Hôm nay,  

Nước Mỹ Vùng Đứng Lên

12/08/201100:00:00(Xem: 5850)
Nước Mỹ Vùng Đứng Lên

dao_nhu_-large-contentĐào Như

Chưa bao giờ công dân Mỹ, các đảng phái chính trị Mỹ, Cộng Hòa cũng như Dân Chủ kinh ngạc, cảm thấy chạm tự ái và đau đớn như hôm thứ Sáu 5-8-2011 khi biết được thông tin tập đoàn STANDARD & POORS, một trong 3 tập đoàn có khả năng xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới, lần đầu tiên, trong suốt gần 1 thế kỷ hạ điểm tín nhiệm khả năng trả nợ của Mỹ từ AAA xuống còn AA+. 
Bộ trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ, Timothy Geithner, liền lên tiếng phản bác cho rằng đây là một phán xét sai lầm tệ hại - a terrible judgment- Bộ trưởng Geithner tố cáo tập đoàn Standard & Poors-S&P- đã tính sai đến $2000 tỷ, trong cách tính của tập đoàn này về sự thâm hụt ngân sách của Chính phủ Hoa Kỳ. Tập đoàn S&P thừa nhận có sự tính sai đó, nhưng S&P vẫn giữ nguyên quyết định vì lý do chủ chốt trong việc S&P hạ điểm nợ Hoa Kỳ là dựa trên sư suy đồi phong cảnh chính trị -political climate-của Hoa Kỳ trong những tháng qua. Tình trạng Chính trị suy đồi của Mỹ được thể hiện đậm nét qua những cuộc tranh cãi giằng co nâng trần quốc trái tại lưỡng viện Quốc Hội Mỹ dưới ảnh hưởng xách động của nhóm Tea Party thuộc đảng Công Hòa. Nhóm này khẳng định không có việc nâng trần quốc trái, không cho vay thêm tiền, quyết tâm đưa nước Mỹ vào đường vỡ nợ. Cũng trong chiều hướng thẩm định đó, tập đoàn S&P cho hay mức tín nhiệm nợ của Hoa Kỳ có thể bị đánh tuột hạng thêm một lần nữa trong khỏang 18-24 tháng tới.
Tất cả thông tin trên được coi như cuộc địa chấn trong giới kinh tế tài chánh toàn cầu, nhất là Châu Á, nơi mà các nhà đầu rư thương mại có giao dịch với Mỹ đều đạt được thặng dư thương mại, họ thu về nhiều luợng Mỹ kim lớn và tất cả họ đổ dồn vào đầu tư trái phiếu Mỹ(nợ Mỹ). Do đó bất cứ biến động lớn nhỏ nào của kinh tế Hoa Kỳ cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế của các nước Châu Á này. Theo Tân Hoa Xã-THX- tính đến 4-2011 Trung Quốc nắm giữ 1150 tỷ USD nợ; Nhật nắm giữ gần 1000 tỷ USD nợ. Do đó, ngay sau khi biết được thông tin S&P đánh hạ điểm tín dụng nợ của Mỹ, thị trường Chúng khoán Á Châu, đua nhau rơi điểm ngay trong ngày 5 tháng 8:
- Chỉ số Nikkei của Tokyo mất 3.72 tương đương -539 điểm
- Chỉ số Hàng Sinh-HongKong mât 4% tương đương -959 điểm
- Giá cổ phiếu ở Thượng Hải, Sidney, Mumbai, Bangkok, Singopore, Kuala Lumpur, Jakarta, Manila, , Đài Bắc, Seoul, VN Index, và nhất là cổ phiếu các ngân hang Nhànnước, Ngân Hàng Trung Ương, .. của Trung Quốc đồng loạt giảm mạnh.
Đến thứ Hai 8-8-2011, Dow Jones, Nasdaq, SGP500…của Mỹ và Chúng khóan Âu Châu theo gót chứng khoán Á Châu rơi thảm thiết. Lúc 12:00 trưa Chicago,8-8-11:
-Dow Jones mất - 554 điểm, tương đương 4.7%
- Nasdaq mất – 154 điểm, tương đương 6.14%
- SGP500 mất – 70 điểm, tương đương 5.18%
- Freddie Mae và Fanny Mae cũng bị S&P hạ thắp điểm tín dụng hôm thứ Hai 8-8-11 lý do là vì hai tập đoàn này có quan hệ đến vấn đề quốc trái của Mỹ.
- Chứng khoán Anh-FTSE 100 mất 2.7%
- Đức - DAX mất 4.7%
- Pháp-CAC mất 4.2%
- Chứng khoán của các quốc gia của E.U: Greece, Italia, Portugual, Ireland, Espagne vốn dĩ đã xuống cấp từ lâu. Họ đang trong tình trạng cầu cứu để khỏi vỡ nợ….
Có thể nói, qua biến động này. Trung Quốc và Nhật là hai chủ nợ lớn nhất, nhì của Mỹ, gánh chịu nhiều thiệt hại lớn lao. Theo điện báo VOA: Nóng mặt vì sự mất mát quá lớn của mình, “Trung Quốc giảng cho Hoa Kỳ bài học nghiêm khắc về tư bản hôm nay: Washington cần phải để ý học làm quen với thực tế đau đớn thời kỳ mà Mỹ chỉ cần vay mượn để giải quyết mớ bề bộn do chính mình tạo ra đã qua rồi. Bắc kinh chua chát chỉ trích Washington là “con nghiện vay nợ”, và những “đấu đá chính trị thiển cận”…Tân Hoa Xã nói rằng Trung Quốc có quyền yêu cầu Hoa Kỳ phải giải quyết cơ cấu nợ và phải bảo đảm các tài sản bằng đô la của Trung Quốc. Hoa Kỳ phải biết tái lập nguyên tắc cơ bản là một người chỉ nên sống trong những điều kiện chính mình có. Thừa thắng xông lên, các nhân vật Nam Trung Hải ở Bắc Kinh mù quáng cho rằng đã đến lúc thế giới cần loại ngoại tệ mới ổn định hơn. Trong lúc đó các lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương của Trung Quốc đều lên tiếng cho rằng đồng đô la sẽ tiếp tục mất giá nhiều hơn nữa trong những tháng tới. Họ đồng loạt lên tiếng tố cáo đồng đô la, “đồng tiền không còn ổn định”…

