Hôm nay,  

Nét Chim Thần Trong Chất Máu Việt

1/14/200800:00:00(View: 9399)

Chim trời. (Ảnh: Nguyễn Đức Cung)

Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn, xa hơn và rộng hơn, chứ không chỉ luẩn quẩn ba cái chuyện lẩm cẩm thường ngày. Nhiều điềm cho thấy những thay đổi sâu xa trong tâm khảm con người sau những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật nhưng cũng thật quằn quại sầu thảm với những cuộc cắn xé nhau vì miếng ăn, vì quyền lợi hơn kém, và thấm mệt vì những hồ hởi thấy vậy mà chẳng phải vậy...

NHỮNG DẤU CHỈ LẠ

Tờ The Times-Picayune ở New Orleans dịp đầu năm mới cho biết những chiều hướng của người Mỹ vào những ngày cuối cùng cựa mình bước sang vòng quay mới: những gì sẽ lui đi và những gì sẽ bước tới. Nhiều sở thích mới đang diễn tiến cho thấy những dấu chỉ khá lạ.

Người ta thích hào hứng bàn chuyện điềm thời đại chứ không dửng dưng sống qua ngày.

Thích màu quần áo tươi mát nhiều hơn màu trầm đậm.

Thích ngọc trai hơn là cơn thôi miên ám ảnh kim cương.

Thích làm việc chân tay vận động cơ thể thay vì phải để giờ chạy bộ cho bớt ứ mỡ.

Thích đi dự những buổi hòa nhạc sống động thay vì chỉ nghe đĩa.

Thích đi xem phim ở rạp lý thú hơn thuê băng hình về nhà.

Tin vào máy đo độ nói dối hơn là lời thề suông.

Thích ứng cử viên độc lập hơn người thuộc đảng phái với quyền lợi phe nhóm.

Thích làm vườn hơn là lo nuôi chó nuôi mèo.

Thích để đất trong vườn trồng cây hơn là trồng thảm cỏ.

Thích đọc báo và xem chương trình về nhà cửa và làm vườn hơn là nhạc khích động MTV.

Thích tiến tới tích cực giải quyết hơn là dậm chân tiêu cực than trách.

Thích những gì thực tế hơn là những bài học cũ rích.

Thích đề cao tuổi trưởng thành hơn là chỉ tô điểm và ham hố tuổi trẻ.

Thích tìm sách dạy nấu ăn hơn là học chơi quần vợt.

Thích chụp hình người hơn là cảnh thiên nhiên tổng quát.

Thích tìm đến những tiệm sách đạo thay vì những sách báo dâm ô đã truyền độc làm ung thối.

Thích những nhà khảo cứu Thánh Kinh hơn những tay hùng biện trên màn ảnh Tivi.

Thích đề cao những giá trị tinh thần hơn là những khoe mẽ bề ngoài.

THỜI ĐIỂM ĐI TÌM GIÁ TRỊ MỚI

Cứ nhìn qua những dấu chỉ thời đại thì cũng đủ thấy con người đã nếm đủ trái đắng, đã thấy những hồ hởi kiếm tìm ở ngoài để đo giá trị đời sống là trật đường rầy. Đời nào mà lại đi tin cái bảng quảng cáo bên đường về một tiệm bán quần áo mắc tiền: "Bạn là chính quần áo bạn mặc" (you are what you wear). Nghĩa là từ thâm thâm, không ít người thấy mình rẻ rúng chẳng có giá trị gì, nên phải lo tô điểm bằng quần áo loại sang, xe láng, nhà to, chưa kể cái mặc cảm phải bon chen chôm chỉa chút hư danh cho bớt tủi. Từ văn vẻ thì gọi là vong thân: tôi đánh mất tôi. Từ tâm lý bây giờ gọi là mất tự tin, không cảm thấy có bản lãnh và an toàn bên trong (secure), nên phải lo phóng rọi kiếm chác từ phía ngoài một cách tội nghiệp. Nhưng tâm lý cũng chứng minh một điều: càng phóng tìm càng sa lầy chán chường với kết quả là bị ê càng, giống kiểu cắn phải cục sỏi vậy.

 Niềm tin của người Việt là mỗi người đã có sẵn kho tàng giầu có trong tâm. Quí là quí ở tấm lòng. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Nên đến với nhau phải cần xả bỏ những cái mặt nạ che phủ con người thật của mình thì dòng lực tình mới phát khởi được. Người Do Thái có nghi thức rửa tay trước khi vào dự tiệc với nhau, có ý để cho lòng trở nên thanh sạch thì mới đến với nhau thật tình được. Người Việt mình trước đây cũng có nghi thức tương tự: Miếng trầu làm đầu câu chuyện. Mỗi người tự nghiền nát cái ích kỷ của mình ra thì mới phát sinh màu đỏ là màu tình son sắt, và mới gặp gỡ được con người thật của nhau.

Vì không tự tin, không thấy mình là ai, nên con người mới phải lo bon chen chộp giật để che phủ cái bất ổn bên trong. Đó là câu truyện chim phượng hoàng trong đàn gà con.

Truyện kể ngày xưa có một người đi săn nhặt được một cái trứng phượng hoàng trên núi liền đưa về ấp chung với ổ trứng gà ở vườn sau nhà. Được một thời gian thì các trứng đều nở thành một đàn gà con và một chú phượng hoàng bé xíu.

Chú phượng hoàng cứ thế lớn lên trong đám gà, và làm mọi sự như những con gà khác, vì nghĩ mình là gà. Chú ta cũng bới đất tìm sâu mà ăn. Lâu lâu cũng tranh lộn với nhau về những đống rác có nhiều đồ ăn. Chú ta cũng tập kêu "cục tác, cục tác". Thỉnh thoảng chú cũng thử vỗ cánh bay lên sà sà được một chút như những con gà khác. Rồi chú tự nghĩ: "Gà mà! Bay thế nào được."

