Hôm nay,  

LỄ VUA VÀ BÁNH VUA

10/01/201200:00:00(Xem: 9920)

LỄ VUA VÀ BÁNH VUA

banh_vua_france-large-contentBánh Vua.

Nguyễn thị Cỏ May

Mùng 6 tháng giêng : Ngày Lễ Ba Vua...

Ăn Bánh Vua uống Champagne là Vua...

Ăn Bánh Vua uống Coca-Cola thành Cow-boy...

Những nước có lịch sử lập quốc lâu đời đều có những tập tục có giá trị văn hóa được dân gian gìn giữ. Tập tục cổ truyền thường bàng bạc những nét tôn giáo.

Ở Pháp ngày nay, dân chúng vẫn còn giữ “Ngày Lễ Ba Vua”. Hằng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng, người Pháp tổ chức “Lễ Ba Vua” để nhắc lại hiện tượng Đức Chúa Jésus Christ xuất hiện đến với các Vua. Thật ra, lễ không có gì rình rang. Đúng hơn, chỉ là lễ ăn “Bánh Vua” (= La Galette des Rois) được tổ chức trong gia đình hoặc giữa bạn bè thân mật. Ăn “Bánh Vua” uống Champagne là ngon, đúng điệu. Giống như Vua. Ăn “Bánh Vua” mà uống coca-cola thì trở thành cowboy.

Đây cũng là dịp để người thân trong họ hàng, bạn bè biếu nhau “Bánh Vua” vì bánh này chỉ được làm và bày bán vào sau ngày Tết cho đến hết tháng giêng mà thôi.

Bánh Chưng, bánh Tét ở Việt Nam trước đây vẫn là thứ bánh của lễ truyền thống. Những bánh này chỉ làm cho ngày Tết. Bánh mang giá trị văn hóa. Ở Miền Nam, đời sống phóng khoáng, nên bánh Tét xuất hiện cả vào những dịp lễ giỗ trong gia đình.

Ngày nay, các chợ Á Đông ở Pháp, hầu như bánh Tét, Bánh Chưng, có mặt trên gian hàng bánh kẹo suốt năm. Bánh Tét, Bánh Chưng bị tục hóa, bị áp lực xã hội tiêu thụ đánh mất đi giá trị văn hóa của bánh, để biến thành một món hàng bình thường trên thị trường toàn cầu.

“Bánh Vua” ! Cỏ May xin được gọi như vậy cho dễ gọi để nói chuyện về bánh này.

“Bánh Vua” chỉ có ở các nước Âu Châu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sau này, vượt Đại Tây Dương sang tận đất Huê Kỳ, tuy Huê Kỳ là xứ không có vua.

Lịch sử lập quốc xứ Huê Kỳ không có vua nên người Huê Kỳ rước “Bánh Vua” từ Âu Châu qua, để ít ra như thế, Huê Kỳ cũng có Vua Bánh cho khỏi thua kém Âu Châu ! Không biết “Bánh Vua” có qua tới xứ Úc ở Nam bán cầu xa xôi kia không ? Hay ở xứ Úc không có “Bánh Vua” vì Úc không có Vua mà chỉ có Nữ Hoàng?

“Bánh Vua” chưa qua tới Viêt Nam vì bị bánh Dầy, bánh Đa ngăn chận từ Bến Nhà Rồng, nên chưa kịp có tên gọi bằng tiếng Việt Nam. Ngày nay, người Việt Nam cư ngụ ở quốc gia có “Bánh Vua”, thì theo dân địa phương gọi tên bánh bằng tiếng địa phương. Dĩ nhiên bánh ở các nơi này cũng khác nhau. Từ cách làm, hình thức, vật liệu. Riêng ở Pháp, bánh vùng này cũng không giống bánh vùng kia. Nhưng ngày Lễ thì vẫn là đầu tháng giêng.

Cỏ May không thể nói tường tận cách làm “Bánh Vua” như một bài giáo khoa gia chánh. Nếu quí vị độc giả muốn học làm bánh lại là chuyện khác. Phải có điều kiện chớ ! Nói cho vui chớ quí vị nào muốn học làm “Bánh Vua”, năm nay trễ rồi, xin hẹn năm tới, Cỏ May sẽ đến tận nhà biểu diễn và hoàn toàn miễn phí.