Nhưng thiết nghĩ, trước khi phê phán Mỹ là “con nghiện vay nợ”, Trung Quốc nên hỏi chính mình: Có phải chăng Trung Quốc cũng chỉ là con nghiện đầu tư vào trái phiếu Hoa Kỳ". Độ nghiện của Trung Quốc gây gắt hơn cả độ nghiện của Mỹ, đã khiến Trung Quốc lệ thuộc vào Mỹ sâu sắc. Dưới cái nhìn khách quan của thế giới trong hơn một thập kỷ qua Trung Quốc chỉ là tên gian thương đầu cơ trái phiếu Hoa Kỳ. Sự thiệt hại của thị trường tài chánh Trung Quốc hôm nay sau động thái của S&P hạ điểm tín dụng nợ của Hoa Kỳ phải được hiểu như là kết quả tất yếu của sự lệ thuộc của Trung Quốc vào Mỹ quá nhiều…
Trong thực tế hôm 2-8-2011,ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, ký Thỏa hiệp nâng trần quốc trái thành luật, các quan chức và chuyên gia Trung Quốc đã lên tiếng khen chê vế thỏa hiệp này. Theo họ, Thỏa hiệp nâng trần quốc trái của Mỹ vẫn chưa hòan toàn thuyết phục chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc. Động thái của Trung Quốc đáng chú ý nhất là hôm 3-8-11, cơ quan đánh giá tín dụng toàn cầu Dagong của Trung Quốc đã hạ bậc xếp hạng tín dụng nợ của Mỹ từ A+ xuống còn A với triển vọng tiêu cực. Các quan chức và chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc cho rằng Thỏa hiệp nâng trần quốc trái của Mỹ hôm 2-8-11 không tháo được ngòi quả bom nợ mà chỉ trì hoãn nguy cơ quả bom nổ. Cuộc tranh cãi giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ của Mỹ vẫn tiếp tục cho thấy một quả bom hẹn giờ khác, ngay giữa lòng nước Mỹ. Đó là kết quả của xu hướng chính trị hóa kinh tế và tầm thường hóa chính trị…
Xuyên qua những lý luận trên cho thấy các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có thái độ tiêu cực với cục diện chính trị kinh tế của Hoa Kỳ, có tầm nhìn lệch lạc, ấu trí trước những cuộc tranh cãi hiện tại ở lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ nhất là khi những nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng những cuộc tranh cãi này sẽ là trái bom hẹn giờ giữa lòng nuớc Mỹ. Với những lập luận thiên lệch, tầm nhìn hạn hẹp, ấu trí đậm đặc hội chứng hoang tưởng-delusional disorder syndrome-cho thấy Trung Quốc chưa xứng đáng là một thế lưc thù địch của Mỹ hôm nay.
Theo giới phân tích quốc tế việc cơ quan Dagong hạ điểm tín nhiệm nợ của Mỹ có ít khả năng tác động đến thị trường trái phiếu vì phần lớn các giới đầu tư chỉ dựa vào những chỉ số của ba hãng định mức tín nhiệm: Moody’s, S&P và Fitch Ratings. Ngoài ra cách đánh giá của Dagong cũng được nhìn nhận là có vấn đề: Chưa đủ bề dày kinh nghiệm - Thiếu độc lập. Chắc chắn việc đánh giá của Dagong làm sao tránh được ảnh hưởng của “định hướng xã hội chủ nghĩa”, của “ý thức hệ Chuyên Chính Vô Sản”.
Trong lúc đó Bộ trưởng Tài chánh Nhật, Yoshihiko Nodo, trong dịp tiếp xúc với báo chí hôm 8-8-2011, tuyên bố: “ Niềm tin của chúng tôi đặt vào trái phiếu của Mỹ sẽ không thay đổi ”.
Một số quốc gia và các nhà đầu tư khác của Châu Á, cho rằng họ vẫn tiếp tục đầu tư vào trái phiếu của Mỹ vì không có nguồn đầu tư nào khác xứng đáng thay thế trái phiếu của Mỹ.
Còn Châu Âu lúc nào cũng đứng sau Hoa Kỳ. Lúc nào Châu Âu cũng ủng hộ đồng dollars cũng như Mỹ lúc nào cũng ủng hộ đồng Euro nhất là khi tranh thủ vị thế với đồng Yuan của Trung Quốc, trong rỗ tiền dự trữ quốc tếi. Hơn thế nữa chỉ có tổ chức S&P hạ bậc tín dụng nợ Mỹ xuống AA+, trong khi hai tổ chức đánh giá tín dụng khác: Moody’s và Fitch Ratings vẫn giữ nguyên trị giá tín dụng vàng AAA của Mỹ. Nhất là tập đoàn Moody’s áp giá tín dụng vàng AAA cho Hoa Kỳ từ năm 1917 kiên trì mãi đến hôm nay..
Hôm thứ Bảy 6-8-11, Chính phủ Nga cho hay vẫn tiếp tục đầu tư vào nợ Mỹ vì Chính phủ Nga tin tưởng vào điểm tín dụng nợ của Mỹ vẫn ổn định. Theo Chính phủ Nga trị giá tín dụng nợ Mỹ giữa AAA và AA+, trong thực tế không khác nhiều như người ta tưởng. Nhận định này của Nga xem chừng chính xác, phù hợp với thực tế: Hôm thứ Ba 9-8-2011 Chính phủ Hoa Kỳ đã bán được dễ dàng một số lượng lớn trái phiếu đầu tiên trị giá $32 tỷ đáo hạn 3 năm với lãi suất thấp kỷ lục 0.5% kể từ sau khi bậc tín dụng nợ của Mỹ bị S&P hạ thấp.
Những lý luận cũng như những thực tế có tính phản bác nhận định thiếu cơ sở của Trung Quốc như ta vừa thấy ở trên, khiến Trung Quốc mất đi cơ hội ngoi lên vị thế trị vì thế giới nhờ sự khủng hoảng chính trị kinh tế của Mỹ. Trung Quốc trong thực tế chỉ là kẻ cơ hội trễ tàu. Cơ bản là do Trung Quốc đã đánh giá sai động thái của tập đoàn S&P trong việc tập đoàn này hạ điểm tín nhiệm nợ Mỹ. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã không chịu hiểu rằng động thái của tâp đoàn S&P, trong thực tế là một cuộc cách mạng hay ít ra cũng phải là ‘cú hích’ lịch sử thúc đẩy nền kinh tế tài chánh Mỹ đến mức hoàn thiện hơn để bảo đảm một tương lai tiến về phía trước của nền kinh tế xứ này an toàn hơn./.
Đào Như
thetrongdao2000@yahoo.com
Oak park, Illinois, USA
Aug 10-2011