Thời gian cứ thế trôi qua, phượng hoàng đã lớn và đã già. Một ngày kia nó nhìn lên bầu trời trong xanh thấy một con chim vĩ đại đang bay lượn trong gió lộng, xoè cánh rợp trời, thật oai hùng. Nó đầy vẻ thán phục liền hỏi các con gà khác: "Con gì vậy"" Thì được trả lời: "Đó là chim phượng hoàng, là vua các loài chim... Mà thôi, đừng có ham. Mày và chúng tao đều là gà mà."

Và rồi nó không nghĩ gì thêm nữa, tiếp tục sống như gà. Nó đã chết mà vẫn nghĩ mình là gà ở vườn sau nhà, không bao giờ biết bay lên.

TIN VUI TÔI TÌM THẤY TÔI

TRONG CHẤT MÁU VIỆT

Hình ảnh chim phượng vốn nằm sâu trong máu người Việt và trở thành nét văn hóa căn bản: mình là con của chim Tiên. Trứng rồng lại nở ra rồng, chim Tiên lại đẻ ra dòng chim Tiên. Qua các văn hóa khác nhau trên thế giới, chim bay là biểu tượng của tinh thần vươn cao, của hồn thiêng bất tử.

Nhưng chim có bay lên được hay không là do ở con mắt niềm tin được như thế. Đánh mất lòng tự tin về chính mình là căn nguyên của mọi sa đọa đổ vỡ. Chim mà lại không biết bay thì quả là một điều mâu thuẫn và phi lý tự thân. Từ thời mới gọi là vong thân, bật gốc, đánh mất căn tính. Chính vì thế mà tôi cần phải đi tìm tôi.

Truyện Gốc Rễ (Roots) của Alex Haley có đoạn nói về phong tục đặt tên cho con rất cảm động và ý nghĩa thời tổ tiên người Mỹ Đen còn ở Phi Châu. Tối hôm đó, chính người bố bế con ra ngoài trời chỉ cho con nhìn lên cao nơi muôn vàn tinh tú đang lấp lánh, rồi thì thầm nói vào tai con một tên mới: con sẽ vươn lên như vậy con nhá; đời con không chỉ lệt bệt ở mặt đất này.

Đặt tên đúng là nghi thức xác quyết hướng đi của một người. Cũng là lễ điểm đạo của nhiều tôn giáo. Vì thế mà người mình có thói quen chọn tên hiệu trong dịp lễ Quan hay lễ Đinh khi bước chân vào tuổi trưởng thành khai mào cuộc đời hoạt động; trong truyền thống đạo Chúa thì chọn thêm tên trong ngày lễ Thêm Sức ghi mốc tuổi lớn. Tất cả đều nói lên lòng xác quyết tự tin và ý hướng đời mình. Đây cũng là điều quan trọng cho việc tìm đặt tên cho con thời nay. Vì nhiều cái tên chỉ cốt cho kêu, chứ chẳng có nghĩa gì cả, nhất là đặt những cái tên Âu Mỹ cho tiện đi học hay đi làm!

Để khai mào cho giai đoạn hoạt động, Đức Giêsu đã nhận nghi thức Phép Rửa tại sông Gio-Đan.

"Chịu phép rửa xong, Đức Giêsu vừa từ dưới nước đi lên, bỗng trời mở ra, và Người thấy Thần Linh Thiên Chúa tựa như con chim bồ câu đậu xuống trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người." (Mt 3:16-17).

Ngài đã lên đường với cái nhìn chính xác về giá trị đời mình là Con yêu dấu của Thiên Chúa, hòa nhập với hình ảnh chim thần đầy lực tỏa sáng, chim bồ câu thanh thoát, chứ không phải những giá trị giả tạo vốn trói buộc và làm nhiều người vong thân. Đây đúng là lễ nghi tấn phong tước vị đích thực của Đức Giêsu khi làm người và của mỗi người sinh ra trên mặt đất này, là những hòang tử hay công chúa của Chúa trời đất.

Lễ Quan hay lễ Đinh của người Việt là thời điểm xác quyết niềm tin về hình ảnh chính mình, hướng đi đời mình: nhận ra mình là dòng chim tiên, chim thần, mang sẵn tiềm lực bay lên được và hồn thiêng bất tử

PHÚT TÌM LẠI ĐƯỢC MÌNH

Hình ảnh chim tiên hay chim thần là con người thật trong mỗi người đây rồi. Cái tôi giả vốn bị che phủ kéo ghì xuống cần phải được tẩy rửa để con người thật hiện hình bay lên được như chim bồ câu. Đây cũng là lúc tôi đi tìm tôi và tìm thấy tôi. Một người hay một dân tộc chỉ có thể vươn lên với con mắt nhìn thấy như vậy về chính mình. Giá trị đã có sẵn bên trong. Con mắt niềm tin này mới tạo được sức mạnh, khơi được thần hứng, phát khởi nguồn phú túc.

Xin được phút giây xả buông mọi bụi bặm phù du ràng buộc để nhận lãnh thần hứng với niềm tự tin Thánh Thần Chúa như chim bồ câu hiện hình qua mình, qua lời Thánh Kinh.

Lòng xác quyết quí hơn vàng bạc

Chọn đúng tên vượt mặt sang giầu.

(Cách Ngôn 22:1)

Lm. Trần Cao Tường

(từ tác phẩm Khúc Sáo Ân Tình, Thời Điểm xuất bản - Mời thăm Mạng Lưới Dũng Lạc http://www.dunglac.org  và www.dunglac.net, góp tư liệu xây nhà Văn Hóa & Niềm Tin.)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.