Bánh căn bản là làm bằng bột mì, đường, trứng, bơ và kem hạnh nhân làm nhưn. Bột mì trộn với các vật liệu trên đây, nhồi nhuần nhuyễn, cán mỏng nhiều lớp, xếp chồng lên nhau. Giữa hai lớp bột người ta để một lớp kem hạnh nhân làm nhưn bánh, dày bằng một lớp bột. Người làm bánh không quên cài vào nhưn bánh tượng một ông Vua, nhỏ cở đầu ngón tay bằng sứ. Theo nền văn minh nhựa dẻo, Vua sau đó đưọc làm bằng plastic. Năm nay, Vua lại được thay thế bằng một mảnh lâu đài. Sau Lễ, người ta thay vì sưu tập tượng Vua, lại sưu tập những mảnh lâu đài để ghép lại thành một lâu đài của xứ Pháp. Xong, người thợ cắt bánh vừa làm xong thành hình tròn trước khi đưa vào lò nướng. Phải chăng vì bánh của Vua nên phải hình tròn, biểu hiện mặt Trời ?

Ở đâu, Vua cũng đều được tượng trưng bằng mặt Trời. Ở Pháp, vào thời quân chủ, có Vua Mặt Trời, tức vua Louis XIV. Ông vua này có câu nói mà ngày nay hãy còn nguyên giá trị và được áp dụng triệt để vào xã hội Việt Nam: “ Nhà nước là Ta ” !. Ở Việt Nam ngày nay, câu nói ấy trở thành: “ Nhà nước là Đảng ”!

“ Bánh Vua ” có nhiều loại phẩm chất, ngon dở khác nhau rất xa. Bánh bày bán ở cửa hàng trong Siêu Thị hoặc ở cửa hàng “ bánh mì, bánh ngọt ” không được Nghiệp đoàn bánh mì thừa nhận, thường là bánh dở và rẻ tiền. Đó là thứ bánh chế tạo theo phương thức kỹ nghệ. Tức chế tạo hàng loạt, cho vào tủ lạnh giữ đông lạnh. Thợ làm bánh chỉ có việc đem bánh đưa vào lò nướng. Bánh còn nóng, ăn tạm được. Để nguội, bánh sẽ cứng và khi cắt bể vụn ra.

Trái lại, bánh làm theo thủ công nghiệp lúc nào cũng ngon và giữ được lâu. Bánh nguội đem hâm nóng vẫn ngon như bánh mới. Loại bánh này do thợ nhồi bột và làm tại chỗ. Bán tới đâu, làm tới đó. Bánh ngon, bột có hương vị thơm tho, một phần nhờ thợ nhồi bột bằng tay, và … những giọt mồ hôi trán rớt xuống trộn vào bột !

Cỏ May vừa nói “ bánh mì, bánh ngọt ” không được Nghiệp đoàn bánh mì thừa nhận. Xin nói rõ hơn, trong gần đây, vì xuất hiện quá nhiều bánh mì kỹ nghệ, để bảo vệ giá trị nghiệp vụ và sản phẩm, Nghiệp đoàn bánh mì không cho phép những lò bánh mì sản xuất và bán loại bánh mì kỹ nghệ được treo bảng “Boulangerie”, mà phải ghi rõ “Pain (=bánh mì) hay Viennoiserie, hay Le Petit Viennois, … ”, tức bảng hiệu không được phép ghi chữ “boulangerie hay boulanger”. Theo nguyên tắc này, thì bánh mì của xứ Huê Kỳ hay xứ Úc không thể du nhập xứ Tây được. Nếu xâm nhập đại sẽ … bị Tây biểu tình, đình công phản đối. Đừng quên biểu tình, đình công là nghề của Tây.

Tây ăn bánh mì như người Việt Nam ăn cơm. Người Việt Nam chọn gạo ngon, như gạo Nàng thơm Chợ Đào (tức Chợ Rạch Đào gần Chợ Rạch Kiếng thuộc Tỉnh Long An, ngày trước là Tỉnh Chợ Lớn), gạo Ba Thắc ở Bạc liêu, ... Người Việt sau bữa ăn mà thiếu một chén cơm, thường có cảm tưởng như mình chưa ăn cơm vậy. Tây ăn thịt, rau là chánh, nhưng vẫn phải kết thúc bằng miếng bánh mì để nhắc người ăn là bữa ăn xong. Người ăn no chỉ đứng lên sau khi tay họ cầm miếng bánh mì vét dĩa. Cử chỉ này mang giá trị truyền thống của Pháp. Ngày xưa, vua chúa và quí tộc Âu Châu chưa biết dùng dĩa, muổng, dao, những thứ hiện diện trong nền văn minh của họ ngày nay, và từng bước đang thay đổi văn minh ăn uống của thế giới chúng ta. Họ ăn bằng tay. Bánh mì ngày xưa là một khối to. Khi ăn, cắt ra một miếng mỏng. Miếng bánh mì được dùng như dĩa khi ăn thịt. Sau cùng mới ăn đến miếng bánh mì, là bữa ăn kết thúc.

