Hôm nay,  

Fiscal Cliff?

11/12/201200:00:00(Xem: 8952)
Hoa Kỳ là một nước tiêu thụ. Cái gì ở Hoa Kỳ cũng đắc đỏ hơn nhiều nước trên thế giới. Xe hơi, máy móc, vật dụng tiêu thụ hằng ngày nếu chỉ kể một cách tượng trưng . Cho nên xe Nhật, xe Nam Hàn tràn ngập các khu bán xe. Và các cửa hàng lớn quen thuộc như Target, Walmart, Home Depot, Lowe đầy dẫy hàng Trung quốc. Lĩnh vực khác như chi phí săn sóc sức khỏe, Hoa Kỳ cũng xài nhiều hơn tính trên mỗi đầu người so với các nước Âu châu có trình độ y khoa không thua kém gì Hoa Kỳ.

Thậm chí đến lĩnh vực truyền thông. Thí dụ trước mắt là cuộc bàn luận về cái gọi là “Fiscal Cliff” trên các đài truyền hình, nhất là các đài cho thuê như CNN, MSNBC, Fox … Mở đài nào cũng thấy các đại diện dân, Dân biểu, Thượng nghị sĩ nói đến “Fiscal Clliff”. Nhưng chỉ cần biết người đang phát biểu là Cộng Hòa hay Dân Chủ, khán thính giả sẽ được nghe những lập luận lặp đi lặp lại giống nhau và ngược lại nhau mặc dù cả hai đảng đều cùng tìm một công thức tài chánh (qua một luật ngân sách) để giảm mức thâm thủng ngân sách quốc gia (deficit) và giảm nợ quốc tế (debt).

Dân Chủ nói cần tăng thuế cho 2% thành phần có lợi tức cao (trên $250,000 mỗi năm), và giảm chi phí (một cách chừng mực) các chương trình “quyền lợi – entitlement programs” như chương trình hưu bổng liên bang (Social Security), Medicare (cho người trên 65 tuổi), Medic-aid (cho người có lợi tức thấp). Trong khi Cộng Hòa bảo không tăng thuế thành phần có lợi tức cao để các ông bà này có tiền đầu tư giúp kinh tế phát triển và cần cắt giảm chi phí hay tái cấu trúc các chương trình “quyền lợi” một cách căn bản. Cuộc thảo luận trên các đài truyền hình có tính cách “tiêu thụ”, tiêu thụ giờ của các đài (để hốt tiền quảng cáo mà khỏi mất tiền thực hiện chương trình), tiêu thụ giờ của khán thính giả, vì không có lập luận nào có giá trị được nêu ra. Ông Dân Chủ nói ông Dân Chủ phải, bà Cộng Hòa nói bà Cộng Hòa hay. Cuối ngày không có một lợi ích trí tuệ nào qua các cuộc thảo luận đó cho khán thính giả và cho túi khôn của quốc gia.

Nhưng trước khi đi vào mê hồn trận truyền thông của John Boehner, Paul Ryan bên Cộng Hòa và Nancy Pelosi, Barack Obama bên Dân Chủ, hãy hỏi: “Fiscal Cliff” là cái gì, và tại sao quốc hội và tòa Bạch cung kéo nhau tới trước cái “vực” (cliff) để cãi nhau cách nhảy qua vực (*)

Trở lại năm 2011 sau khi đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại quốc hội qua cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2010 đảng Cộng Hòa không chịu hợp tác với đảng Dân chủ cầm quyền trong công tác làm luật. Đụng độ đầu tiên là vào giữa năm 2011 khi ngân sách quốc gia sắp cạn tiền và quốc hội cần quyết định sẽ vay các nước trên thế giới bao nhiêu tiền, và do đó nâng tổng số nợ quốc gia (debt limit – trần nợ) lên giới hạn nào. Quốc hội cần phải quyết định trước ngày 3 tháng 8, 2011 là ngày ngân sách quốc gia cạn tiền.

Nhân cơ hội này dảng Cộng Hòa đòi hỏi phải có chương trình giảm chi phí quốc gia để giải quyết nạn thâm thủng mới chịu tăng trần nợ. Dùng dằng nước đến chân, vô lẽ để cho nền tài chánh Hoa Kỳ phá sản, ngày 3/8 hai đảng mới thỏa thuận một luật “nâng trần nợ” lên thêm 900 tỉ mỹ kim gọi là Luật Kiểm soát Ngân sách 2011 (Budget Control Act of 2011) kèm theo nhiều điều khoản mà các điều khoản quan trọng là:

