nhiều công cụ đồ đá và di chỉ về sự cư trú của người Việt cổ, đã sinh sống chốn này.

Gần TP Lạng Sơn có hòn Vọng Phu, theo truyền thuyết nàng Tô Thị, bồng con lên núi cao, dõi mắt chờ chồng chinh chiến phương Bắc mà hoá đá. Nên Lạng Sơn từ xưa đã truyền tụng:

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa.

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."

Ải Chi Lăng ở Lạng Sơn là vị trí hiểm yếu về quân sự. Núi đá vôi ở phía tây, núi Thái Hòa và Bảo Đài ở phía đông, chỗ rộng nhất 1 km. Nơi đây đã biết bao lần là nơi làm mồ chôn giặc Bắc xâm lược. Quân Tống bị đánh đuổi tan tành vào thời nhà Lý, quân Nguyên bị đánh dồn dập dưới đời nhà Trần. Đại viện binh của Liễu Thăng bị Nghĩa quân Lam Sơn bao vây tiêu diệt trọn vào ngày 10-10-1427, nên ải Chi Lăng là nơi ấn tích lẫy lừng của nước Việt.

Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn, buôn bán nhộn nhịp, cách TP. Lạng Sơn về phía bắc 17 km, là thị trấn Đồng Đăng, từ đây có thể nhìn thấy ải Nam Quan. Nhưng ải Nam Quan hôm nay (30-4-2008) đã bị cắt nhượng cho Tàu cộng, tuy nhiên người viết vẫn tìm tòi, trình bày về di tích lịch sử này; vì ải Nam Quan là di tích của Lịch sử. Quyển “Phương đình dư Địa chí” của Nguyễn Văn Siêu (Ngô Mạnh Nghinh dịch, Tự Do xuất bản, Sài Gòn, 1960): “Cửa hay ải Nam Quan, đời Hậu Lê trở về trước gọi là cửa Pha Lũy (Pha Dữ) ở về phía bắc châu Văn Yên. Muốn vào An Nam phải qua ải này.”

Năm 1774, Đốc trấn Nguyễn Trọng Đang, tu sửa Ngưỡng Đức Đài của ta ở Nam Quan, ghi như sau: “Ngưỡng Đức Đài không biết dựng từ đời nào, hình như có từ niên hiệu Gia Tĩnh triều Minh, ngang với đời vua Lê Trang Tông nước ta. Đài không có quán xá, hai bên tả hữu, lợp bằng cỏ, từ trước, sửa chữa qua loa, nên vẫn như cũ. Vào năm Canh tý, nhà Lê Trung hưng của ta đời thứ 14, ngang với năm 44 đời vua Càn Long nhà Thanh. Đang tôi làm chức Đốc trấn (Lạng Sơn). Năm năm sau, Đang tôi sửa chữa xây dựng lại bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng”.

Trong cuốn “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Đỗ Đình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tâm, Hà Nội, 1926): “Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Việt-Tàu. Từ Hà Nội đến Lạng Sơn 150 km, đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa, đến cây số 158 là Tam Lung, đến cây số 162 là Đồng Đăng, đến cây số 167 là cửa Nam Quan, có núi Vọng Phu hay nàng Tô Thị là những danh thắng của Lạng Sơn, và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17 km”. Non nước Việt, Tiền Nhân đã tô điểm bằng xương máu. Chúng Ta phải làm gì?!!!

Lạng Sơn xinh xắn núi đồi
Nam Quan di tích, nhớ hoài khó quên

Cảm tác: Non nước Lạng Sơn

Lạng Sơn, bắc giáp tỉnh Cao Bằng
Liền lặn phía nam, giáp Bắc Giang
San sát Trung hoa, dài tít tắp
Trùng trùng rừng núi rộng thênh thang

Lạng Sơn, lắm suối, lại nhiều sông
Thung lũng bao la, ấy cánh đồng
Gia súc, cỏ tươi, quanh quẩn gặm
Nghề nông, đất tốt, mải mê trồng

Lạng Sơn, rừng rú rộng thênh thang
Nơi chợ Kỳ Lừa, hàng ngổn ngang
Nghi ngại Đồng Đăng, bờ giới tuyến
Giữ gìn tổ quốc, ải Nam Quan?!

Ải Chi Lăng, ấn tích sinh tồn
Đả viện, quân Minh hết đất chôn
Dồn dập đuổi Nguyên, Nguyên khiếp vía
Lẹ làng phạt Tống, Tống kinh hồn

Vọng phu Tô Thị, đứng chờ chồng
Hoá đá, bồng con, âu hoá công!
Thiếp ở lẻ loi, thao thức đợi
Chàng đi biền biệt, nhớ nhung trông

Chùa Tam Thanh, thạch nhũ lung linh
Tượng Phật, hoa đăng, thanh thoát hình
Di tích Bắc Sơn vang vọng tiếng
Lạng Sơn non nước vấn vương tình

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.