Hôm nay,  

Tsunami - Những cơn sóng ma

19/03/201100:00:00(Xem: 6677)

Tsunami - Những cơn sóng ma

Đinh Yên Thảo

Trận động đất 8.9 độ Richter chỉ khoảng 2 phút ngắn ngủi , kéo theo cơn sóng thần (tsunami) với trên trăm vụ hậu chấn có cường độ từ 5 đến 7 Richter, đã tạo ra một sự tàn phá to lớn tại Nhật hồi cuối tuần qua. Không kể những hậu quả khủng khiếp tại ngay cảng Sendai, sự ảnh hưởng lan rộng trên chiều dài hàng ngàn cây số và làm cả triệu gia đình Nhật lâm vào trình trạng mất điện nước, cũng như đưa Hoa Kỳ cùng 50 quốc gia khác vào tình trạng báo động ngay sau vụ động đất và sóng thần. Bài viết tổng hợp đôi nét về sóng thần theo góc cạnh khoa học, dựa vào các tài liệu từ Trung tâm Cảnh Báo về Sóng thần vùng Thái Bình Dương (Pacific Tsunami Warning Center-PTWC) và Nha Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ (US Geological Survey-USGS).

1. Sóng thần là gì "

Hiện tượng mà chúng ta gọi là Sóng thần (Tsunami) là hiện tượng xuất hiện hàng loạt cơn sóng lớn có bước sóng và chu kỳ cực dài, hình thành bởi sự trượt sụt của các lớp địa tầng đại dương hay các cơn địa chấn và hoả sơn dưới lòng đại dương hoặc gần bờ biển gây nên. Khi sự dịch chuyển bất ngờ một khối lượng lớn nước biển, hoặc nếu lớp địa tầng đại dương bị trồi lên hay sụt xuống do địa chấn, các cơn lớn sóng thần sẽ được sinh ra từ trọng lực. Các cơn sóng lớn này di chuyển khỏi khu phát sinh và trở nên đặc biệt nguy hiểm và dữ dội khi đập vào bờ biển. Với con sóng chiều cao từ hàng chục đến hàng trăm mét lao vào đất liền với vận tốc rất cao, tạo nên sức công phá khủng khiếp, gây nên thiệt hại hay tử vong cho các khu vực bị đập vào trực tiếp . 

Đây là một hiện tượng mang tính chất vật lý học, khác với các hiện tượng thuỷ triều xảy ra từ ảnh hưởng của các chuyển động trong thái dương hệ. Bước sóng, chu kỳ, vận tốc hay năng lượng (sức tàn phá) ... của mỗi cơn sóng thần phụ thuộc vào tính chất cơ lý của hiện tượng phát sinh. Động đất càng mạnh thì sóng thần càng dài, chu kỳ lớn hơn. Biển càng sâu thì sóng thần càng di chuyển tốc độ nhanh và đi xa hơn, mà không mất bớt năng lượng (sức công phá) trên đường đi bao nhiêu.

2. Động đất tạo sóng thần như thế nào "

Cho đến naỵ hầu hết các cơn sóng thần nguy hiểm, có sức tàn phá khủng khiếp như tại Nhật vừa qua đều hình thành từ các cơn động đất có cường độ mạnh. Khi hai khối địa tầng di chuyển và tạo ra một sự trồi sụt , mở ra một vết nứt từ vài cây số đến hàng ngàn cây số. Chính từ sự sụt lở bất ngờ này đã đẩy hàng tỉ khối nước biển dâng cao và hạ xuống theo trọng lực như đã nói bên trên và bắt đầu lan ra mọi phía với một vận tốc lớn và hình thành nên sóng thần. Những cơn sóng thần này có thể di chuyển bằng vận tốc máy bay (có thể đến 800 cây số/giờ) và đi xa hàng ngàn cây số . Đó là lý do cơn sóng thần tại Nhật lần này do động đất với cường độ hơn 8.9 Richter đã không chỉ tàn phá cảng Sendai của Nhật, mà gây ảnh hưởng sang đến tận Hawaii và bờ Tây duyên hải nước Mỹ. Trận Sumatra hồi năm 2004 ảnh hưởng cả Châu Á và lan cả qua Somali nằm tại Đông Phi. Hay năm 1960, cơn sóng thần tại Chile do động đất chỉ với 8.3 Richter cũng đã di chuyển đến cả Hawaii, Nhật bản và một số nước khu vực Thái Bình Dương. Thông thường, khi một cơn động đất với cường độ trên 7.5 độ Richter xảy ra có thể gây ra sóng thần nguy hiểm. Những hiện tượng hoả sơn ngầm hay đất chùi, đá lở , dù ít hơn, đều có thể gây nên sóng thần với nguyên tắc chung tương tự như trên, cũng gây nên sự dịch chuyển bất ngờ các khối nước biển và tạo nên sóng thần. Tuy nhiên cơn sóng thần lớn nhất được ghi nhận lại chính do hiện tượng đá lở xảy ra năm 1958 tại Vịnh Lituya, Alaska . Ảnh hưởng bởi những cơn hậu chấn, khoảng 40 triệu mét khối đá bị sụt lở , đổ ào xuống đầu vịnh và tạo nên cơn sóng thần khủng khiếp khi nước đập vào bờ phía kia vùng vịnh, với cơn sóng thần có chiều cao khoảng 520 mét đập vào với vận tốc 160 cây số giờ.