Ngày nay, ở Pháp có nhiều loại bánh mì. Thông dụng là bánh mì “ba-ghết”, nhỏ và dài. Người ngoại quốc nhìn ổ bánh mì “ba-ghết” thì bảo Tây mua bánh mì đo bằng thước. Có người lại thắc mắc khi trông thấy người Pháp mua bánh mì không bao giờ gói lại, mà thường cặp nách đi về nhà.

Thưa, không có gì là khó hiểu. Vì cặp nách nên không cần gói trong giấy. Và ai cũng cặp nách để giữ bánh nóng và … có thêm mùi !

Giá bánh mì cách biệt nhau khá lớn do phẩm chất. Một “ba-ghết” bán với giá từ 75 xu đến 1,20 euro. Một ổ bánh mì “nhà quê” (pain de campagne) giá hơn 2 euros. Bánh mì này còn nóng sốt ăn với “phó-mát”, uống rượu chát đỏ Bordeaux thứ ngon, thì tuyệt vời. Ngon hơn ăn cơm nguội với mắm sống và trái bần, loại trái còn có tên rất văn chương là thủy liểu do Vua Gia Long đặt cho, của vùng quê nước mặn ở Việt Nam. Ăn uống vài lần bánh mì, “phó-mát”, rượu chát đỏ như thế này, người Việt đặc sệt đi nữa, cũng sẽ không thể tránh khỏi trở thành Tây. Thứ Tây thiệt, họ “Đờ”, như … De Gaulle.

Trở lại ngày Lễ “Ba Vua” và “Bánh Vua”. Gia đình và bạn bè họp nhau chung quanh chiếc bánh Vua. Bánh được chia đều cho số người tham dự, và phải để dư ra một phần. Phần dư này, theo tập tục, là để dâng cho Vua, hoặc cho Đức Mẹ đồng trinh, hoặc dành cho một người nghèo bất chợt đến lúc mọi người đang ăn bánh. Lúc chia bánh, trẻ con phải núp dưới bàn và chọn người để nhận phần bánh của mình.

Khi ăn bánh, ai lãnh nhằm phần bánh có tượng Vua, sẽ được làm Vua. Người tham dự lấy Vương Miện được bán kèm theo bánh, đội lên đầu người được tượng Vua, như tấn phong. Và Vua vừa được tấn phong có nghĩa vụ kỳ tới phải đãi tất cả mọi người tham dự hôm ấy một chầu “ Bánh Vua ” nữa . Và cứ như vậy luân phiên cho đến hết mùa lễ .

Ngày xưa, ở cổ thành La Mã, người ta chưa biết dùng tượng Vua mà là hột đậu. Người tham dự Lễ cắt bánh lấy hột đậu này làm phiếu bầu chọn Vua cho buổi Lễ. Đến năm 1870, tượng Vua bằng sứ, rồi bằng plastic thay thế cho hột đậu.

Lịch sử nền quân chủ và chế độ phong kiến lâu dài của Pháp chấm dứt bởi cuộc Cách mạng năm 1789, đưa nước Pháp thành một nước dân chủ tự do và phát triển. Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền, một thành quả văn hóa cách mạng, vẫn còn giữ những giá trị mẫu mực cho nhân loại ngày nay. “Bánh Vua”, “Lễ Vua”, ăn bánh, là tập tục còn lưu lại từ thời xa xưa, sau khi chế độ quân chủ chấm dứt.

Nghĩ đến Việt Nam, ngày mai này, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội không còn, giống như số phận của các chế độ quân chủ phong kiến Âu Châu, không biết người dân Việt Nam sẽ thừa hưởng món gì như di sản của chế độ xã hội chủ nghĩa ề ưu việt Ừ lưu lại?

Chẳng lẽ toàn dân Việt Nam vui mừng và chia nhau nón cối, dép râu? 

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.