Ý kiến bạn đọc
12/08/201109:29:26
Khách
thật ra nếu chúng ta suy nghĩ xa thì sẽ thấy đây là một chiến thuật kinh tế của chính phủ [ hoa kỳ ] và các nhà
tài phiệt [ mỹ ] làm như thế thì nợ mà [ hoa kỳ ] thiếu TQ sẽ trả it lại .như hồi trước đây [ mỹ ] cũng đã từng
thiếu [ mấy ông nhật lùn ] rồi chú sam cũng chơi một cú như hiện nay rồi xù cả làng .lúc đó [ nhật lùn ] biết anh
mỹ chơi em rồi những cũng phải ngậm bù hòn mà im thôi .bi giờ thì đến lược con cháo [ của tần thuỷ hoàng ] ngậm bù hòn mà thai thế cho nhật . cho bõ cái tật đồi đưa tiền [ mao trạch đông ] thai thế tiền [ hoa thình đốn ]
chúng ta hải trờ xem [ hoa kỳ ] làm cho trung quốc cứ đổ tiền vào quốc phòng để chạy đua với mỹ như thời liên
xô vậy. từ lúc chiến tranh đệ nhị thế chiến kết thúc ,liên xô chạy đua quốc phòng theo [ mỹ ] chạy đến mấy chục
năm tới lúc hết tiền [ bị phá sản ] thị trường chứng khoán của [ hoa kỳ ] đã một lần bị sụp rồi ,cho nên chú sam
rất có kinh nghiệm .thật ra trung quốc biết bị chú sam chơi nhưng khg làm gì được .tức quá la làng cho đở tức .
CSVN hiện nay như một cô gái đang tìm chồng ,nếu lấy anh [ mỹ ] thì được nhiều thứ lại không bị mất đất biển
đảo .còn mà lấy trung quốc như lấy thằng [ MA CÔ ] [ PIMP ] nó lột hết sạch còn phải bán thân để nuôi nó nữa .
12/08/201102:37:20
Khách
Nhận xét rất chính xác. Cám ơn tác giả
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.