3.. Khi nào và bao lâu lại xảy ra sóng thần"

Sóng thần là thảm hoạ có thể hình thành ở bất cứ đại dương nào, biển sâu bên trong hay các vùng sông nước lớn trên thế giới. Mỗi một khu vực có những chu kỳ và đặc tính riêng của từng cơn sóng thần lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các cơn sóng thần lại xảy ra tại Thái Bình Dương và các vùng biển phụ cận với lý do là Thái Bình Dương bao phủ 1 phần 3 diện tích địa cầu và nằm trên "Vòng đai lửa" (Ring of fire), nằm ngoài khơi các vùng Kamchatka, Nhật bản, Kuril Islands, Alaska và Nam Mỹ, nơi chiếm đến 90% các vụ động đất.

Dù không thường xuyên xảy ra, nhưng những cơn sóng thần nguy hiểm cũng được hình thành từ Đại Tây Dương , Ấn Độ Dương và vùng Địa Trung Hải . Chỉ trong vòng hai thập niên vừa qua, đã có các cơn sóng thần lớn có thể nhắc đến như tại Nicaragua (1992), Indonesia (1992, 1994, 1996,2004), Nhật Bản (1993), Philippines (1994), Mexico (1995), Peru (1996, 2001), Papua-New Guinea (1998), Thổ Nhĩ Kỳ (1999), Vanuatu (1999) . Cơn sóng thần Indian Ocean tsunami hồi năm 2004 tại Indonesia bị coi là có mức sát hại khủng khiếp nhất, khi sự công phá tương đương với 23,000 quả bom nguyên tử đã thả xuống Hiroshima, theo tính toán của USGS. Cơn sóng thần này đã sát hại khoảng trên 230,000 người. Cơn sóng thần tại Nhật vừa qua thiệt hại nhân mạng ước tính ban đầu do Nhật đưa ra có thể hơn mức 10,000 người, nhưng nguy hiểm hơn là các nguy cơ rò rỉ các lò phóng xạ hạch tâm, có thể gây những ảnh hưởng to lớn cho hiện nay và lâu dài lên gấp bội.

4. Sóng thần, những cơn sóng ma

Về nguyên tắc, sóng thần rất khó được phát hiện dù với phương tiện và kỹ thuật cao, như các tai hoạ thiên nhiên khác. Ngay trên mặt biển, đôi khi các ngư dân cũng chẳng thể nào ngờ được có một cơn sóng thần đang di chuyển phía dưới mặt nước. Lý do là tại các biển sâu, sóng thần với với một biên độ thường chỉ khoảng 1 mét và đỉnh sóng lại cách nhau hàng trăm cây số , lại di chuyển quá nhanh nên không gây ra dấu hiệu nguy hiểm rõ ràng nào trên đường chúng đang di chuyển vào đất liền. Các trạm hải dương hay khí tượng học trên biển không phát hiện ra. Như cơn sóng thần Sanriku tại Nhật năm 1896, các ngư dân cách bờ biển khoảng 20 cây số không hề biết sự di chuyển của cơn sóng thần khủng khiếp đang đập vào bờ và gây ra cái chết cho khoảng 28 ngàn người.

Và cũng với lý do tương tự là biên độ thấp, chu kỳ dài, các cơn sóng thần cũng chẳng thể nào được phát hiện từ không trung hay các vệ tinh. Nhìn từ bầu trời thì các cơn sóng thần đang còn giữa biển không khác các con sóng thường bao nhiêu. Các trung tâm cảnh báo sóng thần hiện nay theo dõi, phân tích các dữ liệu thu thập từ các hiện tượng động đất hay sự chùi sụt lớp địa tầng đại dương, hoả sơn trong vùng để dự báo hay tiên đoán về các nguy cơ xảy ra sóng thần, hơn là phát hiện chính xác về sóng thần. Cho đến nay, khả năng con người vẫn chưa dự báo và ngăn chận hết các cơn cuồng nộ thiên nhiên.

Đinh Yên Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.