1. Thành lập một Ủy ban lưỡng đảng 12 người có nhiệm vụ nghiên cứu và trình Quốc hội trước ngày 23/12/2011 một kế hoạch giảm chi trong 10 năm tới tối thiểu trên 1200 tỉ mỹ kim. Kế hoạch giảm chi này được đụng chạm đến bất cứ khoản nào trong ngân sách như: tăng thuế, cắt chi phí quốc phòng, cắt các chương trình An sinh và Y tế như Medicare, Medicaid. Nếu Ủy ban chỉ cắt giảm được dưới 1200 tỉ mỹ kim hoặc không đồng ý nhau một chương trình cắt giảm nào cả (và quả thật đến tháng 11/2011 Ủy ban Lưỡng đảng đã không thể thỏa thuận một chương trình cắt giảm nào) thì Luật Kiểm soát Ngân sách 2011 quy định:


2. Luật giảm thuế lợi tức 10 năm có tên là: “Luật gỉảm thuế để giúp kinh tế tăng trưởng và tạo công ăn việc làm” (Jobs and Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003) của tổng thống Bush ban hành trong năm 2003 đáo hạn vào ngày 31/12/2012, sẽ không được gia hạn, nghĩa là thuế lợi tức tăng lên như cũ đối với mọi người. Ngoài thuế lợi tức, thuế hưu bổng (An sinh Xã hội và thuế Medicare) trừ trên lương tháng tạm giảm xuống 4.2% (theo luật kích cầu thông qua đầu năm 2009) sẽ trở lại 6.2% .

3. Trần nợ được tự động tăng 1200 tỉ mỹ kim (tháng 2/2013 khi ngân sách bắt đầu cần)

4. Chi phí quốc gia tự động bị cắt gỉảm 1200 tỉ mỹ kim chia đều 50% chi phí quốc phòng, 50% chi phí không quốc phòng.

5. Và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2013.

Ngoại trừ quốc hội thông qua một luật nào khác trước ngày 31/12/2012. Không có luật mới sự thi hành Luật Kiểm soát Ngân sách 2011 gồm tăng thuế (ngoài thuế lợi tức còn nhiều thứ thuế khác) và cắt giảm chi phí quốc phòng, các chi tiêu liên bang và nhất các chương trình quyền lợi (entitlements) sẽ đưa Hoa Kỳ vào một khung trời “kinh tế - tài chánh” mới mẽ chưa bao giờ Hoa Kỳ “du ngoạn” qua, và ông Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Quốc gia Ben Burnanke hài hước gọi là Cái vực tài chánh (Fiscal Cliff), một danh từ được giới truyền thông ưa thích. Theo Jack Shakeley, Chủ tịch danh dự của California Community Foundation, viết trong bài “Lets take the plunge” đăng trên Los Angeles Times ngày 5/12/2012 thật ra nó là một cái “dốc” (fiscal hill), hay một cái rào cản khó chịu (fiscal hurdles) hơn là một cái “vực”. Nếu là một cái vực đó là cái vực tự đào để chôn mình .

Ông Shakeley nhắc lại rằng đầu năm 2003, khi quốc hội chuyển luật giảm thuế 10 năm mục đích để giúp kinh tế tăng trưởng và tạo công ăn việc làm (như tên gọi của bộ luật) qua phủ tổng thống để ký ban hành, 450 kinh tế gia Hoa Kỳ trong đó có 24 người được giải Nobel kinh tế đồng lên tiếng kêu gọi tổng thống Bush đừng ký ban hành bộ Luật. Khối kinh tế gia này nói với tổng thống Bush rằng luật này không đạt được mục đích như cái tên của nó mà “chỉ làm cho ngân sách thâm thủng, đào rộng thêm hố ngăn cách giàu nghèo, không cho chính phủ liên bang thực hiện các chương trình xã hội cần thiết, và sẽ không làm cho kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng tốt (nguyên văn: The law “worsen the budget deficit, increase inequality, decrease the ability of the U.S. government to fund essential services, while failing to produce economic growth.”

Mười năm nhìn lại các nhà kinh tế đã tiên đoán đúng hậu quả xấu của luật “giảm thuế”. Hôm nay có cơ hội để cởi bỏ cái tai họa đó thì các các ông bà nghị sĩ dân biểu lại cãi nhau như mất vàng mất bạc.

Theo ông Jack Shakeley biết đâu cứ cùng nhau cầm tay nhảy xuống cái Fiscal Cliff mà hay. Sẽ nhức nhối một chút vì các cắt giảm quốc phòng, y tế và tăng thuế của giới nhà giàu sẽ làm cho kinh tê khựng lại và suy thoái ít nhất trong nửa năm đầu của năm 2013. Nhưng rồi đứng trước thực tế hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ sẽ phải tìm cách chấn chỉnh nơi nào cần chấn chỉnh.

Kinh qua “cái vực tài chánh”, ngân sách bớt thâm thủng, nợ nần quốc tế giảm xuống, sẽ mang lại lòng tin cho dân chúng Hoa Kỳ. Và khi dân có lòng tin, chí thú làm ăn kinh tế sẽ tăng trưởng.

Cùng tất biến. Biến tất thông.

Trần Bình Nam
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(*) Xem www.tranbinhnam.com ? Bình Luận ? Tài liêu số 397
http://www.tranbinhnam.com/binhluan/ChiecXe_CocCach.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.